Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Gdhn Cho Học Sinh Thcs Trên Địa Bàn Huyện Văn Bàn, Tỉnh Lào Cai‌

Bảng 2.9: Thực trạng kiểm tra đánh giá GDHN cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai‌


TT


Nội dung

Mức đánh giá

Tổng số

phiếu trả lời


Điểm TB


Thứ bậc

1

2

3

4

5


1

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình GDHN cho

học sinh THCS đã xây dựng


4


10


25


25


61


125


4,03


3


2

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, PP,

hình thức tổ chức trong các GDHN cho học sinh THCS


3


8


17


26


71


125


4,23


1


3

Kiểm tra, đánh giá kết quả GDHN cho học sinh THCS thông qua nhận thức nghề

nghiệp


5


8


18


23


71


125


4,18


2


4

Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt GDHN cho

học sinh THCS


5


14


20


20


66


125


4,02


4


5

Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS


6


13


24


28


54


125


3,89


6


6

Điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức GDHN cho học sinh

THCS cho chu kỳ sau


8


13


20


26


58


125


3,9


5


Điểm trung bình chung

4,04


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - 10

Kết quả đánh giá cho thấy công tác kiểm tra đánh giá GDHN cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai với điểm trung bình đạt 4,04 điểm, xếp mức khá, trong đó có 1 Nội dung xếp mức tốt (số thứ tự 2), “Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong các GDHN cho học sinh THCS” đạt 4,23 điểm. Điều này cho thấy, việc CBQL và GV thực hiện kiểm tra, đánh giá bằng việc lập các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ của hoạt động GDHN trong nhà trường là rất cần

thiết. Đặc biệt, CBQL và GV các trường THCS trong huyện Văn Bàn đã xác định việc Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá GDHN trong nhà trường nhưng phải căn cứ vào phần nghiên cứu lý luận, nội dung, phương hướng và tài liệu hướng dẫn công tác GD kỹ thuật tổng hợp - HN trong nhà trường phổ thông của Bộ GD&ĐT. Trên cơ sở đó, CBQL và GV các trường cũng đã xác định nhiệm vụ GDHN trong nhà trường được hiệu quả thì phải điều chỉnh các sai lệch GDHN từ các thành viên trong Ban Hướng nghiệp và các thành phần khác trong nhà trường bằng việc đo lường việc thực hiện GDHN.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Bảng 2.10: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý GDHN cho học sinh THCS tại huyện Văn Bàn‌


TT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng


Tổng số phiếu


Điểm trung bình


Thứ bậc


Rất ảnh hưởng


Ảnh hưởng


Bình thường

Không ảnh hưởng

Rất không ảnh

hưởng


1

Nhận thức của cán bộ, quản lý về tầm quan trọng của

GDHN


110


88


15


12


0


0


0


0


0


0


125


4,88


1


2

Năng lực tổ chức

hoạt động hướng nghiệp


107


85,6


18


14,4


0


0


0


0


0


0


125


4,86


2


3

Ý thức thái độ của GV khi tham gia

HĐ giáo dục HN


90


72


10


8


5


4


0


0


0


0


125


4,84


3


4

Các văn bản định

hướng của nhà nước


86


68,8


20


16


19


15,2


0


0


0


0


125


4,54


4

5

Điều kiện kinh tế

xã hội địa phương

83

66,4

24

19,2

18

14,4

0

0

0

0

125

4,52

5


6

Điều kiện CSVC, tài chính phục vụ cho

HĐHN


80


64,0


20


16,0


15


12,0


10


8,0


0


0


125


4,36


6

Kết quả đánh giá công tác quản lý GDHN cho học sinh THCS huyện Văn Bàn chịu ảnh hưởng các yếu tố như sau:

Một là, nhận thức của cán bộ, quản lý về tầm quan trọng của GDHN, đây là nhân tố cho là ảnh hưởng nhiều nhất đạt điểm trung bình là 4,88 điểm, 88% ý kiến là rất ảnh hưởng nhiều, 12% ý kiến là ảnh hưởng. Hiện nay còn tình trạng một số hiệu trưởng trường THCS còn mang nặng tư duy truyền thống, hầu hết các CBQL các trường đều nhận thức được công tác quản lý lãnh đạo GDHN thành công là do tư duy, năng lực về cách thức triển khai, con đường và mục tiêu phát triển nghề nghiệp tương lai của HS. GV được phỏng vấn đều khẳng định vai trò của người lãnh đạo/CBQL nhà trường trong đưa ra các quyết định, năng lực, tổ chức thực hiện chương trình GDHN là quan trọng nhất.

Hai là, năng lực tổ chức hoạt động hướng nghiệp, điểm trung bình của nhân tố này đạt trung bình 4,86 điểm, có 85,6% ý kiến rất ảnh hưởng nhiều, 14,4% ảnh hưởng, GV là người định hướng các chủ đề, trực tiếp triển khai chương trình GDHN nên họ là người ảnh hưởng lớn đến chất lượng, nội dung, tiến độ của hoạt động. Một số GV khi tham gia tổ chức cho học sinh còn hạn chế đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động và hiệu quả HĐGDHN của học sinh do nhà trường chưa thành lập Ban hướng nghiệp, GV kiêm nhiều nhiệm vụ chưa thể làm tốt hoàn toàn công tác này.

Ba là, ý thức thái độ của GV khi tham gia HĐ giáo dục hướng nghiệp, điểm trung bình của nhân tố này là 4,84 điểm, có 72% ý kiến cho là rất ảnh hưởng nhiều, 8% ảnh hưởng và 4% bình thường. Nguồn nhân sự các trường THCS huyện Văn Bàn có những khó khăn trong việc triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp, thì câu trả lời của cán bộ quản lý và giáo viên tương đối đồng nhất với nhau. Khó khăn lớn nhất đối với công tác giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS được cho rằng chính là về đội ngũ giáo viên chuyên trách với sự đồng ý của 91,67% cán bộ quản lý và 93% giáo viên được hỏi. Cũng với khó khăn này khi được phỏng vấn chuyên sâu, đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp chưa

được tập huấn, đào tạo và bồi dưỡng, không có chuyên môn, kiến thức về hoạt động này. Nên hiệu quả hướng nghiệp và phân luồng chưa cao.

Bốn là, các văn bản định hướng của nhà nước, điểm trung bình của nhân tố này là 4,54 điểm, có 68,8% ý kiến cho là rất ảnh hưởng, 16% ảnh hưởng và 15,1% bình thường. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện thống nhất trên cả nước. Trước đây, nó được thực hiện Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 5/5/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông, trong đó hoạt động giáo dục hướng nghiệp được phân phối dạy học ở các lớp 9, 10, 11, 12, thực hiện trong 9 tháng học, thời lượng chung 3 tiết/ lớp/tháng. Ngày 15/8/2008, sau 02 năm thực hiện Quyết định nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục ban hành Công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2008 - 2009. Theo công văn này thì hoạt động giáo dục hướng nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện ở các lớp 9, 10, 11, 12 với thời lượng chỉ còn 9 tiết/ lớp/ năm học. Đối với các trường THCS, huyện cũng thực hiện theo những quy định chung về giáo dục hướng nghiệp nêu trên. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện theo nhiệm vụ “Giáo dục lao động, hướng nghiệp và dạy nghề truyền thống phù hợp với năng lực của học sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” cho học sinh được quy định cụ thể tại Điều 3, Thông tư 01/2016/TT- BGDĐT ban hành Quy chế tổ chức và hoạt đông của trường phổ thông dân tộc nội trú. Các trường trên địa bàn huyện Văn Bàn đã nỗ lực thực hiện theo chương trình định hướng của Bộ giao.

Năm là, điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, điểm trung bình của nhân tố này là 4,52 điểm,có 66,4% ý kiến cho là rất ảnh hưởng, 19,2% ảnh hưởng và 14,4% bình thường. Điều kiện phát triển KT-XH cho phép phát triển cơ sở hạ tầng vật chất tạo ra không gian cho HS tham gia HĐ GDHN, thu hút các doanh nghiệp phát triển tại địa bàn tạo ra cơ sở vật chất và điều kiện tổ chức GDHN, tổ chức ngoại khóa cho HS tốt hơn.

Sáu là, điều kiện tài chính, vật chất cho HĐHN đạt 4,36 điểm, xếp mức rất ảnh hưởng, 64% ý kiến rất ảnh hưởng, 16% ý kiến là ảnh hưởng. Khi phỏng vấn sâu, các cán bộ giáo viên cho rằng, để HĐHN diễn ra thành công thì đòi hỏi phải có CSVC phục vụ, chẳng hạn môn học lịch sử, các em học sinh cần đến bảo tàng hoặc danh lam thắng cảnh, di tích,… nhà trường bố trí xe đưa đón, kinh phí hỗ trợ mua vé, ăn uống, nghỉ ngơi,… đều cần các nguồn lực tham gia không chỉ trích từ nguồn học phí mà huy động tiền đóng góp của phụ huynh học sinh, các cá nhân, tổ chức tài trợ,… nên CSVC và tài chính là nhân tố quan trọng có tính quyết định đến công tác quản lý hiệu quả mức độ nào. CBQL khi được phỏng vấn đều nhấn mạnh vai tro của điều kiện CSVC, tài chính là yếu tố quan trọng đóng góp cho chất lượng HĐHN.

2.6. Đánh giá chung về công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường trung học cơ sở huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

2.6.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động giáo dục này đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Hệ thống các văn bản về giáo dục hướng nghiệp đã được ban hành;

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cũng từng bước được trang bị thêm những kiến thức mới cập nhật về giáo dục hướng nghiệp. Cán bộ quản lý và giáo viên bước đầu đã có nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động GDHN.Một số cán bộ quản lý, lãnh đạo cấp sở, trường THCS rất quan tâm đến hoạt động GDHN, định hướng nghề nghiệp cho HS THCS. Một số giáo viên kiêm nhiệm dạy học GDHN đã có ý thức chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin, tài liệu về GDHN để làm phong phú thêm bài giảng, giờ học về GDHN.

Việc đầu tư kinh phí cho xây dựng và mua sắm trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp cũng đã được quan tâm. Hầu hết các trường THCS đều được trang cấp các thiết bị học tập cần thiết cho hoạt động GDHN.

- Về công tác lập kế hoạch GDHN của nhà trường: đã lập kế hoạch tổng thể hướng nghiệp cho nhà trường, Lập kế hoạch ngoài giờ lên lớp HN cho nhà trường; Lập kế hoạch cơ sở vật chất cho HN nhà trường; Lập kế hoạch HN ngắn hạn cho nhà trường; Lập kế hoạch mang tính chiến lược HN cho nhà trường;

- Về tổ chức thực hiện GDHN: Tổ chức các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ tổ chức GDHN; Huy động các nguồn lực ngoài nhà trường trong tổ chức GDHN; Tổ chức thiết kế kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo học kỳ/năm học/ khối lớp.

- Về chỉ đạo triển khai GDHN đã xây dựng kế hoạch đánh giá tổ chức GDHN theo chủ đề; cho từng học kỳ, năm học và đã đề xuất biện pháp cải thiện tổ chức GDHN sau đánh giá; Xây dựng Nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức GDHN;

- Về kiểm tra đánh giá GDHN: Đã Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức trong các GDHN cho học sinh THCS; kết quả GDHN cho học sinh THCS thông qua nhận thức nghề nghiệp; thực hiện mục tiêu, kế hoạch, Chương trình GDHN cho học sinh THCS đã xây dựng; Kiểm tra, đánh giá việc phối hợp giữa Sở, Trường và GV trong các đợt GDHN cho học sinh THCS.

2.6.2. Hạn chế

Trong quá trình quản lý, do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan, hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS vẫn chưa được hiệu quả và kết quả đạt được vẫn còn rất hạn chế như:

- Công tác lập kế hoạch, nguồn nhân lực hiện lập kế hoạch còn hạn chế về năng lực trình độ, chưa được đào tạo về chuyên môn hướng nghiệp nên còn lúng túng, xây dựng kế hoạch chưa có tính trung hạn và dài hạn.

- Về tổ chức thực hiện GDHN, chưa làm tốt công tác Tổ chức bồi dưỡng, seminar cho GV trong trường về năng lực tổ chức GDHN; Tổ chức xây dựng hệ thống chủ đề GDHN cho khóa học;

- Về chỉ đạo triển khai GDHN chưa triển khai đồng bộ công tác Tổ chức đánh giá kết quả tổ chức GDHN theo các Nội dung, theo kế hoạch đánh giá; chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả tổ chức GDHN theo khối/lớp và chưa thành lập Ban hướng nghiệp cho trường.

- Về kiểm tra đánh giá GDHN: chưa thực hiện hoạt động đồng bộ công tác điều chỉnh hợp lý kế hoạch, nội dung, PP, hình thức…tổ chức GDHN cho học sinh THCS cho chu kỳ sau; Rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh THCS.

- Về đội ngũ quản lý: Nhân sự quản lý thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS còn hạn chế. Đa số chưa được tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn về công tác quản lý giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là tiếp cận với chương trình mới. Hiểu biết và hoạt động GDHN cũng như đánh giá về tầm quan trọng của GDHN cho HS của đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao. Công tác tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐGDHN cho HS trong nhà trường còn chưa được quan tâm thực hiện. Việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở đa số các trường THCS vẫn còn được thực hiện một cách hình thức chưa đi vào thực chất. Sự phối hợp giữa các trường THCS với các tổ chức, cá nhân, ban ngành đoàn thể ở địa phương trong việc thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh còn yếu. Công tác tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng giáo viên dạy học công tác giáo dục hướng nghiệp chưa được thực hiện đồng bộ.

- Về đội ngũ giáo viên: Hầu hết các trường THCS ở huyện Văn Bàn đều chưa có đội ngũ giáo viên phụ trách công tác giáo dục hướng nghiệp, chủ yếu là giao cho một giáo viên, cán bộ của nhà trường dạy học mang tính chất kiêm nhiệm. Giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công tác giáo dục hướng nghiệp. Chất lượng của đại đa số giáo viên kiêm nhiệm dạy học giáo dục hướng nghiệp chưa cao. Nhận thức về GDHN của giáo viên nói chung và giáo viên phụ trách dạy học GDHN chưa sâu.

- Cơ sở vật chất: Tài liệu cho công tác giáo dục hướng nghiệp còn thiếu thốn. Điều kiện cơ sở vật chất cũng như kinh phí đầu tư cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Do hoạt động giáo dục hướng nghiệp không phải là môn học chính khoá, mà chỉ được coi như một hoạt động giáo dục (không tính điểm, không thi tốt nghiệp), nên nhiều trường chưa chú trọng, thậm chí có những trường “quên bẵng” đi.

Ở những trường đã tiến hành nghiên cứu, công tác giáo dục hướng nghiệp thường được hiệu phó, giáo viên bộ môn đang dạy thiếu số tiết theo quy định giảng dạy. Mục đích chính là để giáo viên giảng dạy đủ điều kiện hưởng lương, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên nghề. Đây là một hoạt động giáo dục tương đối nhẹ nhàng không phải soạn bài và làm hồ sơ sổ sách như các môn học chính khóa khác. Hơn nữa, cơ quan quản lý giáo dục các cấp chưa bao giờ kiểm tra chuyên môn giáo dục hướng nghiệp. Chính vì vậy, đã có hiện tượng không dạy đủ số chủ đề, số tiết trong chương trình hoặc không kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy học của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh.

Giáo viên khi được giao nhiệm vụ tổ chức dạy học giáo dục hướng nghiệp ở các trường THCS hầu hết chưa được tập huấn, tài liệu thiếu thốn, kinh nghiệm không có. Nhiều giáo viên chưa tự đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động giáo dục này. Tài liệu đến tay giáo viên chủ yếu là bộ tài liệu hướng dẫn do Bộ GD&ĐT ban hành từ lâu. Trong thư viện cũng không có mấy đầu sách về hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Dẫn đến việc, giáo viên hiểu biết chưa sâu về giáo dục hướng nghiệp thậm chí còn hiểu chưa đúng về hoạt động giáo dục này.

- Do nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông chưa đầy đủ, hơn nữa như đã nói ở trên, môn học này không phải là môn học chính khóa, nên một số trường không thành lập ban

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí