Tình Hình Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Văn Bàn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP THEO ĐỊNH HƯỚNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĂN BÀN,

TỈNH LÀO CAI


2.1. Khái quát chung về huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Văn Bàn

Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Lào Cai, cách trung tâm tỉnh Lào Cai 75 km. Tổng diện tích đất tự nhiên là 142.345,45 ha. Toàn huyện có 23 xã, thị trấn, 199 thôn, tổ dân phố, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, gồm 11 dân tộc anh em cùng chung sống, dân số toàn huyện trên 88 nghìn dân, trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ 56%, số còn lại là các dân tộc khác.

Trong những năm qua kinh tế của huyện không ngừng phát triển, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, văn hóa xã hội phát triển, quốc phòng an ninh ổn định và giữ vững; thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Văn Bàn khóa XX, nhiệm kỳ 2015-2020, đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ 25/25 chỉ tiêu đạt trên 50%, trong đó có 13 chỉ tiêu đạt và vượt trên 100% Nghị quyết đại hội, 9 chỉ tiêu đạt trên 80%.

Đền cuối năm 2018 thu nhập bình quân đầu người đạt 29,5 triệu đồng/người/năm, toàn huyện có 08 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 100% mục tiêu Nghị quyết đại hội), năm 2019 phấn đấu đạt thêm 02 xã. Theo kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018, toàn huyện có 4.372 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 22,28%, hộ cận nghèo 2.566 hộ, chiếm tỷ lệ 13,08%.

2.1.2. Tình hình giáo dục trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn

2.1.2.1. Quy mô trường trung học cơ sở

Quy mô mạng lưới trường lớp được duy trì ổn định, toàn huyện 25 trường THCS công lập, trong đó loại hình trường Phổ thông dân tộc nội trú 01

trường, Phổ thông dân tộc bán trú THCS 09 trường. Đến tháng 12 năm 2015 Trường Phổ thông dân tộc Nội trú huyện nâng cấp thành trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS&THPT trực thuộc Sở GD&ĐT Lào Cai. Tổng số 198/199 lớp, đạt 99,65% so kế hoạch giao (ghép 01 lớp tại trường Phổ thông DTBT THCS Nậm Chày). Thực hiện đầu năm 199 lớp (126 lớp trong trường phổ thông, 65 lớp trong trường PTDTBT, 8 lớp trong trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS&THPT), duy trì cuối năm 199 lớp đạt 100%.

Thực hiện đầu năm 5.843/5.862 học sinh đạt 99,7% so với kế hoạch giao (tăng 1% so với cùng kỳ năm học trước); duy trì đến cuối năm học 5.801/5.843 học sinh đạt 99,3% so với đầu năm (tăng 0,2% so với cùng kỳ năm học trước), giảm 42 học sinh (trong đó: 30 học sinh chuyển đi, 19 học sinh chuyển đến, 31 học sinh bỏ học).

2.1.2.2. Đội ngũ CBQL, Giáo viên tại trường THCS

Cán bộ quản lý, giáo viên tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và chú trọng nâng cao chất lượng; căn cứ chỉ tiêu biên chế được giao, ngay từ đầu năm học UBND huyện thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý, sắp xếp đội ngũ giáo viên, thực hiện chính sách luân chuyển, điều động theo tình hình cụ thể của từng xã, từng trường để đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ và thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng dạy và học.

Công tác bồi dưỡng chính trị, chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên đã được quan tâm chú ý; đặc biệt chú trọng bồi dưỡng năng lực đổi mới, kỹ năng quản lý, kỹ năng dạy học, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp; các chuyên đề, mô hình do ngành giáo dục triển khai; tổ chức tốt việc đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp với từng vị trí việc làm.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, đảng viên, nhân viên và học sinh được chú trọng với hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền

phong phú, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động để thực hiện tốt các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế chuyên môn của ngành.

Triển khai bồi dưỡng, quán triệt các nội dung liên quan đến đạo đức nhà giáo, đảm bảo an ninh, an toàn trong trường học, quy định về đạo đức công vụ theo tinh thần Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 09/5/2016 của Tỉnh ủy Lào Cai, Chỉ thị số 06/CT-UBND ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Lào Cai, Chỉ thị số 09- CT/HU ngày 02/4/2016 của Huyện ủy Văn Bàn. Tổng số biên chế SNGD trong toàn huyện 555 người (52 cán bộ quản lý, 448 giáo viên, 55 nhân viên).

2.1.2.3. Thuận lợi, khó khăn về giáo dục THCS trên địa bàn

* Thuận lợi

- Mạng lưới trường, lớp được rà soát, quy hoạch lại đảm bảo lộ trình của Đề án rà soát điều chỉnh mạng lưới trường lớp đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao; duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục các cấp học.

- Cấp uỷ, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao, cụ thể; các ban, ngành, đoàn thể tham gia tích cực; nhân dân đồng tình ủng hộ quan tâm chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục; chất lượng giáo dục được chú trọng, nhất là đối với mẫu giáo 5 tuổi, giáo dục ở vùng cao. Công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng PCGD, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia chỉ đạo quyết liệt và quả.

- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo được tiếp tục được tăng cường số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, tâm huyết và trách nhiệm, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được quan tâm hơn; các hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên được tăng cường và tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phù hợp và hiểu quả, đã có tác dụng tích cực nâng cao năng lực quản lý, lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ.

- Cơ sở vật chất trường học được đầu tư ngày một khang trang hơn; các chính sách của nhà nước đầu tư cho công tác giáo dục luôn được quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và thực hiện hiệu quả hơn đã góp phần quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ năm học và đổi mới giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục tiếp tục được tăng cường, đặc biệt là cơ sở vật chất phục vụ công tác Phổ cập và nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Hoạt động của các trường phổ thông dân tộc bán trú có chuyển biến về nhận thức, về điều kiện, nền nếp; thực hiện tốt các chính sách và các biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn theo đặc thù, hiệu quả quả đối với học sinh dân tộc thiểu số.

* Khó khăn

Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên năng lực tiếp cận đổi mới còn hạn chế. Hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý giáo dục ở một số cơ sở giáo dục chưa rõ rệt.

Chất lượng giáo dục vùng cao đã có chuyển biến, tuy nhiên, ở một số trường và các điểm trường lẻ của cấp mầm non, THCS và một số trường THCS còn chậm, chưa vững chắc.

Một bộ phận học sinh tốt nghiệp THCS ở vùng cao chưa học tiếp lên THPT và tương đương; tỷ lệ học sinh đi học chuyên ở một số trường vùng cao còn thấp; còn có học sinh bỏ học do một số cơ sở chưa chú trọng công tác phân luồng, hướng nghiệp; chưa làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương.

Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục nhìn chung còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục; nhiều trường chưa có phòng học bộ môn; phòng học, nhà ở công vụ của giáo viên, nhà ở của học sinh bán trú tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng nhu cầu; nhiều trường vẫn còn phòng học tạm; việc quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục và đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em ở một số trường chưa hiệu quả. Cơ sở hạ tầng công

nghệ thông tin còn thiếu vì vậy việc triển khai, ứng dụng CNTT trong quản lý và đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Nhiều xã chưa đề ra kế hoạch xây dựng, tu bổ chống xuống cấp cơ sở vật chất thường xuyên để củng cố, duy trì trường học đạt chuẩn Quốc gia và phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

2.2. Khái quát về khảo nghiệm thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp của Hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

2.2.2. Đối tượng khảo nghiệm

30 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn); 125 giáo viên của 16 trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn.

2.2.3. Nội dung khảo nghiệm

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp theo định hướng giáo dục trung học phổ thông mới đối với học sinh THCS

Thực trạng về hoạt động và quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho HS tại các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.2.4. Phương pháp khảo nghiệm

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo huyện Văn Bàn, phỏng vấn cán bộ quản lý giáo viên làm sáng tỏ biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp quan sát: Quan sát cách tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh của GV và hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các quyết định quản lý, các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của HT các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

Phiếu điều tra có nội dung sau đây:

Bước 1: Khảo nghiệm trên một nhóm mẫu trên một số cán bộ quản lý, giáo viên với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến chuyên gia về mẫu phiếu điều tra và hoàn thiện bảng hỏi.

Bước 2: Xây dựng chính thức mẫu phiếu điều tra khảo nghiệm thực trạng các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới của Hiệu trưởng các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GV, học sinh

Bao gồm các mức độ đánh giá:

* Đối với mức độ thực hiện: Được đánh giá theo 5 mức độ: rất thường xuyên (5 điểm), Thường xuyên (4 điểm); Bình thường (3 điểm), không thường xuyên (2 điểm); rất không thường xuyên (1 điểm).

* Đối với kết quả thực hiện: được đánh giá theo 5 mức độ: Rất hiệu quả (5 điểm), Hiệu quả (4 điểm); Trung bình (3 điểm), không hiệu quả (2 điểm), Rất không hiệu quả (1 điểm).

* Đối với mức độ đánh giá công tác quản lý GDHN quan trọng được đánh giá theo 5 mức độ: Tốt (5 điểm), Khá (4 điểm), bình thường(3 điểm), yếu (2 điểm), kém(1 điểm)

Để xác định thang đo, tác giả thực hiện tính điểm của thang đo như sau:

(Điểm tối đa - Điểm tối thiểu): Số mức độ

Khoảng cách giữa các mức độ của thang đo là: (5 - 1 ): 5 = 0,8 điểm. Vậy 5 mức độ của thang đo như sau:

Bảng 2.1. Ý nghĩa của điểm số bình quân


Mức

Khoảng điểm

Ý nghĩa

5

4.2 - 5.00

Tốt/Rất thường xuyên/rất hiệu quả

4

3.41 - 4.20

Khá/thường xuyên/hiệu quả

3

2.61 - 3.40

Bình thường/trung bình

2

1.81 - 2.60

Yếu/không thường xuyên/không hiệu quả

1

1.00 - 1.80

Kém/rất không thường xuyên/rất không hiệu quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 7

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Nhằm tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan tọng của GDHN đối với sự phát triển nhân cách của học sinh THCS, tác giả tiến hành khảo nghiệm 30 CBQL và 125 CBGV của 16 trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai và kết quả phản ánh như sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, GV ở các trường THCS

trên địa bàn huyện Văn Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN



TT


Nội dung

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Rất quan trọng và cần thiết

77

61,6

2

Không quan trọng lắm, làm đến đâu hay đến đó

36

28,8


3

Nhà trường và thầy cô không cần GDHN cho các học sinh, các học sinh tự do lựa chọn ngành, nghề tùy thích


7


5,6

4

Không biết

5

4,0

5

Không trả lời

0

0


Tổng số

125

100

Kết quả nghiệm cho thấy các chỉ tiêu đánh giá về nhận thức của CBQL, GV các trường THCS huyện Văn Bàn về ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN đối với sự phát triển của học sinh THCS đều nhận thức tốt, các Nội dung thành phần của cả CBQL, GV đều đánh giá tỷ lệ đồng ý chiếm cao nhất, cụ thể: ý kiến đánh giá Nội dung “rất quan trọng và cần thiết” chiếm 61,6%, ý kiến “Không quan trọng lắm, làm đến đâu hay đến đó” chiếm 28,8%, ý kiến “Nhà trường và thầy cô không cần GDHN cho các học sinh, các học sinh tự do lựa chọn ngành, nghề tùy thích” chiếm 5,6% và ý kiến là “không biết” chiếm 4%. Như vậy có thể thấy các CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn đều có nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của GDHN, đây cơ sở hữu ích giúp hoạt động GDHN trong nhà trường được tổ chức có hiệu quả hơn.

2.3.2. Thực trạng nội dung giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung GDHN cho học sinh, tác giả tiến hành khảo nghiệm CBQL và GV các nhà trường về mức độ thực hiện, kết quả thu được như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2023