Tổng Quan Nghiên Cứu Về Giáo Dục Hướng Nghiệp Và Quản Lý Giáo Dục Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Phổ Thông


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

1.1. Tổng quan nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp và quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông

1.1.1. Nghiên cứu về GDHN cho học sinh ở trường phổ thông‌

Năm 1848, trong cuốn sách "Hướng nghiệp chọn nghề" xuất hiện ở Pháp, các tác giả đã đề cập tới xu thế phát triển đa dạng của nghề nghiệp do sự phát triển của công nghiệp tạo nên và việc nhất thiết phải giúp đỡ thanh niên trong sự lựa chọn nghề nghiệp. Người ta nhận thấy hệ thống nghề nghiệp đã phức tạp, sự chuyên môn hóa đã vượt lên hẳn so với giai đoạn sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Theo đó khẳng định tính cấp thiết phải định hướng, giúp thanh thiếu niên, học sinh đi vào “thế giới nghề nghiệp” nhằm sử dụng lực lượng lao động trẻ có hiệu quả.

Ở Mỹ vào năm 1883, nhà tâm lý học Ph. Ganton đã nghiên cứu thử nghiệm (Test) với mục đích lựa chọn nghề. Vào đầu thế kỷ XX, đã xuất hiện các cơ sở dịch vụ hướng nghiệp ơt Anh, Mỹ, Pháp. Đặc biệt vào năm 1908 F.Pason thuộc đại học tổng hợp Garvared (Mỹ) đã tổ chức ở Boston lần đầu tiên ở Mỹ hội đồng nghề nghiệp giúp đỡ việc chọn nghề cho người lao động và được xem là cha đẻ của thuật ngữ “hướng nghiệp” [dẫn theo 89].

Ở Nga trong cuốn sách về hướng nghiệp “Lựa chọn Khoa và điểm qua chương trình đại học tổng hợp” của một giáo sư trường đại học tổng hợp Petecbua- B.F.Kpeev, xuất bản năm 1897 có nêu rõ ý nghĩa về lựa chọn nghề khi thi vào trường đại học. Nhưng việc chọn nghề chỉ giới hạn trong sự bất bình đẳng xã hội. Tất cả các tác phẩm nghiên cứu về hướng nghiệp chỉ nhằm vào mục đích tăng cường lợi nhuận thông qua việc bóc lột tối đa sức lực của người lao động [dẫn theo 88. tr77].

Các nhà khoa học: N.K.Krupxkaia, A.V.Lunasatsky, M.I.Kalinin, N.O.Bionxkii, MZ.Akmaliv, P.R.Atutov... trong những năm 70 của thế kỷ XX đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục lao động KTTH. Các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu ý tưởng "học tập kết hợp với lao động sản xuất" để hình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 304 trang tài liệu này.


thành nhân cách toàn diện cho học sinh, những ý tưởng đó có giá trị lớn cả mặt chính trị lẫn kinh tế - xã hội. Các nhà giáo dục Xô Viết đã làm nổi bật vai trò to lớn của giáo dục KTTH trong nhà trường nước Nga. Giáo dục KTTH được xem là một trong những bộ phận quan trọng nhất của giáo dục Cộng sản chủ nghĩa, giúp học sinh tiếp nhận về mặt lý thuyết và thực tiễn về những nguyên lý cơ bản của nền sản xuất hiện đại, hình thành kỹ năng, kỹ xảo lao động và hướng nghiệp cho học sinh; Nhờ đó tạo cho học sinh khả năng lựa chọn có ý thức con đường lao động, xây dựng cơ sở cho việc đào tạo nghề về sau. Đặc biệt, N.K.Krupxkaia đã nhấn mạnh yêu cầu phải quán triệt nguyên lý học tập kết hợp với lao động sản xuất vào quá trình dạy học các môn học của nhà trường; tác giả này cho rằng giữa các môn học phải có quan hệ mật thiết với nhau, liên hệ với hoạt động thực tiễn và nhất là đối với học môn kỹ thuật. N.K.Krupxkaia trong cuốn sách "Hoàn thiện quá trình dạy học" đã chỉ ra rằng: "Mối liên hệ giữa học tập và lao động cần phải thực hiện sao cho học tập lý thuyết soi sáng con đường thực hành vào lao động sản xuất, còn lao động làm giàu kiến thức giúp nắm kiến thức một cách có ý thức"; "Giáo viên dạy lao động cần trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ năng, KTTH đại cương cần thiết cho người lao động các nghề khác nhau để lao động sản xuất" [85]. Chính vì vậy, qua các lần cải cách, giáo dục Xô Viết luôn chú trọng tăng cường giáo dục lao động với hướng nghiệp cho học sinh phổ thông trên cơ sở gắn với lao động sản xuất.

Quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục - 4

Ở Cộng hòa liên bang Đức, các tác giả Rolf Oberliesen, Helmut keim, Michael Schumann, Gehart, Duismamn đã có những công trình nghiên cứu về “phương thức tổ chức cho học sinh phổ thông thực tập ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ” [dẫn theo 88].

Các trường học ở Châu Âu cuối thế kỷ XX có xu thế cải cách gắn với hướng nghiệp và đào tạo nghề. Vào những năm 70-80 thế kỷ trước, các nước Châu Âu lần lượt tiến hành cải cách giáo dục từ cấu trúc tổ chức đến nội dung, phương pháp giáo dục và giảng dạy, đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội công nghiệp dựa vào sự tiến bộ vượt bậc của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kinh tế để đạt tới một số chuẩn mực chung về trình độ giáo dục phổ thông và giáo dục nghề và hướng nghiệp tại trường phổ thông.

- Trong nhà trường Pháp: giảm bớt tính hàn lâm, tăng cường tỷ trọng kiến thức có ý nghĩa thực dụng, ý nghĩa hướng nghiệp.


- Trong nhà trường Đức: hiện đại hóa quá trình học tập của theo hướng tạo điều kiện cho HS có thể học nghề ngay khi đang học phổ thông, cung cấp hệ thống và kiến thức khoa học gắn với đào tạo nghề một cách linh hoạt, giảm bớt tính hàn lâm của bậc trung học hoàn chỉnh.

- Ở những trường học Úc, GDHN - lập nghiệp (Career Education) nhằm phát triển những kiến thức, kỹ năng và thái độ cho học sinh thông qua một chương trình học tập được kế hoạch hóa. Việc giáo dục này giúp cho HS biết đưa ra những quyết định về việc lựa chọn có tính hướng nghiệp - lập nghiệp trong và sau khi học ở trường và tham gia có hiệu quả vào đời sống lao động. Việc giáo dục hướng nghiệp được thực hiện để giúp HS thực hiện 4 nội dung: học về bản thân trong mối quan hệ với lao động; Học về thế giới nghề nghiệp; Học về lập kế hoạch và ra quyết định hướng nghiệp - lập nghiệp; Phát triển khả năng triển khai các quyết định về hướng nghiệp và tiến hành thay đổi công việc.

Với quan điểm học tập là quá trình kéo dài suốt cả cuộc đời, tổ chức quốc tế UNESCO khuyến cáo phải nhìn nhận lại cả nội dung và cách tổ chức giáo dục trung học. Sự phát triển vũ bão của KHKT và công nghệ đòi hỏi một thị trường lao động lớn, cần phải có những giải pháp nhằm huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục, đặc biệt là GDHN để phân luồng học sinh từ đầu cấp THPT. Quan điểm chủ đạo của UNESCO là tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất để mọi người đều có thể tham gia ở những loại hình học tập phù hợp, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, phải tạo ra nhiều chương trình học tập liên thông để mọi người có thể chia quá trình tích lũy kiến thức của mình ra làm nhiều giai đoạn (học tập suốt đời) và có cơ hội để thường xuyên cập nhật, bổ sung kiến thức về tất cả lĩnh vực mà mình có nhu cầu tìm hiểu. Theo quan điểm này, lực lượng lao động sẽ không ngừng được đào tạo ở tất cả mọi cấp độ, được giáo dục một cách toàn diện với những kiến thức, kỹ năng và tri thức khoa học luôn luôn được cập nhật, đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội.

Theo quan điểm của UNESSCO, hướng nghiệp đòi hỏi sự đánh giá dựa trên việc kết hợp những tiêu chí về giáo dục và dự báo về nhân cách tương lai. Nhà trường phải có khả năng xác định chính xác khả năng của mỗi HS. Vì vậy, cần phải có những nhà tư vấn hướng nghiệp có chuyên môn để giúp HS lựa chọn khóa học


thích hợp, dự báo những khó khăn trong học tập và giúp giải quyết những vấn đề xã hội khi cần thiết.

Ở Việt Nam, các tác giả như: Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Văn Hộ ngay từ những năm 80 của thế kỷ XX đã nêu ra một số cơ sở tâm lý, nội dung của công tác hướng nghiệp. Đặc biệt với luận văn Phó tiến sĩ của mình, tác giả Phạm Tất Dong là người đầu tiên đặt nền móng cho việc thiết lập những cơ sở lý thuyết về hướng nghiệp.

Trong khoảng thời gian 10 năm từ 1980 - 1990, quản lý công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh đã được triển khai đối với hệ thống giáo dục phổ thông theo kế hoạch, theo chương trình và nội dung của Bộ Giáo dục - Đào tạo hoạch định nhằm làm tốt việc phân luồng HS tốt nghiệp các cấp THCS và THPT sau khi tốt nghiệp ra trường. Trong những năm gần đây, vấn đề GDHN ở trường THPT đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đề cập tới ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các tác giả: Phạm Tất Dong, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Văn Hộ, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy Thụ, Đoàn Chi, Trần Khánh Đức, Hà Thế Truyền, Nguyễn Viết Sự, Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Văn Lê, Bùi Văn Quân, Phạm Huy Thụ, Nguyễn Thị Thanh Huyền... Nhìn chung, các công trình của các tác giả đều tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý hoạt động hướng nghiệp với mục đích, ý

nghĩa, nội dung, hình thức tổ chức GDHN cho học sinh phổ thông.

Tác giả Phạm Minh Hạc phân tích tình hình giáo dục - đào tạo nước ta và phương hướng đổi mới giáo dục - đào tạo, đã xác định việc xây dựng một nền giáo dục kỹ thuật, đó là “Nền giáo dục được chỉ đạo bằng tư tưởng phục vụ phát triển công nghệ” [30]. Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với kết quả nghiên cứu của tác giả về con người trong công cuộc đổi mới, trong đó đề cập tới yếu tố: “Ưu tiên đến việc giáo dục nghề nghiệp” [31], đây cũng là quan điểm của quản lý GDHN sau này.

Tác giả Phạm Tất Dong đã nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động hướng nghiệp; Hứng thú nghề nghiệp; Những vấn đề về nội dung, phương pháp hướng nghiệp cho học sinh, thanh niên…Trong một nghiên cứu tác giả đã khẳng định: “Trong những người không kiếm ra được việc làm, 85,8 % là thanh niên. Trong tổng số thanh niên đứng ngoài việc làm, 67,4 % là không biết nghề” [24, tr.25]. Trên cơ sở đó tác giả đã xác định cần: “Chú trọng việc hình thành những năng lực nghề nghiệp cho thế hệ trẻ để tự tìm ra việc làm”, đồng thời: “Tiếp sau


quá trình hướng nghiệp, dứt khoát phải dạy nghề cho học sinh… đây là một nguyên tắc rất cơ bản” [24,tr.40]. Thông qua nghiên cứu “những vấn đề mới đặt ra trước yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp hiện nay”, tác giả đã đề nghị thiết lập một hệ thống GDHN từ bậc tiểu học với thời lượng tăng dần ở các năm sau đó. Tác giả cũng đưa ra những đề nghị cụ thể về phương diện quản lý hoạt động GDHN cần giao nhiệm vụ GDHN cho các giáo viên Công nghệ, đổi mới chương trình GDHN, kết hợp các buổi tham quan sản xuất, giao lưu với các nhân vật tiêu biểu trong hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đề nghị phải huy động cha, mẹ học sinh, các tổ chức kinh tế - xã hội tham gia GDHN cho học sinh phổ thông Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Văn Hộ đề cập vấn đề “Thiết lập và phát triển hệ thống hướng nghiệp cho học sinh Việt Nam” [35]. Trong đó tác giả xây dựng luận chứng cho hệ thống hướng nghiệp trong điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đề xuất quản lý GDHN với những hình thức phối hợp giữa nhà trường, các cơ sở đào tạo nghề, cơ sở sản xuất trong hướng nghiệp - dạy nghề cho học sinh phổ thông.

Nghiên cứu về Động cơ chọn nghề; Hứng thú chọn nghề và Khả năng thích ứng nghề của học sinh học nghề là một hướng nghiên cứu khác do các tác giả Đặng Danh Ánh, Nguyễn Viết Sự cùng cộng sự khác triển khai [2]. Đặc biệt trong cuốn “Tuổi trẻ và nghề nghiệp” tập 1 và tập 2 xuất bản từ những năm 80 của thế kỷ XX đã nghiên cứu tâm sinh lý, nội dung lao động của một số nghề nhằm tạo ra tài liệu hướng nghiệp cho trường phổ thông.

Theo tác giả Nguyễn Trọng Bảo “Vấn đề GDHN vừa là một vấn đề cơ bản, vừa là một vấn đề cấp bách của nhà trường phổ thông ngày nay” và để làm tốt thì “GDHN phải được quán triệt trong mọi hoạt động của nhà trường. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng nhà trường, của ngành giáo dục, mà là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất và của toàn xã hội” [18, tr.35].

Từ các nghiên cứu cho thấy quan điểm truyền thống và quan điểm mới về GDHN ở Việt Nam:

- Quan điểm truyền thống: Theo quan điểm này, GDHN gắn với khâu chọn nghề. Về phạm vi, hướng nghiệp chỉ diễn ra ở trường phổ thông. Về đối tượng, là HS phổ thông nhưng chủ yếu là HS từ THCS đến hết cấp THPT.

- Quan điểm mới: Theo quan điểm này, GDHN gắn với quá trình phát triển nghề nghiệp gồm có chọn nghề và thích ứng nghề. Về phạm vi, công tác hướng


nghiệp diễn ra không chỉ ở trường phổ thông mà ở cả trường dạy nghề, trường TCCN, CĐ, ĐH và cả ở những cơ sở sản xuất kinh doanh. Về đối tượng, bao gồm cả HS phổ thông, HS học nghề và TCCN, sinh viên CĐ, ĐH và người lớn tuổi học thêm nghề hoặc chuyển đổi nghề do thay đổi công nghệ, cổ phần hoá doanh nghiệp, môi trường sống...

Trường PT

Trường Chuyên nghiệp

Cơ sở SX

Các tổ chức XH

Gia đình

Phương tiện Thông tin

Các cơ quan chuyên môn

1. Thời kì chọn nghề Giai đoạn hướng nghiệp

2. Thời kì thích ứng nghề Giai đoạn hướng nghiệp

-Tư vấn nghề

chọn nghề ứng nghề

Thi gian hc sinh hc trường PT

Thi gian hc sinh hc trường chuyên nghip

Thi đim bt đu thích ng ngh

SƠ ĐỒ HƯỚNG NGHIỆP

-Tuyển

-Thích

- Giáo dục nghề và tuyên truyền nghề

- Tư vấn nghề

Kết thúc thích ng ngh

Thi đim bt đu chn ngh

Thi đim kết thúc chn ngh

Thi gian HS làm cơ sSX

Sơ đồ 1.1. Hướng nghiệp theo quan điểm mới‌

Công trình “GDHN ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay” [20] của tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh đã đi sâu nghiên cứu về việc cần thiết phải đổi mới GDHN trong trường phổ thông và đã đưa ra các định hướng đổi mới như: đổi mới mục tiêu, phương thức, nội dung GDHN trong đó nhấn mạnh “GDHN là quá trình dạy học có chủ đích, phục vụ mục tiêu làm thay đổi một cách lâu bền vị thế của người học để họ có thể hoàn thành các yêu cầu nghề nghiệp”. Như vậy, trong đào tạo nghề hay trong dạy học các môn học ở trường phổ thông giáo viên đều có nhiệm vụ phải thực hiện chủ đích này.

Công trình: “Tích hợp GDHN trong dạy học môn Sinh học ở trường THCS” [80], tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đưa ra phương pháp tích hợp GDHN qua dạy các môn học và phân tích tiềm năng GDHN của môn Sinh học ở THCS với danh mục 11 bài dạy học sinh lớp 6, 7, 8, 9 có thể tích hợp được với GDHN.

Tác giả Nguyễn Như Ất đã nghiên cứu xác định lại cơ sở triết học của giáo dục Việt Nam nói chung, trong đó có GDHN trình bày trong tài liệu “Vấn đề


phương pháp luận xây dựng nội dung GDHN trong trường phổ thông Việt Nam” [4]. Các tác giả Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Nguyễn Đức Trí và Nguyễn Quang Huỳnh đã đề cập một loạt vấn đề bức xúc hiện tại của GDHN và quản lý GDHN như: vấn đề phân luồng của học sinh phổ thông sau trung học, sự cần thiết phải có GDHN, cơ sở tâm lý học của GDHN, nêu bật vai trò của GDHN với chức năng định hướng vào việc rèn luyện năng lực thực hiện cho người lao động [1], [4], [24].

Tác giả Phan Thị Tố Oanh nghiên cứu: “Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh qua các môn văn hóa cơ bản ở trường THPT các tỉnh Đồng bằng sông Cửu long”đã phân tích vai trò của môn văn hóa cơ bản có “tầm quan trọng đặc biệt đối với việc phát triển toàn diện nhân cách con người” và tiềm năng của nó trong GDHN cho học sinh ở trường phổ thông. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp hướng nghiệp qua dạy học các môn văn hóa cơ bản[54]

“GDHN trong dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường THPT khu vực Trung Nam Bộ” của tác giả Phạm Văn Khanh đã đề xuất một hệ thống biện pháp bồi dưỡng, chuyển giao quy trình GDHN cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả GDHN cho học sinh trong dạy học môn KHTN ở các trường THPT khu vực Trung Nam bộ. [42].

Tác giả Trịnh Văn Cường đã nghiên cứu luận án với đề tài “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”. Trong luận án, tác giả Trịnh Văn Cường đã phân tích làm rõ tiềm năng, ưu thế của môn Công nghệ trong việc giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông và đã xác định cụ thể các nội dung giáo dục hướng nghiệp có thể tích hợp, lồng ghép trong môn Công nghệ; Xác định các nguyên tắc tích hợp giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ; Quá trình GDHN (đối tượng, nguồn lực, mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức và kết quả) GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông cũng như mối liên hệ các thành tố cấu trúc của quá trình GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ nhằm đạt được mục tiêu GDHN; Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN. Phát hiện và đánh giá thực trạng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở các trường trung học phổ thông vùng Đông Bắc Việt Nam và xác định được nguyên nhân, hệ quả của thực trạng trên. Theo đó đề xuất 07 biện pháp nhằm thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh


trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông. Hướng nghiên cứu giáo dục hướng nghiệp tích hợp với dạy học môn học hay hoạt động giáo dục khác ở trường THPT là hướng triển khai phù hợp với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. [21]

Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 [15], hoạt động hướng nghiệp được thực hiện trong mối quan hệ với hoạt động trải nghiệm. Chương trình Hoạt động trải nghiệm ở cấp THPT phải tiếp tục phát triển những năng lực và phẩm chất đã hình thành từ giai đoạn giáo dục cơ bản thông qua hoạt động phát triển cá nhân, hoạt động lao động, hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, nhưng tập trung cao hơn vào việc phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp.

Thông qua các chủ đề sinh hoạt tập thể, hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; câu lạc bộ hướng nghiệp và các hoạt động định hướng nghề nghiệp khác, học sinh được đánh giá và tự đánh giá về năng lực, sở trường, hứng thú liên quan đến nghề nghiệp; được rèn luyện phẩm chất và năng lực để thích ứng với nghề nghiệp mai sau.

Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp.

Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính: Hoạt động phát triển cá nhân; Hoạt động lao động; Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng; Hoạt động hướng nghiệp [15].

1.1.2. Nghiên cứu về quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở trường phổ thông‌

Trong xã hội thời xa xưa, cuộc sống của con người là thừa hưởng sự hào phóng từ những sản vật do thiên nhiên ban tặng. Việc chọn “nghề” và thực hành nghề của giới trẻ chỉ là ngẫu nhiên, may rủi và hình như là “do tạo hóa sắp đặt”, là định mệnh, là số phận. Platon- một triết gia Hy Lạp thời cổ đại đã cổ động dân chúng rằng: “Khi tạo ra con người, ông trời đã nhào nặn họ với vàng, bạc, đồng. Người “vàng” là những người làm khoa học, nghệ thuật, làm quản lý. Người “bạc” là những chiến binh. Người “đồng” là thợ thủ công, nông dân và nô lệ” [5]. Xã hội dần phát triển, chủ nghĩa tư bản xuất hiện cùng với sự ra đời của đại công trường thủ công và tiếp theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023