Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14

Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu ở chương 3 cho thấy, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục môi trường cho học sinh.

Biện pháp 3: Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh.

Biện pháp 4: Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh.

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Luận văn đã xây dựng khung lý luận về quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, làm rõ lý luận về quản lý, môi trường, hoạt động giáo dục môi trường; mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục môi trường. Trong quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thể hiện ở lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường.

Từ khung lý luận về hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông, chúng tôi đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục môi trường: thực trạng nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng; thực trạng kết quả thực nội dung giáo dục môi trường; thực trạng phương pháp và hình thức bồi dưỡng….

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông như thực trạng lập kế hoạch; tổ chức thực hiện kế hoạch; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục môi trường, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên cho thấy: CBQL các trường THPT còn xem nhẹ lập kế hoạch GDMT chung cho cả năm học, kế hoạch chưa tiến hành rút kinh nghiệm về việc thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho HS, đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của hạn chế, Hiệu trưởng thực hiện phân cấp xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động GDMT với các cấp độ Khối…

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, còn tồn tại một số hạn chế, trên cơ sở đó, chúng tôi đề xuất các biện pháp như sau: (1) tăng cường quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; (2) Chỉ đạo xây dựng nội dung giáo dục môi trường và đổi mới phương pháp giáo dục môi trường

cho học sinh; (3) Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh; (4) Chỉ đạo phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh.

Kết quả khảo sát các biện pháp cho thấy, các biện pháp trên có tính rất cần thiết và rất khả thi, có thể áp dụng vào tình hình thực tế của các trường THPT thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2. Khuyến nghị

- Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:

Quan tâm chỉ đạo sâu sát hơn nữa công tác GDMT ở các địa phương trong phạm vi toàn tỉnh. Chỉ đạo các Phòng Giáo dục có kế hoạch cụ thể GDMT trong từng năm học, từng giai đoạn phù hợp với tình hình địa phương.

Tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan trong việc triển khai hoạt động bồi dưỡng (cơ chế, chính sách tài chính, tuyển dụng, bổ nhiệm, viết tài liệu địa phương…).

Tăng cường tổ chức hội thảo, tham quan học tập kinh nghiệm về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDMT trong môi trường đa văn hóa.

Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, kinh phí cho hoạt động GDMT.

- Đối với các trường THPT thị xã Phổ Yên:

CBQL các trường THPT Lý Nam Đế, THPT Phổ Yên, THPT Bắc Sơn cần tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị cho hoạt động dạy học. Trong một năm học cần tổ chức nhiều hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của trường mình quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau.

CBQL các trường THPT Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, Phổ Yên, Bắc Sơn cần huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đào tạo, bồi dưỡng GV. Tạo môi trường tốt để GV phát huy hết năng lực của mình trong tổ chức hoạt động GDMT.

CBQL các trường THPT Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, Phổ Yên, Bắc Sơn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phong trào tự học, tự bồi dưỡng của GV;

tiếp tục khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với những GV nỗ lực vươn lên trong đào tạo, bồi dưỡng.

CBQL, GV, các tổ chức đoàn thể, phụ huynh HS các trường THPT Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, Phổ Yên, Bắc Sơn cần có nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của GDMT. Phối hợp chặt chẽ , đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng để; làm tốt hơn công tác GDMT góp phần giáo dục toàn diện HS.

Hàng năm, CBQL các trường THPT Lý Nam Đế, Lê Hồng Phong, Phổ Yên, Bắc Sơn cần tổ chức các đợt tập huấn tại chỗ để nâng cao năng lực tổ chức GDMT cho đội ngũ GV. Hiệu trưởng các nhà trường cần phối hợp với các cơ quan, tổ chức, xã hội trên địa bàn để huy động lực lượng tham gia, cơ sở vật chất tổ chức GDMT. Tăng cường chỉ đạo kiểm tra đánh giá công tác GDMT.

- Với đội ngũ GV các trường THPT thị xã Phổ Yên:

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất, xứng đáng là tấm gương sáng cho HS noi theo. Thực hiện tự kiểm tra, đánh giá để vươn lên.

Nâng cao chất lượng hoạt động tự học, tự bồi dưỡng trên tinh thần phát huy nội lực, khẳng định tự học để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động GDMT.

Trong hoạt động GDMT, GV ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, hướng người học gắn với các hoạt động thực tiễn GDMT, đặc biệt là những phương pháp mang tính đặc thù của giáo dục môi trường để HS nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề môi trường, để từ đó có thái độ, cách ứng xử đúng đắn, có trách nhiệm với môi trường.

Tổ chức đa dạng các hình thức giáo dục môi trường cho HS, GV cần xem môi trường là một địa bàn, một phương tiện để giảng dạy, học tập, nghiên cứu, giúp cho người dạy, người học hứng thú, hiệu quả học tập cao.

Tổ chức các loại hình sinh hoạt, học tập ngoài nhà trường như tham quan thực tế, cắm trại, lao động... và phối hợp cùng các lực lượng ở địa phương tổ chức các phong trào bảo vệ môi trường, các hoạt động hưởng ứng, tuyên truyền bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phạm Thị Phương Anh, "Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học phần di truyền học (sinh học 12)", Tạp chí Giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), số 32/2018, Thông tư ban hành chương trình giáo dục phổ thông

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình Giáo dục phổ thông, chương trình tổng thế, Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dạy học tích hợp ở trường Trung học cơ sở , Trung học phổ thông, Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT. NXB ĐHSP, 2015.

5. Đinh Quang Báo, Hà Thị Lan Hương, Dạy học tích hợp - Phương thức phát triển năng lực học sinh, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên, Hà Nội, 2014, tr.23-28.

6. Cao Hữu Công (2015), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho HS các trường tiểu học quận Hải Châu, TP Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.

7. Trần Thị Thúy Hà (2018), "Quản lý công tác phối hợp các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục môi trường cho HS ở các trường tiểu học thành phố Đà Nẵng", Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39.

8. Nguyễn Phi Hạnh (2002), Giáo dục môi trường qua môn địa lý, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Thu Hằng (2015), Giáo dục môi trường thông qua dạy học dự án chương nhóm Cacbon - Hóa học 11 nâng cao, Luận văn thạc sĩ, Đại học Giáo dục Hà Nội.

10. Trần Xuân Hòa (2014), Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Thái Nguyên

11. Bùi Minh Hiền (chủ biên) (2006), Quản lí Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Thu Hương (2014) Quản lý hoạt động giáo dục môi trường thông qua hoạt động dạy học ở trường THCS thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.

13. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục Việt nam, Hà Nội.

14. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản về khoa học QLGD, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

15. Nguyễn Văn Linh (2014), Tổ chức hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường tại các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ, ĐH Sư phạm Thái Nguyên

16. Nguyễn Thị Nguyên (2011), Tuyển chọn xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập và giáo dục môi Trường dạy học phần hóa học hữu cơ ở trường Trung học phổ thông, Học viện Quản lý giáo dục.

17. Hoàng Thị Thu Nhã (2010), Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học sinh học ở trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Hồng Nhật, Thực trạng và các biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở trường đại học Huế, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 68/2011.

19. Võ Trung Minh (2015), Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

20. Nguyễn Ngọc Quang (1998), Những khái niệm cơ bản về QLGD, Trường cán bộ QLGD TW1.

21. Quốc hội, Luật bảo vệ môi trường, Số: 55/2014/QH13.‌

22. Nguyễn Thị Thương (2015), “Biện pháp quản lý công tác giáo dục bảo vệ môi trường ở các trường THPT thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.

23. Vũ Thị Thu Thủy (2018), Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trong bối cảnh hiện nay, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

24. Bùi Cách Tuyến, Vai trò quan trọng của giáo dục môi trường, https://moitruong.com.vn/chuyen-de-moi-truong/vai-tro-quan-trong-cua- giao-duc-moi-truong-8310.htm.

25. Báo tài nguyên môi trường, https://baotainguyenmoitruong.vn/xa-hoi/thai- nguyen-dich-ta-lon-chau-phi-lan-rong-thieu-cho-chon-lon-chet- 1269056.html.

26. Nguyễn Ngân, Phổ Yên tích cực ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan ra diện rộng, http://thainguyentv.vn/pho-yen-tich-cuc-ngan-chan-dich-ta-lon- chau-phi-lay-lan-ra-dien-rong-67021.html

PHỤ LỤC


PHỤ LỤC 1

(Phiếu đánh giá dành cho CBQL, GV)

Thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô □. Kết quả khảo sát nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu của luận văn.

Câu 1. Đánh giá của thầy/cô về tầm quan trọng của các mục tiêu giáo dục môi trường cho HS THPT?


TT


Mục tiêu GDMT

Mức độ quan trọng

Quan trọng

Bình

thường

Không

quan trọng


1

Hình thành ở HS sự quan tâm và khả năng nhận biết về môi trường và các vấn đề liên quan

đến môi trường





2

HS được trang bị ý thức, trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một nhân cách được khắc sâu nền tảng đạo lý về

môi trường





3

Hình thành ở HS những hiểu biết cơ bản về môi trường và tinh thần trách nhiệm tham gia

giải quyết các vấn đề môi trường




4

Hình thành HS kỹ năng giải

quyết các vấn đề môi trường





5

Có năng lực đánh giá để nhận ra, ngăn chặn và giải quyết các

vấn đề môi trường




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 14

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023