Thực Trạng Chỉ Đạo Thực Hiện Hoạt Động Giáo Dục Môi Trường Cho Học Sinh Ở Các Trường Trung Học Phổ Thông

điểm) và “Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chủ đề về GDMT” (1.88 điểm). Theo các Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THPT, nội dung GDMT hiện nay chưa xây dựng thành các chủ đề và tích hợp trong nội dung môn học, hầu hết do GV chủ động lồng ghép và dạy học tích hợp trong môn học mình đảm nhiệm.

Một bộ phận GV chưa có ý thức tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về GDMT.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 9 (phụ lục 1), kết quả ở bảng

2.12 như sau:

Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL, GV về chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên‌‌

Đánh giá: 3= Tốt/Khá; 2= Trung bình; 1= Yếu/Kém



TT


Chỉ đạo thực hiện

Mức độ thực hiện


X

Tốt/khá

Trung bình

Yếu/kém

SL

%

SL

%

SL

%


1

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các nội dung tích hợp GDMT đã được xác định

trong chương trình


57


62.6


22


24.2


12


13.2


2.49


2

Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức dự

giờ, thao giảng về GDMT


35


38.5


21


23.1


35


38.5


2.00


3

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả giảng dạy GDMT theo

hướng tích hợp


50


54.9


29


31.9


12


13.2


2.42

4

Hiệu trưởng cần có cơ chế

kiểm tra, giám sát để kịp

36

39.6

24

26.4

31

34.1

2.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 10



TT


Chỉ đạo thực hiện

Mức độ thực hiện


X

Tốt/khá

Trung bình

Yếu/kém

SL

%

SL

%

SL

%


thời điều chỉnh nội dung chương trình và các hình thức tổ chức GDMT cho

phù hợp









5

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về GDMT, chỉ

đạo GV tự bồi dưỡng


39


42.9


33


36.3


19


20.9


2.22


6

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới

phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục môi trường


22


24.2


33


36.3


36


39.6


1.85


7

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo

viên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường


46


50.5


11


12.1


34


37.4


2.13


8

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật

chất phục vụ cho hoạt động GDMT cho học sinh THPT


29


31.9


43


47.3


19


20.9


2.11


Trung bình chung

2.16


Kết quả bảng 2.12 cho thấy, điểm trung bình chung đạt 2.16 điểm. Các nội dung chỉ đạo thực hiện ở mức độ tốt gồm các nội dung: Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn thực hiện tốt các nội dung tích hợp GDMT đã được xác định trong chương trình (2.49 điểm); Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn đánh giá kết quả giảng dạy GDMT theo hướng tích hợp (2.42 điểm).

Nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục môi trường” thực hiện ở mức độ yếu, kém (1.85 điểm). Việc lựa chọn phương pháp nào để phù hợp với nội dung GDMT là một việc làm có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao hiệu quả GDMT. Tuy nhiên, quan sát hoạt động dạy học của GV, chúng tôi nhận thấy GV chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, mà chưa có sự đổi mới trong phát huy tính tích cực của HS qua phương

pháp dạy học tích cực, dạy học dự án, dạy học thực địa…để hướng người học gắn với các hoạt động thực tiễn. Đặc biệt là những phương pháp mang tính đặc thù của GDMT.

Nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về GDMT, lựa chọn những biện pháp khích lệ hoạt động tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực GDMT cho giáo viên” thực hiện ở mức độ trung bình (2.22 điểm). Hiện nay, các trường THPT chưa xây dựng các tiêu chí thi đua khen thưởng về hoạt động GDMT cho HS. Công tác tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động và đề nghị khen thưởng những tập thể, cá nhân điển hình về hoạt động GDMT chưa tiến hành thường xuyên nên việc khen thưởng chưa thỏa đáng và kịp thời, do vậy, không tạo động lực cho GV và tổ nhóm chuyên môn nâng cao ý thức bồi dưỡng năng lực GV về GDMT.

Nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo Tổ chuyên môn tổ chức dự giờ, thao giảng về GDMT” thực hiện ở mức trung bình (2.00 điểm). Hiện nay, việc tổ chức dự giờ, thao giảng của GV trong giảng dạy GDMT chưa tiến hành thường xuyên, vì vậy, GV và tổ chuyên môn chưa tổ chức rút được kinh nghiệm về nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và sử dụng phương tiện trong quá trình dạy học.

Hiệu trưởng cần có cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình và các hình thức tổ chức GDMT cho phù hợp thực hiện ở mức trung bình (2.05 điểm).

Nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động GDMT cho học sinh” và “Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động GDMT cho học sinh THPT” thực hiện ở mức trung bình từ 2.11 đến 2.13 điểm.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

Để tìm hiểu về thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 10 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.13 như sau:

Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Đôi khi; 1= Không thực hiện



TT


Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện


X

Thường xuyên

Đôi khi

Không thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Hiệu trưởng chỉ đạo thiết lập tiêu

chí kiểm tra, đánh giá

37

40.7

28

30.8

26

28.6

2.12

2

Giám sát việc thực hiện dạy học

GDMT của GV

34

37.4

25

27.5

32

35.2

2.02


3

Tổ chuyên môn, BGH tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy

học tích hợp của GV để tránh việc thực hiện mang tính hình thức


43


47.3


10


11.0


38


41.8


2.05


4

CBQL lên kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ,

kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện GDGMT của GV


38


41.8


23


25.3


30


33.0


2.09


5

HT chỉ đạo GV tự đánh giá về công tác GDMT qua các nội dung: hiệu quả giáo dục, tự học của bản thân, những đề xuất với

tổ, với nhà trường…


45


49.5


31


34.1


15


16.5


2.33


6

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổng kết đánh giá GDMT, giải quyết những vẫn đề phát sinh, vạch ra phương hướng GDMT cho năm

học tới


34


37.4


22


24.2


35


38.5


1.99


7

Các GV chủ động, tự giác tham

gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch


56


60.9


13


14.1


23


25.0


2.36


8

CBQL kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

để tổ chức thực hiện GDMT


35


38.5


41


45.1


15


16.5


2.22


Trung bình chung

2.15

Kết quả bảng 2.13 cho thấy, các nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện ở mức độ trung bình 2.15 điểm. Trong đó, các nội dung thực hiện ở mức độ tốt gồm các

nội dung “Hiệu trưởng chỉ đạo GV tự đánh giá về công tác GDMT qua các nội dung: hiệu quả giáo dục, tự học của bản thân, những đề xuất với tổ, với nhà trường…” (2.33 điểm); Các GV chủ động, tự giác tham gia các hoạt động kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch, đồng thời tham gia phản biện, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác quản lý GDGMT ở cấp THPT (2.36 điểm).

Nội dung Chỉ đạo tổ chuyên môn tổng kết đánh giá GDMT, nội dung chủ yếu tập trung vào giải quyết những vẫn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề trọng tâm khác như rút kinh nghiệm, vạch ra phương hướng GDMT trong thời gia tiếp theo ít khi thực hiện hoặc không thực hiện (1.99 điểm).

Nội dung “Giám sát việc thực hiện dạy học GDMT của GV” được đánh giá ở mức 2.02 điểm, trao đổi với GV và các Tổ trưởng chuyên môn, chúng tôi được biết, CBQL các trường giao khoán cho Tổ chuyên môn trong việc thực hiện giám sát hoạt động GDMT, các Tổ chuyên môn thực hiện công việc này qua loa, hình thức.

Nội dung “Tổ chuyên môn, BGH tiến hành kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học tích hợp của GV để tránh việc thực hiện mang tính hình thức” chưa thường xuyên tiến hành kiểm tra việc thực hiện dạy học tích hợp của GV, chủ yếu do GV tự chủ động lồng ghép kiến thức GDMT vào môn học mình đảm nhiệm, vì vậy, nội dung này thực hiện ở mức độ trung bình (2.05 điểm).

CBQL ít thực hiện hoặc không thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất quá trình thực hiện GDGMT của GV, do vậy, nội dung này đánh giá ở mức độ trung bình (2.09 điểm).

CBQL ít thực hiện hoặc không thực hiện kiểm tra mức độ phối hợp giữa các cá nhân và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức thực hiện GDMT, do vậy, nội dung này đánh giá ở mức độ trung bình (2.22 điểm).

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông

2.5.1. Các yếu tố chủ quan

Để tìm hiểu về thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 11 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.14 như sau:

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 1= Không ảnh hưởng



TT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện


X

Ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

1

Nhận thức và năng lực của

đội ngũ CBQL

67

73.6

24

26.4

0

0.0

2.74


2

CBQL tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa

phương


65


71.4


22


24.2


4


4.4


2.67


3

CBQL tổ chức phối hợp với gia đình HS và Ban đại diện cha mẹ HS, các lực

lượng giáo dục khác


53


58.2


36


39.6


2


2.2


2.56

4

Năng lực thực hiện GDMT

của GV

71

87.7

10

12.3

0

0.0

2.88


Trung bình chung

2.68

Kết quả bảng 2.14 cho thấy, CBQL, GV đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDMT, điểm đánh giá đạt 2.68 điểm

Yếu tố “Nhận thức và năng lực của đội ngũ CBQL” là yếu tố ảnh hưởng nhất (2.88 điểm), trao đổi với GV trường THPT về yếu tố này, GV cho biết: “Để GDMT cho HS đòi hỏi GV phải có năng lực xây dựng kế hoạch, trong kế hoạch phải làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDMT cho HS. Tuy nhiên, hầu hết các kế hoạch của GV chưa làm rõ các yêu cầu này. GV chưa

có năng lực huy động các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức hoạt động GDMT.….” Từ những hạn chế này là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDMT cho HS THPT thị xã Phổ Yên. Qua thực trạng khảo sát lập kế hoạch quản lý hoạt động GDMT cho thấy, các trường chưa thành lập Ban chỉ đạo GDMT cho HS, như vậy, đội ngũ CBQL các trường hiện nay chưa nhận thức được tầm quan trọng của GDMT để chỉ đạo triển khai thực hiện nội dung chương trình GDMT, chưa chỉ đạo ban hành văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng GV, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL có năng lực, được đào tạo sẽ dễ dàng nắm bắt thông tin xử lý thông tin và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động GDMT cho HS, năng lực của CBQL còn thể hiện ở nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện GDMT.

Yếu tố “CBQL tổ chức phối hợp với gia đình HS và Ban đại diện cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục khác” được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng 2.56 điểm cho thấy, trong hoạt động GDMT cho HS, CBQL tổ chức quản lý việc phối hợp với gia đình HS và Ban đại diện cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục như các tổ chức trong nhà trường sẽ giúp hoạt động quản lý có hiệu quả hơn.

Yếu tố “Năng lực tổ chức thực hiện GDMT của GV” là yếu tố ảnh hưởng nhất (2.88 điểm), trao đổi với GV trường THPT về yếu tố này, GV cho biết: “Để GDMT cho HS đòi hỏi GV phải có năng lực xây dựng kế hoạch, trong kế hoạch phải làm rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDMT cho HS. Tuy nhiên, hầu hết các kế hoạch của GV chưa làm rõ các yêu cầu này. GV chưa có năng lực huy động các lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN.….” Từ những hạn chế này là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động GDMT cho HS THPT thị xã Phổ Yên.

2.5.2. Các yếu tố khách quan

Để tìm hiểu về thực trạng các yếu tố khách quan hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái

Nguyên, chúng tôi phỏng vấn/khảo sát ý kiến của CBQL, GV ở câu hỏi 12 (phụ lục 1), kết quả ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL, GV về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh ở các trường trung học phổ thông thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 1= Không ảnh hưởng



TT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện



X

Ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Sự quan tâm của chính

quyền địa phương đến hoạt động GDMT


51


56.0


25


27.5


15


16.5


2.40


2

Cơ sở vật chất, trang thiết bị

dạy học phục vụ hoạt động GDMT của nhà trường


42


46.2


37


40.7


12


13.2


2.33


3

Thuận lợi, khó khăn về

điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương


45


49.5


23


25.3


23


25.3


2.24

4

Tính tích cực học tập của

học sinh

66

72.5

25

27.5

0

0.0

2.73

5

Chương trình và kế hoạch

dạy học môn học

53

58.2

29

31.9

9

9.9

2.48


Trung bình chung

2.51

Kết quả bảng 2.14 cho thấy: CBQL, GV đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GDMT, điểm đánh giá đạt 2.51 điểm.

Sự quan tâm của chính quyền thị xã Phổ Yên, Sở GD & ĐT tỉnh Thái Nguyên thể hiện ở sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức GDMT cho HS hiệu quả. Sự quan tâm này thể hiện ở chỉ đạo các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức GDMT cho GV; Công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan đối với hoạt động GDMT cho HS trong nhà trường giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lí các hoạt động GDMT

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2023