công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. Thành tựu của một tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của người quản lý và sử dụng các nguồn lực của tổ chức. Quá trình tổ chức sẽ lôi cuốn việc hình thành, xây dựng các bộ phận, cá nhân cùng các công việc để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
Tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình Hiệu trưởng thực hiện việc phân phối và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu trong kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh đã đề ra. Tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh gồm các công việc sau:
+ Phân cấp, phân quyền chỉ đạo giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có cơ cấu hợp lý.
+ Triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh hiệu quả.
+ Sắp xếp, bố trí phân công cán bộ, GV và các lực lượng bên ngoài nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS một cách hợp lý.
+ Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức, kỹ năng, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện nội dung, tiêu chí kiểm tra đánh giá việc thực hiện của GV cũng như các tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ, ban hành các quy chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia, văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong bộ máy quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh, chỉ rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên, các bộ phận tham gia hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Vhdt Khmer Cho Hs Ở Các Trường Ptdtnt.
- Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer
- Mục Tiêu Của Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Cho Học Sinh
- Tình Hình Phát Triển Giáo Dục, Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Ở Tỉnh Sóc Trăng
- Nhận Thức Của Gv, Cbql Và Hs Về Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Bản Sắc Vhdt Khmer Cho Hs Ở Các Trường Ptdtnt
- Thực Trạng Sự Phối Hợp Của Các Lực Lượng Tham Gia Tổ Chức Các Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Cho Học Sinh
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Chỉ đạo bao hàm việc định hướng và lôi cuốn mọi thành viên của tổ chức thông qua việc liên kết, liên hệ với người khác và khuyến khích, động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. Chức năng này,
trong thực tiễn quản lý luôn tác động sâu sắc đến các chức năng khác và tham gia vào quá trình điều hòa, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức trong quá trình quản lý.
Chỉ đạo hoạt động hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình tác động cụ thể của CBQL tới các tổ chức và cá nhân trong nhà trường nhằm biến những nhiệm vụ chung về hoạt động hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh thành hoạt động thực tiễn của từng người.
Thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh; thường xuyên điều chỉnh, sắp xếp, phối hợp và giám sát mọi người và các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự bố trí đã xác định trong bước tổ chức như:
+ BGH chỉ đạo chung việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh của các thành viên trong tổ.
+ Động viên, khích lệ GV, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
+ Phát huy vai trò của các cấp quản lý trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chức và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng tham gia tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Tổ chức và cơ chế phối hợp giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội trong hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
Hiệu trưởng muốn đạt hiệu quả cao trong việc quản lý thì cần phải có sự phối hợp giữa nhà trường với các bộ phận đó là các lực lượng tham gia giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh bao gồm: Lực lượng giáo dục nhà trường (CBQL, GV, đoàn viên thanh niên…); lực lượng giáo dục gia đình (phụ huynh học sinh) và lực lượng giáo dục xã hội (cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý văn hóa; Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh; các nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, các nghệ sĩ, nghệ nhân…).
Các lực lượng giáo dục phối kết hợp với nhau trong quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh (xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo dục; tổ chức hoạt động giáo dục một cách có kế hoạch, có phương pháp hợp lí, khoa học và có hệ thống; phát huy ý thức tự giáo dục của học sinh; kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá kết quả giáo dục học sinh). Mỗi lực lượng giáo dục có vai trò riêng, trong đó lực lượng giáo dục nhà trường giữ vai trò chủ đạo, đặc biệt là Hiệu trưởng.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của quản lý. Thông qua đó, một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát quá trình hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa uốn nắn khi cấp thiết. Đó là quá trình tự điều chỉnh của tổ chức, diễn ra có tính chu kỳ trên cơ sở người quản lý đặt ra những chuẩn mực, đối chiếu đo lường kết quả, mức độ đạt được so với mục tiêu, chuẩn mực đã đặt ra, điều chỉnh những vấn đề cấp thiết và thậm chí phải hiệu chỉnh, sửa lại những chuẩn mực cấp thiết.
Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh là quá trình người CBQL xem xét thực tiễn để phát hiện, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh nhằm thực hiện các công việc sau:
+ Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các quy chế, quy định, nội quy, các văn bản hướng dẫn hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh.
+ Xác định, bổ sung hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh một cách khoa học, hợp lý.
+ Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có tính đồng bộ, công khai, chính xác, khách quan.
+ Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS theo kế hoạch; Kiểm tra hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh định kì; đột xuất.
+ Sơ kết, tổng kết đánh giá giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh, thi đua khen thưởng hợp lý, kịp thời.
+ Đề xuất các biện pháp điều chỉnh hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh kịp thời, hiệu quả để đạt được các mục tiêu về giáo dục bản sắc VHDT
Khmer cho học sinh đã đề ra.
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh của các trường PTDTNT là việc làm thường xuyên của Hiệu trưởng và các thành viên tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh có các yếu tố như: Tổ chức phản hồi thông tin về kết quả đánh giá và áp dụng các biện pháp khắc phục; Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh; Sự thường xuyên, độ chính xác, tính khách quan của việc đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT
Hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường DTNT tỉnh Sóc Trăng phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản sau:
- Hệ thống cơ chế chính sách có liên quan về quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nói chung và giáo dục bản sắc VHDT Khmer nói riêng.
Yếu tố này có ý nghĩa rất quan trọng, nó có thể mang lại những tác động tích cực hoặc kìm hãm sự phát triển cũng như chất lượng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Bởi vì, hệ thống cơ chế, chính sách này sẽ định hướng một cách đúng đắn cho việc tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục, đồng thời định hướng cho việc đảm bảo các điều kiện để tiến hành giáo dục mang lại hiệu quả.
Hệ thống cơ chế, chính sách có liên quan đến giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT bao gồm: Các văn bản pháp quy về giáo dục bảo tồn và phát huy bản sắc VHDT; giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNTcủa các Bộ, Ban, Ngành từ Trung ương đến địa phương.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của các lực lượng đảm trách quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Vì họ là chủ thể giáo dục tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Chính vì thế khi chất
lượng chủ thể giáo dục cao thì giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT sẽ đạt được hiệu quả cao và ngược lại.
- Nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường PTDTNT. Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT là quá trình có những nội dung cụ thể. Nội dung giáo dục là hệ thống tri thức về bản sắc VHDT Khmer mà học sinh cần phải nắm vững để biến nó thành ý thức, thái độ và hành vi cá nhân. Do đó, nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh các trường PTDTNT cần được thiết kế theo mục đích giáo dục của xã hội, của nhà trường, được chi tiết hóa thành từng mặt phù hợp với trình độ, lứa tuổi, theo cấp học, phù hợp với tình huống giáo dục cụ thể.
- Phương pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT. Một phương pháp quản lý không phải bao giờ cũng thành công với mọi đối tượng, mọi tình huống quản lý. Phương pháp quản lý muôn hình, muôn vẻ, không có “khuôn mẫu chung” cho mọi trường hợp. Do đó, để quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT đạt được chất lượng và hiệu quả, chủ thể giáo dục phải lựa chọn đa dạng các phương pháp giáo dục, đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp giáo dục.
- Hình thức tổ chức quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh các trường PTDTNT là yếu tố cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục. Bởi lẽ, kết quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer phụ thuộc rất nhiều vào tính đa dạng, linh hoạt, hấp dẫn của các hình thức tổ chức.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT là những điều kiện cần thiết để nhà quản lý tiến hành các quá trình quản lý. Do vậy, muốn tổ chức quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT đạt kết quả, cần phải đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cần thiết,…
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường DTNT. Hoạt động này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với kết quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer. Bởi lẽ, thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá được thực hiện đảm bảo các nguyên tắc cơ
bản, sử dụng hợp lí phương pháp và các công cụ thì sẽ thu được kết quả một cách khách quan, làm cơ sở cho việc điều chỉnh các hoạt động quản lý trong thời gian tiếp theo.
- Kinh phí tổ chức các quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT. Bất cứ một hoạt động quản lý nào cũng cần phải được đảm bảo về nguồn kinh phí nhất định để có thể đảm bảo các điều kiện, phương tiện cho việc tổ chức các hoạt động quản lý. Nếu nguồn kinh phí đầy đủ là điều kiện thuận lợi cho việc đáp ứng các điều kiện cần thiết cho hoạt động quản lý, từ đó, các hoạt động quản lý sẽ được tổ chức một cách thuận lợi, đạt kết quả cao và ngược lại.
- Tính tích cực của đối tượng giáo dục. Học sinh là đối tượng của quá trình quản lý, trình độ nhận thức của học sinh là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng mục tiêu, tổ chức và thực hiện quá trình quản lý cho họ một cách khoa học, hợp lí và hiệu quả. Tính tích cực và chủ động của HS các trường PTDTNT có tác động rất lớn, ảnh hưởng quyết định tới kết quả của quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT.
- Thời gian dành cho quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT. Giáo dục là một quá trình mang tính lâu dài. Do đó, muốn quá trình quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT đạt được chất lượng và hiệu quả, nhà trường, gia đình và xã hội cần phải có kế hoạch chủ động sử dụng thời gian cho quá trình này, đồng thời, các lực lượng quản lý cần kiên trì chờ đợt kết quả quản lý mang lại, tránh tình trạng, nóng vội.
Tiểu kết chương 1
Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo, gìn giữ trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác.
Trường PTDTNT là một loại hình chuyên biệt nhằm tạo nguồn cán bộ cho con em người dân tộc. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trường DTNT là giữ gìn bản sắc văn hóa cho các dân tộc. Nét nổi bật của các trường PTDTNT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có HS người Khmer là chủ yếu. Vì vậy, nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường PTDTNT ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ở tỉnh Sóc Trăng nói riêng chủ yếu vào công tác giáo dục bản sắc văn hóa người Khmer cho HS.
Nội dung quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT đòi hỏi phải thực hiện tốt 04 nội dung chủ yếu: Quản lý xây dựng kế hoạch thực hiện giáo dục bản sắc VHDT; Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT; Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS.
Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở để tác giả có thể phân tích đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS các trường DTNT tỉnh Sóc Trăng.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC KHMER CHO HỌC SINH
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH SÓC TRĂNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục ở tỉnh Sóc Trăng
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Sóc Trăng
Sóc trăng là tỉnh thuộc vùng châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 231km và cách Thành phố Cần Thơ 62km. Sóc Trăng có địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long: phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh, giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Sóc Trăng gồm có 08 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn; trong đó, có 39 xã đặc biệt khó khăn và 33 xã khu vực II, 85 xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn khó khăn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh. Toàn tỉnh Sóc Trăng hiện có 1.289.441 người; trong đó, thành thị chiếm
251.328 người, nông thôn 1.038.113 người. Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số còn có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%, thêm vào đó còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng và phong phú.
Về phát triển kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt là 7,01%; trong đó, khu vực I tăng 4,75%, khu vực II tăng 6,34%, khu vực III tăng 9,54%. GRDP bình quân đầu người là 34 triệu đồng/năm.
Các hoạt động văn hoá, thể thao được tổ chức sôi nổi, thiết thực chào mừng các ngày lễ, sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của tỉnh, đặc biệt tổ chức