Thực Trạng Sự Phối Hợp Của Các Lực Lượng Tham Gia Tổ Chức Các Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Cho Học Sinh


Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy, CBQL, TTCM đánh giá rất cao với điểm trung bình đạt được từ 4.33 và 4.95 về mức độ triển khai đối vối công tác xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer của Ban lãnh đạo các trường, kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer được lãnh đạo các nhà trường dựa vào kế hoạch năm học, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung GD của nhà trường. Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cũng được GV đánh giá mức hài lòng rất cao với điểm trung bình đạt được từ 4.36 và 4.84. Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch chưa có sự tham gia của GV, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường, kế hoạch chưa được sự tham mưu xây dựng của GV. Chính vì việc chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường và sự tham gia xây dựng của GV nên các hoạt động chưa được cụ thể hóa, chưa xác với thực tiễn, chưa đề ra được một số giải pháp để thực hiện được kế hoạch vì không nhận được thông tin chính xác về điều kiện thực tế của nhà trường. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến kế hoạch không mang tính khả thi và hiệu quả hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS chưa cao. Vì vậy, các trường khi xây dựng kế hoạch cần tổ chức cho GV tham gia và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận và cá nhân trong nhà trường, vì đây chính là lực lượng trực tiếp thực hiện kế hoạch đã được xây dựng, mang lại hiệu quả giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS nhằm tìm ra nhiều giải pháp và tìm ra các điều kiện để thực hiện tốt kế hoạch.

2.4.2. Thực trạng sự phối hợp của các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh

Để đạt kết quả trong việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng thì cần sự phối hợp giữa các lực lượng. Qua quá trình điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với các CBQL, GV, và HS kết quả thu được cho thấy các lực lượng chủ yếu tham gia giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS bao gồm: Lực lượng giáo dục gia đình; nhà trường; Đoàn thanh niên; chính quyền địa phương; các cơ quan văn hóa, thông tin; Hội phụ nữ; Hội khuyến học; Hội người cao tuổi, Hội phụ huynh HS. Đồng thời, nội dung về sự phối hợp các lực lượng tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được CBQL và GV đánh giá kết quả thể hiện ở bảng 2.11.


Bảng 2.11. Đánh giá của GV và CBQL, Tổ trưởng chuyên môn về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường PTDTNT của tỉnh Sóc Trăng trong 5 năm gần đây‌


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

GV

BQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Quản lý hoạt động giáo dục bản

sắc Giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường


4.39


1.06


7


4.02


1.27


7


2

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng quản lý hoạt động GD bản

sắc VHDT Khmer của nhà trường


4.86


0.40


1


4.60


0.66


1


3

Nội dung, hình thức và phương pháp quản lý hoạt động GD bản

sắc VHDT Khmer của nhà trường


4.62


0.91


3


4.49


1.02


3


4

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động GD bản

sắc VHDT Khmer của nhà trường


4.55


0.96


4


4.44


0.92


4

5

Sự phối hợp của học sinh trong

hoạt động này

4.72

0.70

2

4.58

0.79

2


6

Sự hỗ trợ có hiệu quả của gia đình HS và xã hội trong hoạt

động này.


4.47


1.01


5


4.36


1.04


5


7

Quy định về khen thưởng, trách

phạt GV, HS tham gia trong hoạt động này.


4.44


1.08


6


4.13


1.19


6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 9

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy, tám yếu tố chúng tôi đưa ra được CBQL, TTCM đánh giá cao về sự ảnh hưởng công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, các yếu tố này được đánh giá đạt điểm trung bình từ 4.02 đến 4.60. Đối với nội dung này cũng được GV đánh giá cao, các yếu tố cũng được đánh giá đạt điểm trung bình từ 4.39 đến 4.86. Trong đó, nội dung đánh giá cao nhất là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng và sự phối hợp của HS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS thì CBQL phải thể hiện tốt vai trò quản lý của nhà quản lý,


đồng thời các tổ chức và cá nhân trong nhà trường phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm, đồng thời phải sâu sát để tìm hiểu bản sắc VHDT Khmer, điều kiện hoàn cảnh của HS để từ đó chủ động tham gia tác động tích cực đến HS nhằm thu hút các em tham gia vào hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của mình.

2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh‌

Đối với nội dung công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được chúng tôi khảo sát và kết quả đạt được thể hiện ở bảng 2.12

Bảng 2.12. Đánh giá của GV và CBQL, Tổ trưởng chuyên môn về về mức độ triển khai đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây‌


TT


Nội dung quản lý

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Xác định các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer cho HS.


4.63


0.81


3


4.80


0.56


3


2

Phân công nhiệm vụ cho các lực lương và bộ phận trong nhà

trường thực hiện kế hoạch.


4.81


0.49


1


4.87


0.43


2

3

Tổ chức các lực lương thực hiện

kế hoạch đã xây dựng.

4.47

0.95

4

4.47

1.02

4


4

Kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong

nhà trường


4.66


0.79


2


4.95


0.23


1

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.12 cho thấy hầu như đội ngũ CBQL, TTCM và GV đánh giá mức độ triển khai hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của trường mình ở mức điểm trung bình từ 3.47 đến 4.95. CBQL, TTCM đánh giá tốt nhất đối với nội dung “Kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà trường”, đối với GV đánh giá tốt nhất


đối với nội dung “Phân công nhiệm vụ cho các lực lương và bộ phận trong nhà trường thực hiện kế hoạch”, đây là điều kiện quan trọng để các tổ chức và cá nhân kịp thời cụ thể hóa kế hoạch của nhà trường và triển khai có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch. Tuy nhiên, với kết quả này cho thấy việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong nhà trường đã được quan tâm. Nhưng việc tổ chức các lực lượng thực hiện kế hoạch một cách đầy đủ trong quá trình triển khai chưa đi vào chiều sâu, còn chung chung. Bên cạnh đó, việc xác định các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia vào hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS vẫn còn hạn chế, các lực lượng được giao cho nhiệm vụ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, một số GV còn hạn chế về năng lực trong khâu tổ chức do chưa được tập huấn bồi dưỡng kiến thức.

Do đó các trường cần phải quán triệt các kế hoạch đến GV trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer ngay từ đầu năm học. Các kế hoạch này phải được hướng dẫn một cách đầy đủ trong quá trình triển khai thực hiện.

2.4.4. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh‌

Đối với nội dung công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được chúng tôi khảo sát và kết quả đạt được thể hiện ở bảng 2.13.

Bảng 2.13. Đánh giá của GV và CBQL, Tổ trưởng chuyên môn về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây‌


TT


Nội dung quản lý

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đã mang lại hiệu

quả cao nhất


4.73


0.76


3


4.71


0.63


3


2

Hoạt động chỉ đạo, điều hành

hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer lôi cuốn được học sinh


4.91


0.32


1


4.73


0.53


2



TT


Nội dung quản lý

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


tham gia một cách tích cực








3

Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đã phát huy tối đa năng lực và trách nhiệm của

người GV


4.68


0.72


4


4.58


0.90


4


4

Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đã đảm bảo sự

phân cấp trong quản lý


4.51


0.96


5


4.56


0.92


5


5

Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đã đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ

phận trong nhà trường


4.85


0.48


2


4.98


0.13


1


Qua ý kiến khảo sát ở bảng 2.13 chúng tôi nhận thấy, trong hoạt động chỉ đạo điều hành hoạt hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của các trường PTDTNT, các CBQL, TTCM và GV hài lòng nhất ở các nội dung “Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT đã đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong nhà trường” và “Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT lôi cuốn được HS tham gia một cách tích cực”. Bên cạnh đó, cả CBQL, TTCM và GV đều đánh giá thấp với nội dung “Hoạt động chỉ đạo, điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT đã đảm bảo sự phân cấp trong quản lý”. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động chỉ đạo điều hành hoạt động giáo dục bản sắc VHDT chưa đảm bảo sự phân cấp trong quản lý. Đây chính là những hạn chế mà lãnh đạo các trường PTDTNT cần quan tâm để có biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho HS.


2.4.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh‌

Để hiểu rõ hơn công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS nhằm có được những đánh giá khách quan về công tác này, chúng tôi tiếp tục xin ý kiến của CBQL, TTCM và GV thông qua phiếu khảo sát và thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Đánh giá của GV và CBQL, Tổ trưởng chuyên môn về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần nhất‌


TT


Nội dung quản lý

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer theo tháng, học kỳ, năm

học


4.63


0.94


3


4.65


0.87


3


2

Xây dựng các tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer khoa học, phù

hợp với điều kiện nhà trường.


4.60


0.90


4


4.31


1.18


4


3

Xây dựng chế độ và quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đúng

các quy định hiện hành.


4.81


0.58


2


4.85


0.45


2


4

Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer có tác dụng tích cực đối với việc

phát triển nhân cách của HS.


4.93


0.29


1


4.95


0.95


1


Kết quả điều tra ở bảng 2.14 cho thấy, công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, có tác dụng tích cực đối với việc phát triển kỹ năng của HS, cụ thể CBQL, TTCM và GV đánh giá cao các nội dung “Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer có tác dụng tích cực đối với việc phát triển nhân cách của HS” và “Xây dựng chế độ và quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đúng các quy định hiện hành”.

Tuy nhiên, nội dung “Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer khoa học, phù hợp với điều kiện nhà trường” cả CBQL, TTCM và GV đều đánh giá thấp. Điều này chứng tỏ rằng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT chưa khoa học, phù hợp với điều kiện nhà trường. Hạn chế này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các tổ chức trong nhà trường, GV chưa chú trọng nhiều đến tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, hoặc có tổ chức thì nội dung cũng theo mô típ quen thuộc, thường lặp đi lặp lại của các năm nên không phát huy được tính tích cực, sự chủ động tham gia của HS. Cho nên hiệu quả trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer đối với HS chưa được như mong muốn.

2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất và tài chính cho hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh‌

Thực tế cho thấy đối với hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS, nếu có CSVC đầy đủ sẽ là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện hoạt động có hiệu quả.

Qua thực trạng của các trường cho thấy: Nhà trường đã thực hiện tốt các nội dung: Công tác mua sắm, bổ sung, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer; sử dụng có hiệu quả CSVC phục vụ hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer; nguồn kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer; việc huy động các nguồn lực cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer. CSVC, nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer: các hoạt động ngoại khóa, theo chủ đề các ngày lễ truyền thống...


Bên cạnh đó, các rất quan tâm công tác GD bản sắc VHDT Khmer như công tác mua sắm, bổ sung, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer. Tuy nhiên, do một số thiết bị phục vụ cho công tác này rất cao như nhạc cụ ngũ âm của dân tộc Khmer, do đó nhà trường chưa cân đối được kinh phí mua, mặc dù được Ủy ban nhân Tỉnh đã hỗ trợ thiếu loại nhạc cụ này nhưng đến nay đã hư hỏng rất nhiều. Công tác huy động các nguồn lực cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer chỉ đảm bảo phục vụ cho công tác khen thưởng và chi phí cho công tác tổ chức triển khai các hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS của nhà trường.

Từ đó cho thấy một số trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đã đã quản lý tốt công tác kêu gọi sự hỗ trợ hay mua sắm, bổ sung, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer: có kế hoạch cân đối kinh phí để đầu tư mua sắm bổ sung CSVC, việc sử dụng CSVC phục vụ hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer, nguồn kinh phí dành cho việc tổ chức các hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer: các chương trình hoạt động ngoại khóa, tổ chức tết dân tộc cho HS, các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm... được phân bổ hợp lý. Tuy nhiên, việc quản lý CSVC và tài chính cho hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS vẫn còn trường chưa thực hiện tốt, cụ thể có trường chưa trang bị được trang thiết bị GD bản sắc VHDT Khmer cho HS. Điều này chứng tỏ rằng công tác triển khai nội dung GD bản sắc VHDT Khmer cho HS chưa toàn diện, phần nào cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý hoạt động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

2.5.1. Các yếu tố khách quan‌

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, yếu tố ảnh hưởng công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được CBQL và GV các trường đánh giá thấp nhất là “Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc Giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường” (với ĐTB là 4.39) và cao nhất là “Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường” (với ĐTB là 4.86). Vì vậy, những yếu tố khách

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí