Nhận Thức Của Gv, Cbql Và Hs Về Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Bản Sắc Vhdt Khmer Cho Hs Ở Các Trường Ptdtnt


PTDTNT với tỉ lệ các ý kiến đánh giá mức độ “Rất quan trọng” ở các CBQL, TTCM là 53/55 người với tỷ lệ 96.36%; các GV là 97/100 người với tỷ lệ là 97% và HS là 154/180 HS với tỷ lệ là 85.55%. Sở dĩ các đối tượng được khảo sát đánh giá hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là “Rất quan trọng” bởi lẽ, hoạt động này ảnh hưởng toàn diện đến chất lượng giáo dục toàn diện HS trong nhà trường, nó giúp HS hiểu được ý nghĩa tình yêu quê hương, nết đặc sắc của VHDT.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận các đối tượng được điều tra còn chưa có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vấn đề này. Cụ thể, có 02/55 người với tỷ lệ 3.64% CBQL, TTCM; có 03/100 người với tỷ lệ 3% GV; có 26/180 HS với tỷ lệ 14.45% HS đánh giá sự quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT ở mức “Quan trọng”. Các ý kiến lựa chọn mức độ “Quan trọng” cho rằng, đa số HS các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng (hơn 90% HS) có phụ huynh là người Khmer, được sống và hoạt động trong môi trường cộng đồng người Khmer, các em có thể tiếp thu bản sắc VHDT Khmer một cách tự nhiên và hiệu quả. Đây là quan niệm chưa đầy đủ về hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, chưa hiểu được rõ bản chất của giáo dục.

Kết quả nghiên cứu ở bảng 2.4 được thể hiện qua biểu đồ sau:


100

90

80

70

Học sinh

Giáo viên CBQL, TTCM

60

50

40

30

20

10

0

Không QT Ít QT QT Rất QT


Biểu đồ 2.1. Nhận thức của GV, CBQL và HS về tầm quan trọng của giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT‌


Những thông tin về thực trạng của vấn đề này là sơ sở thực tiễn quan trọng để các nhà quản lý giáo dục, quản lý xã hội nghiên cứu, đề xuất các biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cộng đồng về sự quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer trong điều kiện hiện nay.

- Trực trạng nhận thức về mức độ triển khai nội dung hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh ở các trường Dân tộc nội trú

Việc thực hiện chương trình, nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được các trường coi trọng và làm tốt việc cụ thể hóa những quy định về thực hiện chương trình và yêu cầu các tổ chuyên môn, GV tổ chức thực hiện chặt chẽ. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành khảo sát CBQL, Tổ trưởng chuyên môn, GV và HS ở các trường PTDTNT trong tỉnh Sóc Trăng về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Kết quả đánh giá về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của CBQL, TTCM, GV và HS được thể hiện ở bảng 2.5 và 2.6.

Bảng 2.5. Đánh giá của HS về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh trong nhà trường

TT

Các hình thức triển khai

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1

Tích hợp các nội giáo dục bản sắc VHDT Khmer

trong các nội dung dạy học

3.89

1.39

3

2

Triển khai các nội dung giáo dục bản sắc VHDT

Khmer trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.99

1.40

2

3

Triển khai trong các báo cáo chuyên đề

3.85

1.32

4

4

Triển khai trong các hoạt động khác

4.24

1.22

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 8

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, GV các trường PTDTNT đã quan tâm triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Do đặc thù của trường PTDTNT, thời gian HS lưu lại ở trong trường rất nhiều, thực tế này đòi hỏi công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên, mức độ triển khai chưa được thường xuyên như mong muốn có thể xuất phát từ các khó khăn mà giáo viên đang gặp phải. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về thực trạng


triển khai nội dung trên, chúng tôi khảo sát CBQL, TTCM, GV về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS trong nhà trường được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV về mức độ triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh trong nhà trường‌


TT


Các hình thức triển khai

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Tích hợp các nội dung GD bản sắc VHDT Khmer trong các nội

dung dạy học


3.55


1.34


3


4.36


1.09


3


2

Triển khai các nội dung GD bản

sắc VHDT Khmer trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp


4.41


1.08


2


4.42


1.10


2

3

Triển khai trong các báo cáo

chuyên đề

3.49

1.28

4

4.04

1.08

4

4

Triển khai trong các hoạt động

khác

4.67

0.77

1

4.55

0.92

1

Qua kết quả đánh giá của CBQL, TTCM, GV và HS thể hiện ở bảng 2.5 và bảng 2.6 chúng tôi thấy rằng, trong quá trình triển khai hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS, các nhà trường chủ yếu thực hiện thông qua các các hình thức “Triển khai trong các hoạt động khác” và hình thức “Triển khai trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp”. Các nhà trường chưa chú trọng đến các hình thức “Triển khai trong các báo cáo chuyên đề” và “Tích hợp các nội trong các nội dung dạy học”. Từ kết quả phân tích, cho thấy trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường chưa có sự kết hợp tốt giữa các hình thức tổ chức giáo dục, nội dung tổ chức chưa thực sự phù hợp với đặc điểm của HS, chính vì vậy, sẽ dẫn đến kết quả vận dụng các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT hiện nay chưa cao. Những tồn tại của vấn đề này định hướng cho hoạt động của Lãnh đạo các trường trong thời gian tới nhằm lựa chọn và thường xuyên vận dụng các hình


thức tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS một cách khoa học, hợp lí và mang lại hiệu quả cao.

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng‌

Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế việc triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là ở hình thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer tại các trường PTDTNT. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV về hình thức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer‌


TT

Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của GV

Giáo viên

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Thông qua hoạt động ngoại khóa

như: sinh hoạt nội trú, hoạt động ngoài giờ lên lớp


4.64


0.86


1


4.25


1.09


5

2

Thông qua các lớp bồi dưỡng

chuyên đề

4.23

1.19

5

4.56

0.90

1

3

Cung cấp các tài liệu bồi dưỡng

4.46

1.05

3

4.53

0.90

3

4

Thông

nhiệm

qua

tiết

sinh

hoạt

chủ

4.45

1.01

4

4.55

0.83

2

5

Thông qua các hoạt động của

Đoàn thanh niên

4.58

0.89

2

4.36

1.13

4

Kết quả bảng 2.7 cho thấy CBQL, TTCM và GV đánh giá hình thức thực hiện khác nhau. Đánh giá của CBQL cho rằng yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là “Thông qua các lớp bồi dưỡng chuyên đề”, còn về phía GV thì cho rằng “Thông qua hoạt động ngoại khóa như: sinh hoạt nội trú, hoạt động ngoài giờ lên lớp” mới là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất. Từ thực tế này cho thấy các trường cần phải xây dựng các nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer một cách hài hòa và chỉnh thể, thống nhất các nội dung trong khâu tổ chức hoat động GD bản sắc VHDT Khmer cho HS, đồng thời CBQL cần tăng cường các nội dung GD bản sắc VHDT Khmer cho HS thông


qua các buổi sinh hoạt chuyên đề, tham mưu với Sở GD&ĐT mở các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên đề về giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho GV các trường PTDTNT tham gia nhằm nâng cao năng lực trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT. Từ đó mới phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường nói riêng và các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng nói chung.

Để tìm hiểu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến bằng câu hỏi ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, Tổ trưởng chuyên môn và GV về sự ảnh hưởng của các yếu tố dưới đây đến công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer trong các trường PT DTNT của tỉnh Sóc Trăng‌


TT


Các yếu tố ảnh hưởng

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

1

Nhận thức về nhiệm vụ của người

GV

4.61

0.87

4

4.31

0.86

7


2

Lòng nhiệt tình, sự say mê đối với hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer


4.36


1.05


8


4.20


1.16


8


3

Kiến thức và kỹ năng của người GV về hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer


4.70


0.70


3


4.33


1.09


6


4

Kế hoạch hoạt động giáo dục của nhà trường trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho HS


4.46


1.00


6


4.78


0.60


3


5

Sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong nhà trường trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer cho HS


4.56


0.84


5


4.65


0.75


4



TT


Các yếu tố ảnh hưởng

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

6

Sự phối hợp của học sinh

4.87

0.34

1

4.87

0.43

2


7

Sự hỗ trợ có hiệu quả của gia đình học sinh và xã hội trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer cho HS


4.78


0.54


2


4.45


1.07


5


8

Sự quan tâm, động viên kịp thời của CBQL trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục bản sắc VHDT

Khmer cho HS


4.46


0.93


7


4.91


0.35


1


Kết quả ở bảng 2.8 cho thấy, tám yếu tố chúng tôi đưa ra được CBQL, TTCM đánh giá cao về sự ảnh hưởng công tác tổ chức hoạt động giáo GD sắc VHDT Khmer cho HS, các yếu tố này được đánh giá đạt điểm trung bình từ 4.20 đến 4.91. Đối với nội dung này cũng được GV đánh giá cao, các yếu tố cũng được đánh giá đạt ĐTB từ 4.36 đến 4.87. Trong đó, nội dung đánh giá cao nhất là sự quan tâm, động viên kịp thời của CBQL, TTCM và sự phối hợp của HS. Vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS thì CBQL phải thể hiện tốt vai trò quản lý của nhà quản lý, đồng thời các tổ chức và cá nhân trong nhà trường phải sâu sát để tìm hiểu bản sắc VHDT Khmer, điều kiện hoàn cảnh của HS người Khmer để từ đó chủ động tham gia tác động tích cực đến HS nhằm thu hút các em tham gia vào hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của mình.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng về công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT của tỉnh Sóc Trăng, cũng có thể đánh giá chung như sau:

Hầu hết CBQL, TTCM, GV và HS đã nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, mức độ nhận thức của các đối tượng trong và ngoài nhà trường về bản sắc VHDT khác nhau; Đội ngũ GV thực hiện giáo dục bản sắc VHDT Khmer làm việc chủ yếu dựa


vào kinh nghiệm của bản thân; việc quan tâm và động viên kịp thời của CBQL trong công tác tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer chưa được thường xuyên, chưa có chiều sâu vẫn còn mang tính phong trào; công tác quản lý của CBQL đối với công tác này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh ở các trường PTDTNT Sóc Trăng‌

Trong thời gian gần đây, giáo dục bản sắc VHDT nói chung và bản sắc VHDT Khmer nói riêng cho HS được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS của các trường PTDTNT lại càng được chú trọng bởi nó không chỉ hoàn thiện nhân cách mà còn là hành trang cho các em khi giao tiếp ngoài xã hội và là kiến thức để các em hòa nhập với các bạn trong nhà trường. Giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS hiện nay không phải là môn học riêng mà là phải được giáo dục mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện. Tuy nhiên cũng cần phải có kế hoạch, xây dựng nội dung phù hợp với điều kiện. Để sát với thực tế chúng tôi đã tham khảo ý kiến của một số GV và CBQL, TTCM của các trường PTDTNT trong tỉnh Sóc Trăng để có kết quả cụ thể hơn ở bảng 2.9 dưới đây:

Bảng 2.9. Đánh giá của GV và CBQL chuyên môn về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT‌


TT


Đối tượng khảo sát

Tầm quan trọng của quản lý

hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khme


ĐTB


ĐLC


Thứ bậc

Số lượng

Không

QT

Ít QT

QT

Rất

QT

1

Giáo viên

0

0

4

96

3.96

0.20

1

2

CBQL, TTCM

0

0

3

52

3.95

0.23

2

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.9, chúng tôi nhận thấy việc quản lý hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS được các thầy cô quan tâm. Tuy nhiên, mức


độ nhận thức của mỗi đối tượng khác nhau. Tuy tỷ lệ của từng đối tượng khảo sát có khác nhau về cách đánh giá nhưng nhìn chung ở mức độ nhận thức “Rất quan trọng” được đánh giá cao nhất. Qua đó, cho thấy tất cả đều nhận thức đầy đủ về sự quan trọng của hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT.

2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh của Ban Lãnh đạo nhà trường‌

Đối với nội dung quản lý xây dựng kế hoạch giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS ở các trường PTDTNT của Ban Lãnh đạo nhà trường được CBQL và GV đánh giá mức độ hài lòng thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Đánh giá của GV và CBQL, Tổ trưởng chuyên môn về mức độ triển khai đối với công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường trong 5 năm gần đây‌


TT


Nội dung quản lý

GV

CBQL, TTCM

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc

ĐTB

ĐLC

Thứ

bậc


1

Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường dựa vào kế hoạch năm học, thể hiện rõ mục tiêu,

nội dung GD của nhà trường.


4.84


0.53


1


4.95


0.23


1


2

Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer của nhà trường theo từng

tháng, học kỳ, năm học.


480


0.59


2


4.78


0.60


2

3

Đề xuất một số biện pháp để thực

hiện kế hoạch đã xây dựng.

4.36

1.14

4

4.33

1.14

4


4

Nêu một số điều kiện để thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục bản sắc

VHDT Khmer của nhà trường.


4.63


0.91


3


4.65


0.82


3

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí