Thực Trạng Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Cho Học Sinh

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Để thấy rõ thực trang công tác kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục bản sắc VHDT cho HS các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên theo câu hỏi số 9 phần Phụ lục. Kết quả được thể hiện trong bảng 2.11:

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên


TT

Nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

Mức độ đánh giá


ĐT B

Tốt

Khá

Trung

bình

Kém

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng các tiêu chí kiểm

tra, đánh giá

-

-

12

20,0

28

46,7

20

33,3

1,87


2

Kiểm tra xây dựng kế

hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc


-


-


15


25,0


30


50,0


15


25,0


2,00


3

Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc của lực lượng

trong nhà trường


-


-


9


15,0


26


43,3


25


41,7


1,73


4

Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc thông qua kết quả rèn luyện hạnh

kiểm của học sinh


-


-


6


10,0


25


41,7


29


48,3


1,62


-

-

42

17,5

109

45,4

89

37,1

1,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh các trường trung học phổ thông huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - 10

Để đánh giá thực trạng công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT của BLĐ nhà trường, tôi đã đưa ra nội dung công tác kiểm tra đánh giá, để 06 CBQL, 54 GV trong nhà trường tự đánh giá kết quả thực hiện theo các mức độ, kết quả bảng được thể hiện qua bảng 2.11:

- Kiểm tra xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT: ĐTB=2,0đ. Việc kiểm tra đánh giá việc xây dựng kế hoạch đã được đề ra xem đạt được gì và đến đâu. Từ đó điều chỉnh kịp thời kế hoạch cho phù hợp và sát thực tế của nhà trường.

- Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá: ĐTB= 1,87đ. Trong rất nhiều vấn đề kiểm tra, CBQL, GV cần lựa chọn nội dung, hình thức kiểm tra và thời điểm kiểm tra cho phù hợp, tránh chồng chéo và hình thức.

- Thường xuyên kiểm tra hoặc kiểm tra đột xuất việc thực hiện kế hoạch hoạt động GDBSVHDT của lực lượng trong nhà trường: ĐTTB=1,73đ. Công tác điều tra đánh giá của BLĐ nhà trường do đội ngũ CBQL nhà trường đánh giá ở mức độ thấp, đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, kiểm tra đột xuất thực hiện hoạt động này của hiệu trưởng nhà trường được đánh giá chưa cao.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục bản sắc VHDT thông qua kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh: ĐTB=1,62đ. Việc thông qua kết quả rèn luyện hạnh kiểm của học sinh là cần thiết, tuy nhiên CBQL, GV lại đánh giá ở mức độ thấp hơn.

Nhìn chung BGH các nhà trường cũng hạn chế trong công tác quản lí, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện tích hợp giáo dục bản sắc VHDT vào bài dạy, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thực hiện tích hợp giáo dục bản sắc VHDT vào các hoạt động chưa tốt, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, cách thức tổ chức cho GV. Ngoài ra chưa có tiêu chí kiểm tra đánh giá thực hiện của GV cũng như các tổ chức đoàn thể trong khi thực hiện nhiệm vụ. Về cơ bản nội dung giáo dục bản sắc VHDT thực hiện chưa hiệu quả.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh

Sự phát triển của trường THPT nói chung và các hoạt động giáo dục ở trường THPT nói riêng luôn gắn liền và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có chủ trương, chính sách và cơ chế quản lý của nhà nước đối với cấp học THPT là yếu tố khách quan có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục ở trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục.

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về tầm ảnh hưởng của các yếu tố trong câu hỏi 10 phần Phụ lục. Kết quả thể hiện trong bảng 2.12 dưới đây: Bảng 2.12. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh ở các trường trung học huyện Vị Xuyên


TT

Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa

dân tộc

Mức độ ảnh hưởng


ĐTB

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

1

Năng lực quản lý của CBQL

37

61,7

13

21,7

9

15

1

1,7

3,43


2

Nhận thức và năng lực tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc

cho học sinh của giáo viên


33


55,0


12


20


11


18,3


4


6,7


3,23


3

Ý thức thái độ của học

sinh trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc


29


48,3


14


23,3


16


26,7


1


1,7


3,18

4

Sự phát triển kinh tế -

văn hóa - xã hội

35

58,3

13

21,7

11

18,3

1

1,7

3,4

5

Mối quan hệ nhà trường,

gia đình và xã hội

31

51,7

12

20,0

15

25,0

2

3,3

3,20


6

Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân

tộc cho học sinh


30


50,0


14


23,3


12


20,0


4


6,7


3,17

Tổng số

195

54,2

78

21,7

74

20,6

13

3,6

3,26

Nhìn chung mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc giáo dục bản sắc VHDT cho HS THPT mà các nhà giáo dục đã thực hiện là rất lớn. Cụ thể:

- Ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, được CBQL, GV đánh giá ở mức cao: 2,5đ. Sự phát triển của kinh tế là thành tựu chung của nền văn minh nhân loại, nó có nhiều ưu điểm và tích cực đối với sự phát triển xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Thế nhưng, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng làm cho tâm lý, phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc dễ bị mai một; biến những di tích lịch sử - văn hóa của dân tộc thành sản phẩm hàng hóa theo mục đích tất cả vì lợi nhuận, làm cho tư tưởng, lối sống, đạo đức vốn được tạo dựng trong truyền thống, trong cách mạng, trong kháng chiến bị xói mòn, v.v.. Vì lẽ đó mà không thể thờ ơ, không thể hy sinh bản sắc văn hóa dân tộc vì mục tiêu trước mắt, lại càng không thể buông lỏng sự lãnh đạo, quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa trong xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Năng lực quản lý của CBQL: ĐTB = 3,43đ. Năng lực của CBQL được đánh giá là có ảnh nhiều đến đến hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc, vì năng lực quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nói riêng nó ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin, cảm hứng và hiệu quả hoạt động của GV và HS.

- Nhận thức và năng lực tổ chức của giáo viên: ĐTB = 3,23đ. Năng lực cá nhân của GV, sự tận tụy, tâm huyết của người thầy chi phối tất cả các hoạt động giáo dục. Vì vậy, đội ngũ giáo viên phải tích cực bồi dưỡng thường xuyên kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, sử dụng công nghệ thông tin, yên tâm với công việc, gắn bó nghề nghiệp.

- Ý thức thái độ của học sinh: ĐTB = 3,18đ; Cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh: ĐTB=3,17đ; Mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội: ĐTB = 3,20đ. ;. Người học là chủ thể của quá trình nhận thức, do vậy các em học sinh phải tích cực, chủ động trong việc tham gia các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

2.5.1. Về mặt mạnh

Công tác giáo dục bản sắc VHDT đã có những chuyển biến theo hướng tích cực bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Đa số CBQL, GV, HS đã có nhận thức đúng đắn vế tầm quan trọng của công tác giáo dục BSVHDT. Ban giám hiệu các trường đã chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên, Đoàn trường xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể thông qua các hoạt động giáo dục có thể giáo dục những nội dung gì về bản sắc VHDT.

2.5.2. Về hạn chế

Trong những năm gần đây công tác giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế sau: Thứ nhất một bộ phận CBQL, GV và HS chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác giáo dục bản sắc VHDT thông qua các hoạt động giáo dục.

Thứ hai năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục khác của giáo viên còn yếu vì họ chỉ được đào tạo về chuyên môn mà không qua các lớp bồi dưỡng các kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục BSVHDT dẫn đến việc tổ chức các hoạt động theo những mô tuýp sẵn có, đơn điệu, thiếu sáng tạo dễ gây sự nhàm chán.

Thứ ba chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, BGH nhà trường giao phó cho một số giáo viên phụ trách, Đoàn trường.

Thứ tư cơ sở vật chất chưa đáp ứng được những yêu cầu của các hoạt động.

Thứ năm việc kiểm tra, đánh giá không thường xuyên dẫn đến hiệu quả chưa cao.

2.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành chưa cụ thể, đồng bộ từ cấp trên xuống cơ sở. Nội dung giáo dục bản sắc VHDT chưa bắt buộc đưa vào chương trình giảng dạy tích hợp vào các bộ môn văn hóa hóa như môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân.

- Sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành ở địa phương về giáo dục bản sắc VHDT chưa được quan tâm đúng mức. Cụ thể chưa có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục bản sắc VHDT.

- Cơ sở vật chất phục vụ tổ chức các hoạt động giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu để tổ chức các hoạt động.

- Thời gian tổ chức thực hiện giáo dục bản sắc VHDT thông qua các hoạt động giáo dục còn rất ít.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Về phía CBQL, GV, HS, các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đứng mức về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT nên chưa quan tâm đầu tư thích đáng về hoạt động này. Mặt khác bộ phận đảm trách hoạt động này là Ban chỉ đạo thì họ lại chưa phát huy hết năng lực điều hành chỉ đạo của mình. Chưa quan tâm đến việc xây dựng kế hoạch cũng như lựa chọn nội dung chương trình, cách thức tổ chức phù hợp với điều kiện hiện có của trường.

Đa số các GV không được đào tạo về mặt lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng các kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, công tác tập huấn chưa quan tâm đến việc giáo dục VHDT cho GV nên việc tổ chức hoạt động này chỉ trông chờ vào hứng thú bản thân, một số GV chưa có đầy đủ kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này nên chủ đề nào cũng tổ chức theo một mô-tuýp sẵn có làm cho các em dễ nhàm chán.

HS chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề này nên chưa tích cực, phụ huynh không ủng hộ. Bên cạnh đó do tác động của mặt trái của thị trường một bộ phận học sinh sùng bái văn hóa phương Tây làm lu mờ bản sắc VHDT. Ảnh hưởng của chế độ thi cử là thi gì học đấy nên các trường chỉ tập trung vào đầu tư giảng dạy các môn văn hóa, xem nhẹ các môn tự chọn, các hoạt động tập thể trong đó có hoạt động giáo dục bản sắc VHDT.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT thông qua các hoạt động giáo dục ở các trường THPT huyện Vị Xuyên. Hầu hết các trường THPT trong công tác giáo dục bản sắc VHDT đã có những chuyển biến theo hướng tích cực tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế nhất định như:

Về hoạt động dục bản sắc VHDT qua các hoạt động giáo dục. Một số CBQL, GV, HS, các lực lượng giáo dục khác chưa nhận thức đúng mức về tầm quan trọng của công tác giáo dục bản sắc VHDT thông qua các hoạt động giáo dục. Do đó kết quả giáo dục bản sắc VHDT cho HS chưa cao. GV chưa thực hiện thường xuyên các nội dung giáo dục bản sắc VHDT qua các hoạt động giáo dục.

Về hoạt động quản lý giáo dục bản sắc VHDT thông qua các nội dung quản lí:

Quản lí kế hoạch, lựa chọn nội dung giáo dục BSVHDT qua các hoạt động giáo dục các trường chưa thực hiện tốt.

Quản lí tổ chức, chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường phối hợp chưa thực hiện thường xuyên và có hiệu quả.

Quản lí kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động giáo dục bản sắc VHDT qua các hoạt động giáo dục chưa được chú trọng thực hiện.

Những tồn tại nêu trên do một số nguyên nhân từ phía xã hội như sự du nhập của văn hóa phẩm ngoại lai không lành mạnh. Lối sống hưởng thụ, những tiêu cực về tệ nạn xã hội phát triển trong cơ chế thị trường đã ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống làm lu mờ và lãng quyên bản sắc VHDT.

Từ việc thấy rõ những tồn tại nêu trên, chúng ta cần tìm ra các biện pháp hợp lí, cấp thiết và khả thi nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả giáo dục bản sắc VHDT cho HS các trường THPT huyện Vị Xuyên.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN VỊ XUYÊN

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích

Bất kì một hoạt động giáo dục nào cũng cần phải đạt được mục đích nhất định. Các trường THPT huyện Vị Xuyên cần phải xác định mục đích của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Do đó, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cần phải xuất phát từ mục đích giáo dục, trên cơ sở đặc điểm tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường nhằm góp phần thực hiện mục đích giáo dục toàn diện học sinh trường THPT.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi, khi đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục bản sắc VHDT ở các trường THPT huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang phải thực hiện được và đảm bảo hiệu quả cao. Muốn vậy giáo dục bản sắc VHDT phải phù hợp với nhu cầu, hứng thú, tình cảm và tâm lý của lứa tuổi học sinh THPT, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục, phù hợp với năng lực của giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

Trong quá trình xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh thì hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Giáo dục bản sắc VHDT cho học sinh THPT là một vấn đề có tính truyền thống, được các cấp quản lý, các nhà trường và nhiều công trình nghiên cứu quan tâm từ lâu. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện giáo dục bản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022