Thực Trạng Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Theo Định Hướng Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện

Kết quả bảng trên cho thấy:

- GDHN bằng các hình thức như: “HN thông qua các hoạt động phối hợp với Đoàn, Đội tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, ra báo tường về lựa chọn nghề nghiệp” (đạt 4.62 điểm, hiệu quả hoàn toàn); “HN thông qua các hoạt động ngoại khoá các nhóm nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu có liên quan với nghề nghiệp mà HS thích thú” (đạt 4.58 điểm, hiệu quả hoàn toàn); “Hướng nghiệp qua các môn học văn hóa” (4.54 điểm, hiệu quả hoàn toàn); đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia GDHN các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em, thiết kế chương trình sao cho hấp dẫn...

GDHN với hình thức “HN thông qua các hoạt động đọc báo, nghe đài, giới thiệu sách, xem phim để tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của các nghề đang cần phát triển” (đạt điểm 4,06 điểm, mức cơ bản hiệu quả); hình thức “HN qua hoạt tập, lao động kỹ thuật và sản xuất” (đạt 4,04 điểm, mức cơ bản hiệu quả); “HN thông qua các hoạt động tổ chức các buổi gặp gỡ, trao đổi về nghề nghiệp với những người quản lý hoặc thành công trong nghề” (đạt 3.7 điểm, mức hiệu quả cơ bản) và hình thức “HN thông qua các hoạt động tham quan các cơ sở sản xuất, trường học nghề” (đạt 3,69 điểm, mức hiệu quả cơ bản). Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn đã cho biết thêm ở hình thức hướng nghiệp này cần sự giúp đỡ và đầu tư của nhà trường rất lớn, nhằm hỗ trợ chủ yếu là các nguồn kinh phí để trang trải cho việc tìm hiểu nghề nghiệp ngoài thực địa: vé, phương tiện di chuyển, kinh phí cho người dẫn,...Với các hình thức này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức GDHN thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục cao.

Từ quan điểm của CBQL và GV về các hình thức GDHN trên đây, có thể nhận thấy việc tổ chức các hình thức GDHN chưa có sự thống nhất cao độ, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục nghề nghiệp chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBQL và GV các nhà trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức GDHN cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa, từ đó có sự vận dụng đồng đều các nội dung và hình thức của GDHN tại trường.

2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có GDHD theo định hướng mới chương trình GDPT là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch GDHN, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch GDHN một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch GDHN cho học sinh THCS còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phiếu hỏi đạt điểm trung bình đạt 3.9 điểm, cho thấy hoạt động này chỉ ở mức khá, cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng lập kế kế hoạch GDHN cho học sinh của Hiệu trưởng các trường THCS tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai


TT


Nội dung

Mức đánh giá

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc


1


2


3


4


5

1

Lập kế hoạch HN ngắn

hạn cho nhà trường

2

15

20

36

52

125

3,97

4

2

Lập kế hoạch tổng thể

HN cho nhà trường

3

8

17

26

71

125

4,23

1

3

Lập kế hoạch bộ phận

cho HN nhà trường

9

18

18

23

57

125

3,81

9


4

Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho HN nhà

trường


5


14


20


20


66


125


4,02


3


5

Lập kế hoạch quản lý tài chính HN cho nhà

trường


6


13


24


28


54


125


3,89


8


6

Lập kế hoạch phát triển

đội ngũ HN cho nhà trường


8


14


20


20


63


125


3,93


6

7

Lập kế hoạch dạy học

HN cho nhà trường

3

17

25

25

55

125

3,9

7


8

Lập kế hoạch ngoài giờ

lên lớp HN cho nhà trường


3


15


17


26


64


125


4,06


2


9

Lập kế hoạch mang tính chiến lược HN cho

nhà trường


5


18


18


23


61


125


3,94


5


10

Lập kế hoạch mang

tính tổng quát HN cho nhà trường


9


20


24


20


52


125


3,69


10


11

Lập kế hoạch có quan tâm đến quan hệ hợp

tác HN


5


23


36


28


33


125


3,49


11


Điểm trung bình chung

3,90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 9

Qua bảng số liệu cho thấy công tác lập kế hoạch các trường chỉ làm tốt nhất là “Lập kế hoạch tổng thể HN cho nhà trường” với điểm trung bình đạt 4,23 hàng năm các trường phải xây dựng kế hoạch tổng thể này để trình cho Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai phê duyệt. Có 8 Nội dung ở số thứ tự 2,3,4,5,6,7,8,9 đạt mức khá cao, còn lại mức khá nhưng chỉ cao hơn cận trên của mức trung bình, điều này phản ánh việc CBQL và GV thực hiện kế hoạch hóa bằng việc lập các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường là rất cần thiết. Đặc biệt, CBQL và GV các trường THCS trong huyện Văn Bàn đã xác định việc lập kế hoạch chung cho toàn trường (số thứ tự 1). Trên thực tế, tại các trường, lập kế hoạch chưa đảm bảo tuyệt đối vì đa số trường xây dựng năm sau dựa vào các năm trước, từ đó mà chủ quan đưa ra số dự kiến; giáo viên thực hiện nhiệm vụ coi như bắt buộc mà chưa có chính sách về lương, đào tạo bài bản để làm công tác hướng nghiệp.

Hầu hết CBQL, đội ngũ GV dạy HN ở các trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới trong huyện là thành phần trong Ban giám hiệu và các GV được lấy từ đội ngũ GV của bộ môn khác hoặc thường nhà trường chỉ tận dụng những nhân lực thừa. Do vậy, phần lớn CBQL nhà trường chưa nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa công tác HN trong trường phổ thông, lại chưa có kinh nghiệm và chưa đề ra được các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của người QL trong công tác GDHN của nhà trường, mà thường làm theo cảm tính, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Chính vì việc thiếu đội ngũ GV chuyên trách, yếu kỹ năng thực hành HN, ít được bồi dưỡng một cách có hệ thống, bài bản kỹ năng thực hành, đội ngũ giảng dạy hay làm công tác HN trong nhà trường lại chưa tương thích với nhiệm vụ được phân công. Bên cạnh đó, qua quan sát và qua kết quả điều tra ở các trường THCS trong huyện Văn Bàn cho thấy phần lớn tổ trưởng bộ môn ở các trường đều có kinh nghiệm chuyên môn, có tay nghề và có thâm niên cao, nhưng chưa qua đào tạo chuyên môn HN và hầu hết CBQL chưa được tập huấn bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lý GDHN cho HS. Đây là trở ngại trong quá

trình lập kế hoạch về GDHN cho học sinh THCS huyện Văn Bàn theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN cho học sinh của Hiệu trưởng đã triển khai, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai


TT


Nội dung

Mức đánh giá

Tổng số phiếu

trả lời


Điểm TB


Thứ bậc


1


2


3


4


5


1

Huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ

chức hoạt động GDNN


8


16


24


26


51


125


3,77


4


2

Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường

trong tổ chức GDHN


3


8


17


50


47


125


4,04


2


3

Tổ chức xây dựng hệ

thống chủ đề GDHN cho khóa học


9


17


33


18


48


125


3,63


6


4

Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo học

kỳ/năm học/khối lớp


5


14


28


28


50


125


3,83


3


5

Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ

chức GDHN


10


15


26


27


47


125


3,69


5


6

Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục

vụ tổ chức GDHN


6


8


17


36


58


125


4,06


1


Điểm trung bình chung

3,83


Kết quả đánh giá hoạt động tổ chức thực hiện kế hoạch GDHN cho học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đạt với điểm trung bình 3,83 điểm, xếp mức khá. Xét theo mức độ cao thấp, bảng số liệu cho thấy có 6/6 nội dung tổ chức HĐGDHN ở mức độ khá (từ 3,63 - 4,06 điểm). Điều này cho thấy, theo CBQL và GV thì chức năng tổ Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức GDHN (thứ bậc 1/6). Hướng nghiệp là một công tác quan trọng trong nhà trường THCS, góp phần vào việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của trường. Trong nhà trường THCS tập thể GV và CBQL nhà trường là những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ GD để đạt được mục tiêu đề ra.

Vì vậy, CBQL và tập thể GV phải phân công nhiệm vụ rõ ràng để cùng nhau thực hiện GDHN hiệu quả. Ngoài ra, việc thực hiện huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức GDHN (thứ bậc 2/6), để khuyến khích các hoạt động này các tổ chức trong và ngoài địa phương được quan tâm thu hút để hỗ trợ các em, nhất là các cơ sở đào tạo hỗ trợ. để hoạt động này được hiệu quả hơn tại các trường tổ chức thiết kế kế hoạch GDHN theo học kỳ/năm học/ khối lớp (thứ bậc 3/6) và thiết lập một cơ chế điều phối, liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận tạo điều kiện đạt mục tiêu HN, huy động nguồn lực trong nhà trường để tổ chức hoạt động GDNN (thứ bậc 4/6), Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ chức GDHN (thứ bậc 5/6); chức xây dựng hệ thống chủ đề GDHN cho khóa học (thứ bậc 6/6).

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Để GDHN của học sinh đạt hiệu quả cao, việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng trong trường THCS trên địa bàn. Kết quả đánh giá về thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động GDHN cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn đạt 3.89 điểm, chỉ đạt mức khá.

Bảng 2.8: Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động GDHN cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai‌


TT


Nội dung

Mức đánh giá

Tổng số phiếu

trả lời

Điểm TB

Thứ bậc

1

2

3

4

5


1

Xây dựng tiêu chí kiểm

tra, đánh giá kết quả tổ chức GDHN


8


12


19


20


66


125


3,99


6


2

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức GDHN theo

khối/lớp, theo


8


13


29


28


47


125


3,74


8


3

Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức

GDHN theo chủ đề


0


6


10


20


89


125


4,54


1


4

Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả

GDHN theo năm học


3


7


12


25


78


125


4,34


4


5

Xây dựng kế hoạch

đánh giá GDHN cho từng học kỳ


16


19


21


26


43


125


3,49


2


6

Đề xuất biện pháp cải

thiện tổ chức GDHN sau đánh giá


0


0


22


35


68


125


4,37


3


7

Vận dụng biện pháp

cải thiện trong tổ chức GDHN ở nhà trường;


0


0


27


35


63


125


4,29


5


8

Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức GDHN theo các Nội dung,

theo kế hoạch đánh giá


8


13


26


36


42


125


3,73


7


Điểm trung bình chung

4,06


Kết quả khảo nghiệm cho thấy, công tác chỉ đạo triển khai GDHN cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với điểm trung bình đạt 4,06 điểm, xếp mức khá, trong đó có 5 Nội dung xếp mức tốt (số thứ tự 3, 5, 6, 4, 7) điểm trung bình trên 4,2 điểm, xếp mức tốt, còn lại các Nội dung mức khá. Điều này cho thấy, việc CBQL và GV chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường là vô cùng cần thiết.

Chỉ đạo Xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức GDHN theo chủ đề (thứ bậc 1/8) là vấn đề quan tâm nhất khi chỉ đạo triển khai GDHN tại địa bàn. Khi thực hiện xây dựng HN theo chủ đề giúp nhà trường phân loại được HS, từ đó tiếp tục có định hướng nghề nghiệp trong kỳ tiếp theo. Những tri thức về ngành, nghề khác nhau trong xã hội được chứa đựng trong nội dung các môn học theo chủ đề, nếu được mỗi GV bộ môn khai thác triệt để những tri thức và làm cho HS hiểu được những ứng dụng của tri thức khoa học vào cuộc sống lao động sản xuất, sẽ làm cho nội dung chủ đề trở nên thực tiễn. Song song đó cũng đem lại cho HS những hiểu biết tối thiểu về các ngành, nghề, sự phát triển và triển vọng của các ngành, nghề chủ yếu và cơ bản của địa phương, từ đó tác động kích thích HS hăng say học tập, định hướng thế hệ trẻ vào những lĩnh vực sản xuất mà đất nước và địa phương đang cần phát triển.

Xây dựng kế hoạch đánh giá GDHN cho từng học kỳ (thứ bậc 2/8), và các Nội dung khác tiếp tục được CBQL và GV quan tâm hay việc thực hiện quyết định HN cũng là một trong những nội dung được CBQL và GV đánh giá ở mức độ khá cao bởi ở các trường THCS trong huyện cũng chưa thành lập Ban hướng nghiệp hợp lý theo quy định của Bộ GD&ĐT thậm chí chưa đi vào hoạt động, khâu tập huấn và bồi dưỡng đội ngũ GV làm công tác HN cũng bất cập, chưa phù hợp và không tương ứng với lực lượng GV đã được phân công làm công tác GDHN trong nhà trường.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá giáo dục hướng nghiệp cho học sinh và phản hồi thông tin để cải tiến ở trường trung học cơ sở tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Kiểm tra đánh giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động quản lý. Thực hiện tốt chức năng kiểm tra, đánh giá sẽ giúp nhà quản lý đánh giá đúng chất lượng hoạt động, có tác dụng thúc đẩy và điều chỉnh hoạt động của đối tượng quản lý và điều chỉnh sự tác động quản lý của chủ thể. Trong quản lý GDHN cho học sinh THCS cũng vậy, nếu nhà quản lý không tổ chức kiểm tra sẽ dẫn đến tình trạng làm ít báo cáo nhiều, hình thức đối phó trong tổ chức hoạt động, dẫn đến khả năng điều chỉnh kế hoạch không có, hiệu quả GDHN thấp.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí