Tình Hình Phát Triển Giáo Dục, Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng


Festival Đua ghe Ngo Sóc Trăng lần thứ 2 - khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành giáo dục triển khai thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học, huy động HS đến lớp. Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2017 trên địa bàn tỉnh được tổ chức thành công theo quy định, toàn tỉnh có 8.077 thí sinh đăng ký dự thi (trong đó có 555 thí sinh tự do); tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2017 tỉnh Sóc Trăng là 98,58% (trong đó: hệ giáo dục phổ thông là 99,55%, hệ giáo dục thường xuyên là 87,83%, thí sinh tự do là 64,66%). Công tác khai giảng năm học mới 2017 - 2018 được tổ chức chu đáo, đặc biệt là việc chăm lo cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS dân tộc thiểu số; tổng số HS đầu năm là 270.323 em, đạt 99,64% kế hoạch.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục, giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng‌

- Tình hình phát triển giáo dục của tỉnh Sóc Trăng

+ Cấp Mầm non: Toàn ngành có 2.241 CBQL, GV mầm non; trong đó có 302 CBQL và 1.939 GV; tỷ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 43,28%. Số lượng GV hằng năm có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giảng dạy, nhất là việc hoàn thành mục tiêu đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Về chất lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn của CBQL đã từng bước được nâng cao, trình độ đại học tăng nhiều; năng lực giảng dạy của GV có chuyển biến nhưng không đồng đều; so với yêu cầu đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ để nâng cao chất lượng ngành học thì còn một bộ phận GV chưa đáp ứng kịp.

+ Cấp Tiểu học: Toàn ngành có 7.192 CBQL, GV tiểu học; trong đó có 605 CBQL và 6.587 GV; tỷ lệ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 41,63%.

Chất lượng GV tiểu học ngày càng được nâng lên, số GV trên chuẩn từng bước đạt được chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, ở các bộ môn Tin học, Tiếng Anh, vẫn còn GV chưa được đào tạo nghiệp vụ sư phạm cấp tiểu học dẫn đến chất lượng ở cấp học này chưa cao.

+ Cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông: Toàn ngành có 4.502 CBQL, GV cấp trung học cơ sở (231 CBQL, 4.271 GV) và 1.946 CBQL, GV cấp THPT (93 CBQL, 1.853 GV). Tỷ lệ đạt chuẩn ở cả hai cấp là 100%; trên chuẩn trung học


cơ sơ 35,78%, trung học cơ sở 6,85%.

Tuy số lượng GV không ngừng tăng lên nhưng đội ngũ GV trung học cơ sở, THPT vẫn còn trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Về chất lượng đội ngũ, trình độ chuyên môn của CBQL, GV cấp trung học cơ sở, THPT trong những năm qua đã được nâng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ trên chuẩn của cấp THPT vẫn còn thấp so với chỉ tiêu; trình độ của GV, CBQL không đồng đều.

+ Khối giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và cao đẳng: Sóc Trăng có 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 01 trường Bổ túc văn hóa Pali Trung cấp Nam bộ, 11 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện, thị xã. Tổng số CBQL, GV, nhân viên là 249 người, trong đó, CBQL là 53 người, GV 161 người, nhân viên 68 người. Nhìn chung, đội ngũ GV của trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện chưa đáp ứng đủ số lượng, tỷ lệ GV trên chuẩn thấp (17,44%). Đội ngũ GV cơ hữu chưa có đủ ở các bộ môn, phần lớn GV tham gia giảng dạy là hợp đồng thỉnh giảng từ các trường THPT trên địa bàn, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giảng dạy.

- Tình hình giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng

Trong những năm qua được ngành GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng đặc biệt quan tâm. Sở GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng luôn xác định giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là một nhiệm vụ quan trọng của các trường PTDTNT. Với mục đích đưa nội dung này vào các nhà trường một cách có hiệu quả, các trường PTDTNT luôn phải xác định được nội dung phù hợp, lựa chọn được phương pháp phù hợp và điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường. Trong những năm qua, giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đạt được kết quả nhất định, cụ thể:

HS đã bước đầu nhận thức đầy đủ trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer, từ đó các em đã có hành động đúng đắn trong hoạt động giữ gìn bản sắc VHDT Khmer.

Các trường PTDTNT đã triển khai tốt hoạt động dạy và học môn ngôn ngữ Khmer. Để hoạt động dạy học môn Ngôn ngữ Khmer có hiệu quả bên cạnh việc sử dụng các hình thức dạy học tích cực các nhà trường đã tổ chức hội thi như: Thi hùng biện tiếng Khmer, thi viết chữ Khmer đẹp. Ngoài ra, đã tăng cường thực hiện


nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các giờ học chính khóa, tích hợp trong các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân,… Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội lớn của đồng bào dân tộc như: Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc, Lễ Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đôn ta, Lễ hội Ook Om Bok. Bên cạnh đó, các nhà trường đã tổ chức các hội thi như: Trình diễn trang phục dân tộc Khmer, thi hát Karaoke bằng tiếng Khmer,…

2.1.3. Hệ thống mạng lưới trường, lớp, quy mô học sinh, đội ngũ GV, nhân viên và cơ sở vật chất của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

- Mạng lưới trường, lớp và quy mô học sinh

Ngành GD&ĐT tỉnh Sóc Trăng có 09 trường PTDTNT, trong đó: có 01 trường PTDTNT cấp tỉnh và 08 trường PTDTNT cấp huyện (02 trường THPT&THPT, 06 trường THCS DTNT).

Bảng 2.1. Hệ thống trường, lớp và HS các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌


Trường

Bậc học

Số lớp

Số học sinh

PTDTNT Huỳnh Cương

THPT

18

610

PTDTNT Vĩnh Châu

THCS và THPT

14

458

PTDTNT Thạnh Phú

THCS và THPT

12

367

PTDTNT Châu Thành

THCS

8

257

PTDTNT Kế Sách

THCS

8

249

PTDTNT Mỹ Tú

THCS

8

238

PTDTNT Mỹ Xuyên

THCS

8

253

PTDTNT Long Phú

THCS

8

271

PTDTNT Thạnh Trị

THCS

8

256

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 7

Qua số liệu bảng trên cho thấy, số lượng trường, lớp và HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng hiện nay là ổn định, đáp ứng yêu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc trong tỉnh Sóc Trăng.


- Các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer

Bảng 2.2. Thống kê cơ sở vật chất các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌



Trường

CSVC-Thiết bị

Phòng nghe nhìn


Phòng bộ môn


Thư viện

Nhà sinh hoạt

VHDT

Nhạc cụ dân

tộc

PTDTNT Huỳnh Cương

1

4

1

1

1

PTDTNT Vĩnh Châu

1

4

1

1

1

PTDTNT Thạnh Phú

1

4

1

1

1

PTDTNT Châu Thành

1

2

1

1

1

PTDTNT Kế Sách

1

2

1

1

1

PTDTNT Mỹ Tú

1

2

1

1

1

PTDTNT Mỹ Xuyên

1

2

1

1

1

PTDTNT Long Phú

1

2

1

1

1

PTDTNT Thạnh Trị

1

2

1

1

1

Các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng đều có đủ phòng học cho HS. Phần lớn các phòng học đều đảm bảo quy định chuẩn. Các trường đều có đủ phòng thư viện, các phòng chức năng và nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc và nhạc cụ dân tộc đảm bảo dạy học tích hợp nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer và các bộ môn.

- Đội ngũ CBQL, GV và nhân viên

Bảng 2.3. Thống kê số lượng CBQL, GV và nhân viên các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

Trường

Cán bộ quản lý

Giáo viên

Nhân viên

PTDTNT Huỳnh Cương

4

44

18

PTDTNT Vĩnh Châu

4

35

14

PTDTNT Thạnh Phú

2

26

19

PTDTNT Châu Thành

3

35

12

PTDTNT Kế Sách

2

20

13

PTDTNT Mỹ Tú

3

22

11

PTDTNT Mỹ Xuyên

2

28

11

PTDTNT Long Phú

3

24

13

PTDTNT Thạnh Trị

2

23

12


Căn cứ vào số liệu tổng hợp ở trên có thể nhận thấy rằng, đội ngũ CBQL, GV và nhân viên đủ về số lượng, đạt định mức theo quy định. Với nhiều biện pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng, trình độ của đội ngũ CBQL và GV của các trường hiện nay đảm bảo chuẩn về đào tạo, đặc biệt là tỷ lệ GV trên chuẩn tương đối cao. Tuy nhiên, cùng còn một số trường còn thiếu CBQL và nhân viên, tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo còn cao. Tỷ lệ GV nữ là 44.3%, tỷ lệ đảng viên là 58.6%.

Với vai trò vừa là thầy, cô vừa là cha, mẹ của HS chính vì thế ngoài việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thì mỗi thầy cô còn phải tìm hiểu thật cặn kẽ từng cách sống, phong tục tập quán, văn hóa của dân tộc để có thể hiểu được, gần gũi quan tâm các em, thật sự là chỗ dựa tin cậy cho các em khi các em sinh sống và học tập trong môi trường nội trú.

2.2. Giới thiệu khái quát quá trình khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

2.2.1. Mục đích khảo sát‌

Tìm hiểu ý kiến của CBQL, GV và HS các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng về công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Qua đó thấy được những thành công, hạn chế, nguyên nhân của thực trạng thông qua sự tự đánh giá.

Khảo sát quan điểm và mức độ nhận thức của các đối tượng về vai trò của giáo dục bản sắc VHDT Khmer, việc thực hiện nội dung chương trình; các hình thức, phương pháp tổ chức giáo dục bản sắc VHDT Khmer của GV và công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của Hiệu trưởng ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng.

2.2.2. Nội dung khảo sát‌

- HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng được khảo sát việc nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT đối với sự phát triển của bản thân, mức độ biểu hiện bản sắc VHDT và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thay đổi bản sắc VHDT của bản thân trong những năm qua.

- GV, TTCM và CBQL của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng được khảo sát về đánh giá kết quả giáo dục bản sắc VHDT Khmer và kết quả công tác quản lý


hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng trong thời gian gần đây.

2.2.3. Phương pháp khảo sát‌

Phương pháp khảo sát: Sử dụng phương pháp phiếu điều tra bảng hỏi.

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác hỗ trợ như: Phương pháp quan sát; phương pháp phỏng vấn, trao đổi để thu thập thêm thông tin. Cuối cùng là phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận định, đánh giá.

Quy trình khảo sát: Tiến hành xây dựng mẫu điều tra, gửi mẫu điều tra đến các đối tượng cần điều tra, thu mẫu điều tra và xử lý kết quả vận dụng kết quả vào việc nghiên cứu và thực hiện theo tiến trình khảo sát được tiến hành như sau:

Bước 1: Khảo sát trên một nhóm mẫu gồm CBQL, GV và HS với mục đích tăng cường chính xác hóa phiếu điều tra. Xin ý kiến GV hướng dẫn về mẫu phiếu điều tra.

Bước 2: Xây dựng chính thức 4 mẫu phiếu điều tra khảo sát thực trạng QL hoạt động giáo dục bàn sắc VHDT Khmer của hiệu trưởng các trường THPT.

Mẫu 1: Phiếu khảo sát dành cho CBQL về tự đánh giá thực trạng công tác thực hiện hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS trong thời gian gần đây của đơn vị.

Mẫu 2: Phiếu khảo sát GV nhận xét Hiệu trưởng của mình và tự đánh giá bản thân thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS trong thời gian gần đây của đơn vị.

Mẫu 3: Phiếu khảo sát dành cho HS đánh giá về thực trạng giáo dục bản sắc VHDT Khmer ở nhà trường.

Mẫu 4: Phiếu khảo sát dành cho CBQL và GV các trường về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

Trên cơ sở kết quả của phiếu điều tra, xử lý phiếu điều tra, định hướng tổng hợp kết quả nghiên cứu.

Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi tiến hành khảo sát


bằng phiếu điều tra, những người được hỏi đã tự đánh giá và cho điểm theo 5 mức độ với 55 CBQL, 100 GV, 180 HS tại các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng tham gia khảo sát.

2.2.4. Kỹ thuật xử lý số liệu khảo sát‌

- Sử dụng các công thức toán học.

- Sử dụng phần mền SPSS, excel để xử lý số liệu.

Cách tính điểm trung bình: Lấy số người cho điểm ở mức độ nhân với số điểm tương ứng, cộng tổng điểm của 5 mức độ và chia cho tổng số người tham gia đánh giá. Căn cứ vào điểm trung bình và độ lệch chuẩn để sắp xếp thứ bậc theo từng nội dung được khảo sát. Mức độ cao nhất là 5 và thấp nhất là 1. Ở từng mức độ theo quy ước sau:

- Mức độ quan trọng ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không quan trọng; từ 1.76 đến 2.50: Ít quan trọng; từ 2.51 đến 3.25: Quan trọng; từ 3.26 đến 4: Rất quan trọng.

- Mức độ thường xuyên ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không thường xuyên; từ 2.51 đến 3.25: Ít thường xuyên; từ 3.26 đến 4.25: Thường xuyên; từ 4.26 đến 5: Rất thường xuyên.

- Mức độ ảnh hưởng ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không ảnh hưởng; từ 2.51 đến 3.25: Ít ảnh hưởng; từ 3.26 đến 4.25: Ảnh hưởng; từ

4.26 đến 5: Rất ảnh hưởng.

- Mức độ tốt ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không tốt; từ 2.51 đến 3.25: Ít khi; từ 3.26 đến 4.25: Tốt; từ 4.26 đến 5: Rất tốt.

- Mức độ kịp thời ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không kịp thời; từ 2.51 đến 3.25: Ít kịp thời; từ 3.26 đến 4.25: Kịp thời; từ 4.26 đến 5: Rất kịp thời.

- Mức độ cấp thiết ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không cấp thiết; từ 2.51 đến 3.25: Ít cấp thiết; từ 3.26 đến 4: Cấp thiết; từ 4.25 đến 5: Rất cấp thiết.

- Mức độ khả thi ĐTB từ 1.0 đến 1.75: Không ý kiến; từ 1.76 đến 2.50: Không khả thi; từ 2.51 đến 3.25: Ít khả thi; từ 3.26 đến 4: Khả thi; từ 4.25 đến 5: Rất khả thi.


2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV và HS về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS‌

- Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT

Khi tiến hành phỏng vấn một số HS của các trường PTDTNT ở tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi nhận thấy các em có sự quan tâm đến tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer nhằm giúp HS thích ứng với cuộc sống và là việc rất cần thiết trong xã hội hiện nay.

Kết quả đánh giá của HS về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer được thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của GV, CBQL và HS về tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT‌


TT


Đối tượng khảo sát

Mức độ tầm quan trọng của

giáo dục bản sắc VHDT Khmer


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Số lượng

Không

QT

Ít QT

QT

Rất

QT

1

Học sinh

0

0

26

154

3.86

0.35

3

2

Giáo viên

0

0

3

97

3.97

0.17

1

3

CBQL, TTCM

0

0

2

53

3.96

0.19

2

Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 2.4, chúng ta có thể thấy rằng, nhìn chung, trong các đối tượng đượng khảo sát, các GV có nhận thức đầy đủ và đắn hơn cả về sự cần thiết của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT với điểm trung bình của mức độ là 3.97. Ở vị trí thứ hai là các CBQL, TTCM với điểm trung bình ở mức độ 3.96; thứ ba là HS ở vị trí cuối cùng với điểm trung bình là 3.86.

Cũng theo kết quả nghiên cứu thu được ở bảng trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy: Đa số GV các trường PTDTNT; CBQL, TTCM và HS nhận thức đầy đủ về sự quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023