Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh

các đầu việc quản lý của lãnh đạo các nhà trường trong công tác QL GDHN và đưa ra những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, đề tài còn chưa xây dựng được một cơ sở lý luận hoàn chỉnh làm nền tảng cho việc giải quyết phần nội dung.

1.2. Khái niệm và thuật ngữ liên quan

1.2.1. Quản lý

Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

K.Marx đã viết: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý.

Quản lý là sự xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẽ của nó.

Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau. Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm. Sau đây là một số khái niệm thường gặp:

- Khi nói đến quản lý, K.Marx ví hoạt động này như là công việc của người nhạc trưởng, ông viết: “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”(dẫn theo [24]).

Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.

- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”

(dẫn theo [26]).

- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý.

- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định.

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.

Qua các khái niệm trên về quản lý, có thể quan niệm về quản lý như sau:

Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý.

Như vậy, rõ ràng “Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là nghệ thuật” và “Hoạt động quản lý vừa có tính chất khách quan, vừa có tính chất chủ quan, vừa có tính chất pháp luật nhà nước, vừa có tính chất xã hội rộng rãi… chúng là những mặt đối lập trong một thể thống nhất” (dẫn theo [21]).

Quản lý có hai chức năng cơ bản: duy trì và phát triển. Để đảm bảo được hai chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể là: Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch; Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch.

1.2.2. Giáo dục hướng nghiệp

a) Hướng nghiệp

Bình diện xã hội: Hướng nghiệp được hiểu là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục học, y học, xã hội học, kinh tế học. nhằm giúp cho thế hệ trẻ

chọn được nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế quốc dân.

Bình diện trường phổ thông: Hướng nghiệp bao gồm một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm giáo dục HS trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.

Hỗ trợ có tính tương tác để giúp học sinh nâng cao nhận thứ về cuộc sống và công việc từ chung sang cụ thể, nắm được các lựa chọn có thể có được trong cuộc sống và học tập. Hướng nghiệp có thể được thực hiện theo nhóm hay theo cá nhân. Hướng nghiệp sẽ dẫn đến sự lựa chọn nghề hoặc con đường học tập cho tương lai của mỗi cá nhân. Tuỳ thuộc vào đặc trưng cho mỗi lĩnh vực hoạt động khoa học mà khi xem xét hoạt động hướng nghiệp có thể có những quan điểm khác nhau về khái niệm này. Các nhà tâm lý học cho rằng đó là hệ thống các biện pháp sư phạm, tâm lý giúp cho thế hệ trẻ chọn nghề có tính đến nhu cầu của xã hội và năng lực của bản thân; các nhà kinh tế học thì cho rằng đó là những mối quan hệ kinh tế giúp cho mỗi thành viên xã hội phát triển năng lực đối với lao động và đưa họ vào một lĩnh vực hoạt động cụ thể, phù hợp với việc phân bố lực lượng lao động xã hội...

Như vậy, hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp tác động đặc biệt vào quá trình định hướng nghề nghiệp của cá nhân bằng cách giúp họ nhận thức được bản thân, nghề nghiệp và nhu cầu thị trường lao động, qua đó cá nhân tự quyết định chọn lấy một nghề phù hợp đảm bảo cho họ thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp sau này (dẫn theo [17]).

b) Giáo dục hướng nghiệp

Các hoạt động giáo dục GDHN giúp học sinh hình thành được các năng lực cần thiết để lựa chọn nghề, con đường học tập, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó trong bối cảnh giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của giáo dục. Thông qua giáo dục hướng nghiệp, mỗi học sinh có sự hiểu biết về tính chất và đòi hỏi của ngành nghề mà mình hướng tới, biết phân tích thị trường hoạt động và sự đào tạo nghề tương ứng, tự sàng lọc những nguồn tư vấn để tự mình tháo gỡ vướng mắc hoặc rèn luyện bản thân. Từ đó, mỗi học sinh tự xác định được đâu là nghề phù hợp hoặc không phù hợp với mình và cách thức để hiện thực hóa mong muốn về nghề đó.

GDHN là một hệ thống các biện pháp GD nhằm chuẩn bị cho HS sớm có ý thức chọn ngành, nghề vừa phù hợp với nguyện vọng cá nhân vừa phù hợp với sự phân công lao động xã hội ngay từ khi còn học ở trường THCS.

Như vậy, GDHN là một hệ thống các biện pháp GD của nhà trường, gia đình và XH, nhằm dẫn dắt thế hệ trẻ đi vào thế giới nghề nghiệp, giúp cho các em có định hướng đúng trong việc lựa chọn nghề phù hợp với nguyện vọng, sở trường của bản thân, đáp ứng được nhu cầu nhân lực mà xã hội đang đặt ra. Đồng thời, giúp các em phát huy hết năng lực của mình với nghề đã chọn [20].

1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp (Quản lý hướng nghiệp) là một bộ phận của QLGD, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý của CTHN nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu HN cho HS.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là một nội dung của quản lý trường học, là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp để đạt mục đích giáo dục hướng nghiệp (dẫn theo [19]).

Quản lý hướng nghiệp bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

Hình 1 1 Bản chất của hoạt động quản lý hướng nghiệp Nguồn 10 Chủ 1


Hình 1.1: Bản chất của hoạt động quản lý hướng nghiệp

(Nguồn: [10])


Chủ thế quản lý: là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực cho công tác HN tại địa bàn, đơn vị đang quản lý. Trong quản lý HN, chủ thể quản lý là lãnh đạo hoặc chuyên viên phụ trách HN của bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Ban giám hiệu nhà trường và các giám đốc trung tâm GDHN ở địa phương có chức năng HN cho HS trên địa bàn. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng bằng phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt mục tiêu HN.

Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ HN, bao gồm các GV và CB phụ trách HN, tập thể HS ở các trường THCS, CB, GV và HS các TT GDTX - HN, TT KTTH - HN; các tổ chức, đoàn thể xã hội như Hội cha mẹ HS, hội LHPN, các doanh nghiệp… Đối tượng quản lý còn bao gồm các hình thức HN, ngân sách, cơ sở vật chất và thiết bị GD cho HN và hệ thống thông tin cho công tác HN.

Hình 1 2 Tổng quan về quản lý hướng nghiệp Nguồn 10 Công cụ quản lý là 2

Hình 1.2: Tổng quan về quản lý hướng nghiệp

(Nguồn: [10])


Công cụ quản lý: là những phương tiện mà cán bộ QLHN sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp HĐ của các tác nhân HN và HS trong việc thực hiện mục tiêu công tác HN. Công cụ chủ yếu để QLHN là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với công tác HN, là các cơ chế và chính sách cho công tác HN.

Phương pháp quản lý: là cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của cán bộ QLHN đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Phương pháp quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý và lựa chọn cách thức tác động của CBQLHN tới đối tượng quản lý.

1.3. Những vấn đề lý luận về giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở

1.3.1. Giáo dục hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới

a) Công tác hướng nghiệp góp phần điều chỉnh việc lựa chọn nghề của thanh thiếu niên, học sinh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Một trong những mục đích chính của công tác HN là điều chỉnh hướng chọn nghề của thế hệ trẻ cho phù hợp với những yêu cầu phát triển của kinh tế. Vì thế, trong công tác HN Nhà GD luôn đòi hỏi thanh thiếu niên, HS phải trả lời được câu hỏi: “Nghề định chọn có nằm trong những nghề mà XH đang cần phát triển hay không?”.

Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển đổi theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc nội. Xu hướng chọn nghề của thanh thiếu niên, HS phải phù hợp với xu hướng dịch chuyển cơ cấu kinh tế là một yêu cầu của HN.

Chính điều này đã đặt ra trong GD phải thông tin chính xác về yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thế hệ trẻ có cơ sở cân nhắc định hướng chọn nghề cho bản thân. Và vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải được nhà trường quan tâm như là một định hướng chuẩn bị cho HS ra trường. Các địa phương có điều kiện về KT-XH khác nhau được định hướng để phù hợp với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực riêng theo thế mạnh, ngành nghề mũi nhọn của địa bàn, quy hoạch các vùng liên kết sản xuất gắn với mỗi địa phương có một sản phẩm.

b) Hướng nghiệp phát huy tác động giáo dục ý thức chính trị và lý tưởng nghề nghiệp cho người lao động

Trong GDHN những bài toán tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội phải được đặt ra trước cho HS khi các em quyết định con đường lao động nghề nghiệp của mình. Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kỳ mở cửa, mở rộng thị trường ra bên ngoài, sự cạnh tranh về thị trường hàng hóa trong quá trình phát

triển kinh tế giữa quốc gia càng quyết liệt. Đòi hỏi thị trường lao động phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.

Thông qua những thông tin về thị trường lao động, phân tích cho HS thấy sự cần thiết phải vươn lên nắm lấy những công nghệ cao… Bởi các công nghệ lạc hậu sẽ làm chi phí đầu tư quá lớn, từ đó năng suất lao động và chất lượng sản phẩm thấp.

Bên cạnh, cũng cho HS thấy sự cần thiết phải nâng cao năng lực sản xuất, năng lực tiếp thị và năng lực sáng tạo. Đó là những yếu tố sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của CSSX, của doanh nghiệp. Là một nước nông nghiệp lạc hậu, trên con đường CNH-HĐH đất nước, cần phải thật sự có một cuộc cách mạng trong nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp sinh thái, nền nông nghiệp sạch, bảo đảm chất lượng cao về những mặt hàng nông sản. Chúng ta không chỉ quan tâm đến an ninh lương thực mà còn phải đề cao an toàn thực phẩm, đây là vấn đề quyết định đến việc phát triển thị trường hàng hoá nông nghiệp.

Mặt khác, qua HN và các hoạt động khác trong nhà trường nhằm cho HS thấy tính tất yếu của việc chuyển nhà nông sang các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp với khẩu hiệu “ly nông bất ly hương”. Ngay trong quá trình học ở trường HS phải được định hướng đi vào những nghề mà chính địa phương đang có, các khu công nghiệp hoặc các khu chế xuất mọc lên…Ngành nghề có nhu cầu sử dụng nhiều lao động có trình độ, do đó trong chương trình giáo dục mới đã phải xây dựng nội dung, hình thức hướng nghiệp phù hợp với điều kiện địa bàn, hòa với xu thế phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

c) Hướng nghiệp gắn với việc học tập làm chủ công nghệ mới

Thông qua HN, HS thấy được sự sống còn của nghề nghiệp gắn bó chặt chẽ với đổi mới công nghệ với việc làm chủ những tri thức hiện đại, với việc học hỏi liên tục và đào tạo suốt đời.

Nền sản xuất hiện nay đang thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Với vòng đời của công nghệ rút ngắn, các sản phẩm có mặt hàng trên thị trường không thể kéo dài hàng năm, mà là hàng

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí