theo quy định. Hoạt động phối hợp để tổ chức thực tập cho học sinh mang tính hình thức và không thật sự hiệu quả. Doanh nghiệp không mấy mặn mà với học sinh, sinh viên được cử đi thực tập tại DN. Các học sinh, sinh viên mới chỉ tới thăm quan mà ít có cơ hội được thực hành các nghiệp vụ, được chia sẻ kinh nghiệm và kỹ năng, một số học sinh, sinh viên chưa chủ động tham gia các hoạt động tác nghiệp, còn tư tưởng mang tính chống đối, thiếu tự giác, bỏ bê công việc.
- Tháng 12/2018, các CSDN thương mại và du lịch đã ký kết hợp đồng hợp tác đào tạo theo nhu cầu xã hội với Hiệp hội Du lịch tỉnh Thái Nguyên, công ty Đông Á, công ty Du lịch và Khách sạn Dạ Hương, công ty Vận tải và Du lịch Khánh Thịnh, công ty TNHH Thái Hải… Theo hợp đồng đã ký kết, các CSDN thương mại và du lịch có trách nhiệm thực hiện 5 nội dung công việc bao gồm: Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đúng theo yêu cầu thực tiễn từ phía DN; tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động tại doanh nghiệp với chất lượng, chi phí hợp lý; đào tạo theo đúng chuẩn đầu ra đã công bố và đáp ứng được yêu cầu sử dụng từ phía DN; cung ứng và giới thiệu sinh viên đến thực hành, thực tập, tham gia các sự kiện và làm việc bán thời gian theo nhu cầu của DN; lựa chọn, giới thiệu học sinh sinh viên đã tốt nghiệp ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn vào làm việc cho DN đảm bảo chất lượng, phù hợp với số lượng và yêu cầu thực tế. Phía các DN cũng phải có trách nhiệm thực hiện 5 nội dung bao gồm: Tiếp nhận, phối hợp quản lý và bố trí chuyên gia hướng dẫn, hỗ trợ học sinh sinh viên của các CSDN thương mại và du lịch đến thực hành, thực tế, thực tập tại DN, thường xuyên tham gia góp ý, điều chỉnh các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng được yêu cầu từ phía DN, bố trí, hỗ trợ các chuyên gia tham gia vào công tác giảng dạy theo chuyên đề, hướng dẫn thực hành theo đề xuất từ phía các CSDN thương mại và du lịch, cung cấp kịp thời, thường xuyên các thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân sự tại DN cho các CSDN thương mại và du lịch, ưu tiên tuyển dụng đối tượng là học sinh sinh viên đã tốt nghiệp ngành du lịch - nhà hàng - khách sạn của các CSDN thương mại và du lịch.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, các nội dung đã ký kết trong Hợp đồng hợp tác giữa các CSDN thương mại và du lịch với các DN hầu như chưa được thực hiện.
- Mảng công việc tư vấn việc làm của các Trung tâm tư vấn tuyển sinh thuộc các CSDN thương mại và du lịch còn mờ nhạt, chưa rõ nét.
- Việc triển khai các hoạt động thực tế nghề nghiệp, làm việc bán thời gian cho học sinh gặp khó khăn do việc tổ chức đào tạo theo kiểu truyền thống hiện nay, do đây không phải là hoạt động mang tính bắt buộc mà chỉ mang tính tự nguyện hoặc ngoại khóa.
+ Nguyên nhân của tình trạng trên:
- Quy mô đào tạo của các CSDN trong những năm qua giảm sút gây nhiều khó khăn cho quan hệ hợp tác giữa 2 bên. Ban đầu khi ký hợp đồng hợp tác, các DN rất hào hứng khi tìm thêm được 1 nguồn cung ứng lao động cho họ. Tuy nhiên, khi DN có nhu cầu tuyển dụng lao động dài hạn và ngắn hạn thì Nhà trường lại không có nguồn để cung cấp và đáp ứng, làm mất niềm tin từ phía DN. Từ đó, mối quan hệ giữa các CSDN và DN phai nhạt và mất dần.
- Mối quan hệ giữa các CSDN với các DN hiện chưa cụ thể về mặt lợi ích và trách nhiệm dẫn đến việc kết hợp còn mang tính hình thức. Bản chất mối quan hệ giữa nhà trường với DN là lợi ích và trách nhiệm của mỗi bên. Các bên tham gia đều phải tìm thấy lợi ích của mình thì mới hình thành và duy trì được sự hợp tác. Nhà trường có rất nhiều lợi ích khi gắn kết được với DN. Đối với DN hiện nay, lợi ích lớn nhất mà họ hướng tới đó là tìm được một nguồn cung ứng nhân lực dồi dào, ổn định và có chất lượng. Nếu giải quyết được hài hòa lợi ích của các bên thì việc hợp tác mới bền chặt và phát triển bền vững.
- Các CSDN thương mại và du lịch đã có sự nhận thức chung về sự cần thiết phải gắn kết với DN. Tuy nhiên khâu tổ chức thực hiện gặp nhiều lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu và cụ thể là làm gì, không có đầu mối để triển khai công việc, thiếu cơ chế chính sách cho công tác này.
- Mô hình tổ chức, nội dung và phương pháp đào tạo của các CSDN hiện nay vẫn mang tính truyền thống, chưa có sự điều chỉnh, thích nghi để phù hợp với thực tiễn.
* Nâng cao công tác giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh học nghề
Thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp được hiểu là sự suy nghĩ, cảm xúc và khuynh hướng hành vi theo hướng khẳng định hay phủ định trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Mục tiêu quan trọng của hoạt động nâng cao giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp đối với học sinh học nghề là định hướng cho học sinh lựa chọn những nghề có thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhưng trên thực tế điều tra của Trung tâm xúc tiến việc làm tỉnh Thái Nguyên rất ít em khi được hỏi chọn học nghề: 12,7% học sinh được hỏi có quan tâm đến học nghề, 38,9% học sinh có quan tâm một phần và 48,4% học sinh hoàn toàn không quan tâm đến đào tạo nghề (Theo số liệu điều tra “Tiêu chí chọn học nghề của học sinh một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2017”).
Bảng 3.18. Kết quả công tác định hướng giáo dục nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Nội dung | ĐVT | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | |
1 | Trường THCS | Trường | 148 | 121 | 128 |
Tổng số HS | Người | 32.515 | 27.181 | 29.716 | |
Số học sinh tham gia Định hướng GDNN | Người | 7.153 | 5.436 | 6.835 | |
Tỷ lệ | % | 22 | 20 | 23 | |
2 | Trường THPT | Trường | 132 | 130 | 147 |
Tổng số HS | Người | 31.040 | 29.576 | 32.492 | |
Số học sinh tham gia Định hướng GDNN | Người | 10.243 | 7.985 | 9.747 | |
Tỷ lệ | % | 33 | 27 | 30 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nội Dung Phát Triển Đào Tạo Nghề Thương Mại Và Du Lịch Tại Các Cơ Sở Dạy Nghề Của Tỉnh Thái Nguyên
- Đánh Giá Của Cbql Doanh Nghiệp Về Liên Kết Phát Triển Đào Tạo Nghề Thương Mại Du Lịch
- Kinh Phí Đào Tạo Nâng Cao Chất Lượng Giáo Viên Dạy Nghề
- Phân Tích Swot Về Đào Tạo Nghề Thương Mại Và Du Lịch Ở Tỉnh Thái Nguyên
- Đầu Tư Chuẩn Hóa Cơ Sở Vật Chất, Tăng Cường Trang Thiết Bị Dạy Nghề
- Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên - 14
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng dạy nghề - Sở Lao động Thương binh và Xã hội)
Bên cạnh đó thì tâm lý chung của một bộ phận không nhỏ các bậc phụ huynh và học sinh là muốn vào đại học hơn là học nghề. Kết quả công tác giáo dục, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS và PTTH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên qua các năm cho thấy số lượng học sinh tham gia vào các chương trình giáo dục nghề nghiệp rất thấp khoảng 20% tổng số học sinh THCS và 30% học sinh THPT. Kết quả trên phần nào cho thấy công tác tuyên truyền định hướng đào tạo nghề cho học sinh chưa được nâng cao.
Để thay đổi quan điểm và nhận thức xã hội về công tác đào tạo nghề không phải một sớm một chiếu mà cần có quá trình tuyên tuyển, định hướng cụ thể. Những năm gần đây hoạt động tư vấn, tuyển sinh của các CSDN thương mại và du lịch đã thực hiện tư vấn, tuyên truyền về vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển của kinh tế xã hội tuy nhiên số buổi tuyên truyền chưa thu hút được đông đảo học sinh, phụ huynh tham gia nên chất lượng công tác giáo dục ý thức và thái độ nghề nghiệp cho học sinh học nghề còn hạn chế.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đào tạo nghề Thương mại và Du lịch cho lao động tỉnh Thái Nguyên
3.3.1. Các yếu tố bên ngoài
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX đã chỉ ra: “Phát triển các loại hình dịch vụ thương mại và du lịch, chú trọng phát triển ngành du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết hợp tác phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch”. UBND tỉnh Thái Nguyên đã sát sao chỉ đạo các ngành thường xuyên tổ chức khảo sát, thống kê lực lượng lao động và nhu cầu lao động còn thiếu để có cơ sở mở các lớp đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động. Đồng thời quy hoạch mạng lưới dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tăng hàng năm cùng với việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo, vấn đề tuyển sinh học nghề ngày càng được quan tâm đúng với nhu cầu của người lao động và yêu cầu thực tế. Đường lối, chủ trường và chính sách của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên là điều kiện thuận lợi để các CSDN phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch.
- Các DN trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công ty du lịch.. mặc dù có nhu cầu sử dụng lao động trong lĩnh vực thương mại và du lịch vẫn chưa thực sự chủ động, liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để sử dụng các sản phẩm đầu ra mà họ chỉ quan tâm đến tuyển dụng lao động khi họ cần.
- Mặc dù sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nhưng các DN vẫn nhận thức chưa đúng đắn về trách nhiệm trở lại đối với các cơ sở đào tạo, với đội ngũ lao động. Rất ít DN trong tỉnh hỗ trợ vốn cho đào tạo nghề thương mại và du lịch.
- Doanh nghiệp và nhà trường vẫn chưa có sự gắn kết mật thiết. Nếu tình trạng này được cải thiện, hàng tháng DN có người hướng dẫn, giới thiệu công nghệ mới cho người học thì hiệu quả đào tạo nghề sẽ tăng lên đáng kể.
- Xã hội còn có cái nhìn chưa đúng đắn về với việc học nghề, vẫn coi học nghề là hướng đi cuối cùng và không được đề cao trong quan điểm và suy nghĩ của mọi người. Do đó cần vinh danh những người nghệ nhân; người thợ có “bàn tay vàng”; xã hội hóa công tác đào tạo nghề, tuyên truyền để thay đổi quan điểm của người dân về học nghề.
3.3.2. Các yếu tố bên trong
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào tạo nghề là yếu tố rất quan trọng nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để công tác phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch được tốt thì các cơ sở đào tạo nghề phải được trang bị đầy đủ đáp ứng yêu cầu dạy và học. Cơ sở vật chất của một số đơn vị đào tạo nghề thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn thiếu, chưa đạt tiêu chuẩn, chưa được đầu tư đúng mức, một số máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu. Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì phải đầu tư hơn nữa về trang thiết bị, hệ thống tài liệu học tập, mua sắm thêm thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy, phù hợp với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Kinh phí đào tạo: Các cơ sở đào tạo nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch hầu hết là các đơn vị công lập tự đảm bảo một phần kinh phí. Nguồn thu học phí chủ yếu từ kinh phí miễn giảm học phí được ngân sách Nhà nước cấp chuyển sang và phụ thuộc vào phê duyệt của cấp trên do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến kinh phí chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo của đơn vị đào tạo nghề. Dạy nghề khác biệt so với cấp học khác trong nền giáo dục quốc dân đó là đội ngũ giáo viên dạy nghề phải giỏi về lý thuyết và thực hành, dày dạn kinh nghiệm thực tế. Đội ngũ giáo viên dạy nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay theo kết quả khảo sát được đánh giá còn hạn chế về chuyên môn, mức độ nhiệt tình, kiến thức, kỹ năng truyền đạt. Giáo viên dạy nghề trong các ngành du lịch theo kết quả khảo sát có mức đánh giá thấp hơn, giáo viên dạy nghề thương mại nguyên nhân là phương pháp giảng dạy nặng
về lý thuyết, dạy qua hình ảnh, mô hình, ít tính thực tế nên sự gần gũi với người học chưa cao, sự tận tình chỉ bảo còn hạn chế.
- Nội dung chương trình, giáo trình còn cứng nhắc, chưa cập nhật được những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại. Giáo trình còn nặng về lý thuyết, tài liệu học tập và nghiên cứu còn nghèo nàn, chưa đa dạng.
- Phần lớn các cơ sở dạy nghề thương mại và du lịch cơ bản chú trọng đào tạo theo khả năng mà chưa tập trung đào tạo theo đơn đặt hàng, yêu cầu của DN và thị trường lao động.
- Yếu tố chất lượng đầu vào của học sinh học nghề còn thấp. Đối tượng tham gia học nghề có nhiều độ tuổi, trình độ khác nhau, không đồng đều, nhận thức còn hạn chế, ý thức chưa cao. Tuy nhiên do yếu tố tâm lý không muốn học nghề, hơn nữa do điều kiện gia đình cho nên đối tượng này phần lớn là người có học lực yếu, trung bình, khá tham gia. Yếu tố đầu vào xơ cứng đã ảnh hưởng ngay đến chất lượng học tập cũng như việc tiếp thu kiến thức của người học nghề.
3.4. Đánh giá chung
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Đã có một số hình thức hợp tác, liên kết đào tạo giữa nhà trường và DN đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
- Các cơ sở dạy nghề được củng cố cả về quy mô, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Trong đó, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Thái Nguyên được UBND Tỉnh và Bộ Công Thương đầu tư và được công nhận là trường trọng điểm của khu vực trung du miền núi phía Bắc về đào tạo nhân lực trong lĩnh vực thương mại và du lịch. Có thể nói trong những năm qua quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo công lập ngày càng tăng, các hình thức đào tạo, ngành nghề đào tạo ngày càng đa dạng, phong phú.
- Thái Nguyên được đánh giá là một trong những địa phương đang khai thác tốt những lợi thế về nguồn lực tài nguyên cũng như nguồn lực con người, đồng thời tích cực đầu tư phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề từ mặt bằng, trang thiết bị dạy học, đặc biệt là đội ngũ giáo viên dạy nghề được quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện, trình độ đạt chuẩn Quốc gia.
- Qua công tác khảo sát nhu cầu học nghề của người học đã xác định nghề thuộc các lĩnh vực thương mại và du lịch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế ở từng địa phương trong tỉnh bao gồm các nhóm nghề: quản lý bán hàng siêu thị, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị kinh doanh nhà hàng - khách sạn, quản trị khu resort,… Từ đó huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của các đoàn thể xã hội, giúp việc đào tạo nghề phủ rộng tới nhiều đối tượng lao động khác nhau trong toàn tỉnh.
- Phát triển đào tạo nghề thương mại và du lịch đem lại nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh.
3.4.2. Những hạn chế tồn tại
- Chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch của tỉnh Thái Nguyên còn bộ lộ nhiều yếu kém. Một mặt chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của DN và thị trường lao động, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đặc biệt là nhu cầu đầu tư ngày càng tăng mạnh tại địa phương. Thị trường rất cần lao động có kỹ năng, có trình độ chuyên môn kỹ năng kỹ xảo tốt nhưng lực lượng này vẫn còn chưa đáp ứng được.
- Sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo nghề với DN chưa thực sự bền vững. Việc tham gia của DN vào các hoạt động đào tạo nghề không có tính ràng buộc rõ ràng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thương mại và du lịch còn nghèo nàn, lạc hậu. Một số CSDN chưa được đầu tư chuẩn hóa máy móc, thiết bị giảng dạy; chậm theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.
- Quan niệm của một bộ phận học sinh và phụ huynh về học nghề chưa đúng. Nhận thức không đúng về vai trò của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nên số lượng người tham gia học nghề còn hạn chế.
- Chưa xác định đúng nhu cầu lao động nghề trong lĩnh vực thương mại và du lịch dẫn đến tình trạng nhiều người học sau khi ra trường không tìm được việc làm nhiều công sức, tiền của. Một bộ phận học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn khó khăn trong tìm việc làm vì trình độ tay nghề yếu không đáp ứng yêu cầu của DN sử dụng lao động.
3.4.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế trên bao gồm các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:
- Nội dung chương trình đào tạo mang nặng tính lý thuyết, chưa đổi mới sát với thực tế, để đáp ứng nhu cầu thực tế của DN và thị trường lao động. Giáo viên dạy nghề chưa cập nhật đầy đủ về kiến thức, tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực.
- Cơ sở dạy nghề chưa xây dựng cơ chế, chính sách thu hút DN, kế hoạch hợp tác đào tạo nghề dài hạn với DN
- Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước, của tỉnh có hạn, đầu tư cơ sở vật chất cho các trường dạy nghề còn nhiều khó khăn, hạn chế.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến về vai trò vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển của kinh tế xã hội chưa mang lại nhiều kết quả. Chưa tôn vinh vị trí xứng đáng của những người có trình độ nghề nghiệp chuyên sâu, những người lao động có “bàn tay vàng”, kỹ sảo điêu luyện.
- Công tác đào tạo nghề đã được địa phương quan tâm nhưng chất lượng đào tạo lại chưa được kiểm định, đánh giá đúng mức. Do đó còn tình trạng đào tạo tràn lan, chỉ chú trọng đến quy mô mà chưa tập trung vào nâng cao chất lượng. Chưa phối hợp được với các tổ chức, đơn vị tiếp cận người học sau các khóa đào tạo với quy mô hợp lý.