Bảng 2.3: Đánh giá CBQL, GV ở các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn về nội dung giáo dục hướng nghiệp
Nội dung | Mức đánh giá | Tổng số phiếu trả lời | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||||
1 | Định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước | 0 | 0 | 33 | 26 | 66 | 125 | 4,26 | 1 |
2 | Nhu cầu về thị trường lao động | 3 | 12 | 26 | 46 | 38 | 125 | 3,83 | 4 |
3 | Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo | 0 | 8 | 25 | 39 | 53 | 125 | 4,1 | 3 |
4 | Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình | 5 | 17 | 21 | 47 | 35 | 125 | 3,72 | 5 |
5 | Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THCS và THPT | 7 | 9 | 12 | 20 | 77 | 125 | 4,21 | 2 |
Điểm trung bình | 4,02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Giáo Dục Hướng Nghiệp Trong Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Phản Hồi Thông Tin Để Cải Tiến Trong Các Trường Trung Học Cơ Sở
- Tình Hình Giáo Dục Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Văn Bàn
- Thực Trạng Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện
- Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Gdhn Cho Học Sinh Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai
- Nguyên Tắc Đề Xuất Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Kết quả khảo nghiệm đạt điểm trung bình là 4,02 xếp mức khá, điểm thành phần các Nội dung nằm trong khoảng từ 3,72-4,26 điểm, cụ thể:
- Nội dung “Định hướng phát triển KT-XH của địa phương, đất nước”, đạt 4,26 điểm, xếp mức cao nhất. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 66 ý kiến là rất đồng ý, 26 ý kiến là đồng ý, 33 ý kiến là phân vân và không có ý kiến là không đồng ý, và hoàn toàn không đồng ý. Nhà trường đưa cho học sinh các định hướng phát triển đất nước về nguồn nhân lực trong thời đại kinh tế thị trường, chất lượng trình độ nguồn nhân lực chủ chốt cho các ngành nghề mũi nhọn/trọng điểm theo thế mạnh của địa phương và đất nước, điều này giúp các em có thể hình dung và xác định được bản thân mình cần chuẩn bị hành trang như thế nào để đáp ứng xu thế phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, khu vực và thế giới.
- Nội dung “Lập kế hoạch lựa chọn hướng đi và chọn nghề sau khi tốt nghiệp THCS và THPT”, đạt 4,21 điểm, xếp thứ hai. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 77 ý kiến là rất đồng ý, 20 ý kiến là đồng ý, 12 ý kiến là phân vân, 9 ý kiến là không đồng ý, và 7 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Học sinh THCS bắt đầu có định hướng nghề nghiệp cho bản thân khi tham gia các GDHN, đặc biệt được tham gia GDHN giúp các em có tri thức về lập kế hoạch học tập, hướng phát triển bản thân về điểm mạnh, điểm yếu, đặc biệt các em lớp 8, 9 hình thành các môn học ưa thích định hướng khối học chuyên nghiệp sau này đã được hướng dẫn về lập kế hoạch nhằm chủ động trong học tập THPT.
- Nội dung “Thông tin nghề nghiệp và cơ sở đào tạo”, đạt 4,1 điểm, xếp thứ ba. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 53 ý kiến là rất đồng ý, 39 ý kiến là đồng ý, 25 ý kiến là phân vân, 8 ý kiến là không đồng ý. Khi thực hiện các chương trình GDHN các học sinh chọn trường theo nhu cầu của bản thân và thường đặt câu hỏi liên quan đến thông tin về việc làm, ngành nghề được đào tạo và địa chỉ cơ sở đào tạo. Khi các thầy cô được phỏng vấn sâu có thông tin lại các học sinh quan tâm đến chọn trường chuyên nghiệp tại địa bàn hay tỉnh lân cận, thường hay so sánh các trường nhằm tìm được cơ sở đào tạo phù hợp với cá nhân và nhu cầu năng lực học tập bản thân.
- Nội dung “Nhu cầu về thị trường lao động”, đạt 3,83 điểm, xếp thứ tư. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 38 ý kiến là rất đồng ý, 46 ý kiến là đồng ý, 26 ý kiến là phân vân, 12 ý kiến là không đồng ý và 3 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Bản thân học sinh thường hay hỏi thông tin việc làm sau khi tốt nghiệp ngành nghề nào đó, cho nên khi tham gia hướng nghiệp nhà trường bám vào các chính sách, chương trình chung về phát triển chất lượng nguồn nhân lực chung, các ngành nghề có xu hướng “hot” nên cập nhật theo thời điểm để các em có cơ hội lựa chọn theo sự yêu thích, phù hợp năng lực học tập của học sinh.
- Nội dung “Năng lực bản thân, hoàn cảnh và truyền thống nghề nghiệp gia đình”, đạt 3,72 điểm, xếp thứ năm. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 35 ý kiến là rất đồng ý, 47 ý kiến là đồng ý, 21 ý kiến là phân vân, 17 ý kiến là không đồng ý và 5 ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Đây là thông tin mang tính chất gợi mở, định hướng cho học sinh về nghề nghiệp tương lai cần phù hợp với yêu cầu học tập, năng lực cá nhân của học sinh để lựa chọn ngành nghề đúng đắn, hoàn cảnh kinh tế gia đình là Nội dung được xem xét khi chọn nghề học, điều này cho phép học sinh có khả năng trang trải học phí và có môi trường học nghề tốt. Yếu tố gia đình góp phần quan trọng trong nội dung truyền tải hướng nghiệp cho học sinh. Nền tảng cha mẹ rất quan trọng, nhất là định hướng, hoàn cảnh kinh tế của gia đình quyết định một phần đến sự lựa chọn ngành học, địa chỉ cơ sở đào tạo.
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy, các nội dung triển khai GDHN đối với học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bà cần căn cứ vào đặc điểm tâm lý để lựa chọn và thiết kế phù hợp, trong thời gian tới CBQL các trường THCS cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về GDHN cho GV để họ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ giáo dục và tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS gắn với nội dung GDHN mà nhà trường lựa chọn.
2.3.3. Thực trạng các hình thức giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức GDHN cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, huyện Văn Bàn đạt điểm trung bình chung là 3.95 điểm, các nội dung có điểm thành phần nằm trong khoảng 3.51-
4.44 điểm. Cụ thể:
Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của CBQL, GV về các hình thức GDHN của HS các trường THCS huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Hình thức | Mức đánh giá | Tổng số phiếu trả lời | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||||
1 | Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa | 0 | 0 | 25 | 45 | 55 | 125 | 4,24 | 2 |
2 | HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sản xuất | 3 | 8 | 17 | 70 | 27 | 125 | 3,88 | 5 |
3 | Thông qua các hoạt động như tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề | 9 | 18 | 22 | 52 | 24 | 125 | 3,51 | 7 |
4 | HN thông qua các hoạt động gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề | 5 | 14 | 35 | 44 | 27 | 125 | 3,59 | 6 |
5 | HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp | 6 | 9 | 26 | 35 | 49 | 125 | 3,9 | 4 |
6 | HN thông qua các hoạt động nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà HS thích thú | 0 | 0 | 17 | 36 | 72 | 125 | 4,44 | 1 |
7 | HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển | 6 | 8 | 17 | 36 | 58 | 125 | 4,06 | 3 |
Điểm trung bình chung | 3,95 |
- Hình thức “HN thông qua các hoạt động ngoại khoá nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà HS thích thú”, đạt 4,44 điểm, xếp thứ nhất. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 72 ý kiến là rất thường xuyên, 36 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường. Học sinh chủ yếu học các môn học trên lớp nặng về lý thuyết và cần hiểu nghề nghiệp tương lai thì bản thân học sinh tham gia các GDHN ngoại khóa bên ngoài và được hình thành thành các nhóm sở thích, từ đó GV yêu cầu nghiên cứu, sưu tầm tài liệu liên quan đến nghề nghiệp, thuyết trình. Đây là hình thức mang tình trực quan nhất giúp các em hình dung được công việc trong tương lai.
- Hình thức “Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa”, đạt 4,24 điểm, xếp thứ hai. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 55 ý kiến là rất thường xuyên, 45 ý kiến là thường xuyên, 25 ý kiến là bình thường, học sinh tham gia các môn học văn hóa chính trên nhà trường sẽ hình thành được khối học tương ứng với ngành học trong tương lai, định hướng nghề nghiệp qua các môn văn hóa được sử dụng khá thường xuyên tại các trường trên địa bàn khi mà điều kiện một số trường ở quá xa, sâu không tiếp cận hình thức GDHN thực tế.
- Hình thức “HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển”, đạt 4,06 điểm, xếp thứ ba. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 58 ý kiến là rất thường xuyên, 36 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường; 8 ý kiến là hiếm khi và 6 ý kiến là không bao giờ. Cùng với GDHN thực tế, học văn hóa trên lớp các học sinh tại địa bàn còn được xem và tìm hiểu các tư liệu về nghề nghiệp đang có xu thế cần nhiều nhân lực, yêu cầu đạo đức, phẩm chất, trình độ, kỹ năng qua phóng sự, truyền hình, truyền thanh và mạng internet.
- Hình thức “HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp”, đạt
3,9 điểm, xếp thứ tư. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 49 ý kiến là rất thường xuyên, 35 ý kiến là thường xuyên, 26 ý kiến là bình thường; 9 ý kiến là hiếm khi và 6 ý kiến là không bao giờ. Tại các trường qua chương trình Đoàn, Đội tổ chức như đóng kịch, sân khấu, tương tác qua hoạt động đoàn tại các đơn vị thăm qua đã giúp HS hình thành sở thích với một nghề nghiệp nào đó, chẳng hạn cho các em đóng kịch, sắm vai nghề nghiệp nào đó, điều này vừa giúp các em giải trí nhưng định hướng hành động, tư duy về nghề nghiệp cụ thể.
- Hình thức “HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sản xuất”, đạt 3,88 điểm, xếp thứ năm. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 27 ý kiến là rất thường xuyên, 70 ý kiến là thường xuyên, 17 ý kiến là bình thường; 8 ý kiến là hiếm khi và 3 ý kiến là không bao giờ. Nhà trường có một số chương trình giúp các em tham gia học tập tại một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tại địa bàn (thủy điện, lâm trường, nông trại...) giúp HS quan sát, học tập và thử được làm một số việc tại đơn vị, điều này ít trường áp dụng do phải tổ chức di chuyển, cơ sở vật chất một số đơn vị chưa đảm bảo nên chưa phổ biến và lan rộng sang các trường khác.
- Hình thức “HN thông qua các hoạt động gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề”, đạt 3,59 điểm, xếp thứ sáu. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 27 ý kiến là rất thường xuyên, 44 ý kiến là thường xuyên, 35 ý kiến là bình thường; 14 ý kiến là hiếm khi và 5 ý kiến là không bao giờ. Các trường hiện nay đã thực hiện hoạt động mời đại diện cá nhân tiêu biểu tại các doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức có cá nhân làm việc tốt với nghề nhất định, đây là GDHN tốt cho HS, tuy nhiên do các trường tại huyện Văn Bàn xa trung tâm thành phố, việc mời các thành viên đại diện khó do địa hình, bên cạnh đó, các trường không thể thực hiện đồng thời hàng loạt mời đại diện này về để nói chuyện, định hướng và trao đổi về nghề nghiệp các HS một cách thường xuyên. Những gương điển hình tiêu biểu
ở các địa bàn khác không bố trí được thời gian tham gia cùng trường nên hình thức này ít áp dụng.
- Hình thức “HN thông qua các hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề”, đạt 3,51 điểm, xếp thứ bảy. Trong đó ý kiến của CBQL và GV có 24 ý kiến là rất thường xuyên, 52 ý kiến là thường xuyên, 22 ý kiến là bình thường; 18 ý kiến là hiếm khi và 9 ý kiến là không bao giờ. Tại địa bàn tỉnh, thăm các trường nghề bị hạn chế do đường xá xa xôi, bên cạnh đó quy mô số lượng các trường ít, điều kiện cơ sở vật chất chưa đảm bảo đủ vận hành hướng dẫn học sinh nên chưa được áp dụng thường xuyên.
Như vậy có thể thấy, đối với học THCS trên địa bàn Văn Bàn sẽ thích hợp với hình thức tổ chức GDHN như học văn hóa; hoạt động ngoại khóa tại địa bàn như thăm quan cơ sở sản xuất, tham quan, dã ngoại, đọc sách, báo, interner,....; đây là những căn cứ quan trọng giúp Hiệu trưởng các trường có biện pháp xây dựng kế hoạch chương trình, nguồn lực, chất lượng giáo viên gắn với hiệu quả triển khai thực tiễn về GDHN.
2.3.4. Thực trạng về kết quả giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
Nhằm tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức GDHN đã triển khai tại các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tác giả đã khảo nghiệm đánh giá của giáo viên về kết quả giáo dục hướng nghiệp thông qua các hình thức GDHN đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của CBQL, GV về tính hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THCS huyện Văn Bàn,
tỉnh Lào Cai
Nội dung | Mức đánh giá | Tổng số phiếu trả lời | Điểm TB | Thứ bậc | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||||
1 | Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa | 0 | 2 | 13 | 26 | 84 | 125 | 4,54 | 3 |
2 | HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sẩn xuất | 3 | 8 | 17 | 50 | 47 | 125 | 4,04 | 5 |
3 | Thông qua các hoạt động như tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề | 9 | 18 | 31 | 12 | 55 | 125 | 3,69 | 7 |
4 | HN thông qua các hoạt động gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề | 5 | 18 | 30 | 28 | 44 | 125 | 3,7 | 6 |
5 | HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp | 0 | 0 | 10 | 27 | 88 | 125 | 4,62 | 1 |
6 | HN thông qua các hoạt động nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà HS thích thú | 0 | 2 | 6 | 35 | 82 | 125 | 4,58 | 2 |
7 | HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển | 6 | 8 | 17 | 36 | 58 | 125 | 4,06 | 4 |
Điểm trung bình chung | 4,17 |