Quản Lý Giáo Dục Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc Khmer Cho Học Sinh Vào Các Môn Học, Các Hoạt Động Ngoài Giờ Lên Lớp


- Đối với cha mẹ học sinh: Cần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng của phong trào xây dựng gia đình văn hóa, giáo dục nâng cao dân trí, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

3.2.3. Quản lý giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp‌

* Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp cho việc triển khai nội dung giáo dục bản sắc VHDT Khmer được đa dạng, phong phú và hiệu quả. Cụ thể:

- Giáo dục tích hợp qua các môn học trong chương trình chính khóa:

+ Tích hợp qua các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, chủ đề tự chọn...

+ Tích hợp trong chương trình HĐGDNGLL: Việc tích hợp trong các môn học được triển khai theo phương án khai thác những nội dung có liên quan để giáo dục.

- Giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa:

Với cách tiếp cận tổng thể nhà trường, giáo dục bản sắc VHDT Khmer, có thể được tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động. Mỗi hình thức đều có những ưu thế và những khó khăn đòi hỏi phải vận dụng một cách mềm dẻo, phù hợp với từng thời điểm và điều kiện cụ thể của các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng. Thông qua hoạt động ngoại khóa giúp HS được tiếp cận với Phum Sóc, các hình thức sinh hoạt văn hóa, các em được “nhập thân” trong văn hóa khi tham gia các lễ hội hay các biểu diễn văn nghệ... sẽ là rất tốt để các em hiểu và nhận biết bản sắc VHDT Khmer Đồng bằng song Cửa Long.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

* Nội dung và cách thức thực hiện

- Tích hợp qua một số môn học

Quản lý hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc khmer cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng - 12

+ Giáo dục tích hợp qua môn Ngữ văn

Để hiểu được con người trong văn chương, không thể tách rời các yếu tố địa lý, văn hóa, tín ngưỡng, các phong tục tập quán, tồn tại lâu đời trên mảnh đất này. Bản thân các tác phẩm văn học khi được nghiên cứu và xem xét cắt nghĩa, thường được tiếp cận và nhìn nhận dưới góc độ văn hóa. Xu hướng tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa làm cho việc tìm hiểu tác phẩm trở nên sâu sắc và toàn diện hơn.


Nhiều bài văn học địa phương liên quan đến bản sắc VHDT Khmer. Ví dụ: Sự tích Tết cổ truyền dân tộc Chôl Chnăm Thmây, sự tích đua Ghe Ngo, sự tích Lễ Sen Đôn Ta, sự tích Ook Om Bok, ... Những tác phẩm này cung cấp cho HS vẻ đẹp các giá trị VHDT và những phong tục của người Khmer, vốn văn hóa phong phú, tốt đẹp của dân tộc Khmer.

Trong khi học các tác phẩm và thể loại văn học chung của chương trình, HS có điều kiện liên hệ, so sánh với những tác phẩm cùng thể loại của dân tộc mình, từ đó hiểu thêm về tác phẩm đang học và hiểu thêm nét độc đáo trong tác phẩm của dân tộc mình.

Khả năng tích hợp giáo dục bản sắc VHDT trong môn Ngữ văn ở các trường PTDTNT cấp THCS và THPT là rất nhiều và khá thuận lợi. Vấn đề là GV và HS cần có nhận thức đúng và có ý thức thì kết quả của công việc sẽ đạt được như mong muốn.

+ Giáo dục tích hợp qua môn Lịch sử

Trong việc giáo dục bảo tồn và phát triển VHDT ở trường phổ thông nói chung, PTDTNT cấp THCS và THPT nói riêng, môn Lịch sử có một vị trí và ý nghĩa to lớn.

Giúp HS hiểu khái niệm: văn hóa, văn minh, giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc VHDT Khmer ở Đồng bằng song Cửu Long, có chiều sâu lịch sử, gắn liền với lịch sử các dân tộc thiểu số, lịch sử mảnh đất Sóc Trăng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

Văn hóa dân tộc Khmer Sóc Trăng phản ánh, lưu giữ những kiến thức lịch sử dân tộc Khmer ở Sóc Trăng. Các sự kiện lịch sử nói chung, sự kiện văn hóa nói riêng giúp HS hiểu sâu hơn về các giá trị bản sắc VHDT Khmer ở Sóc Trăng.

Về kỹ năng: Thông qua sự kiện lịch sử nhận biết được các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

Về thái độ: Thông qua giáo dục lịch sử, giáo dục lòng tự tôn dân tộc, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer ở Sóc Trăng, từ đó giáo dục ý thức bảo tồn, tôn trọng các di sản văn hóa lịch sử, bản sắc VHDT Khmer trên mảnh đất Sóc Trăng.


Nội dung: Thông qua môn Lịch sử, HS hiểu rõ hơn những kiến thức cơ bản, phù hợp với cấp học về văn hóa vật chất của dân tộc Khmer ở Sóc Trăng nói riêng, các dân tộc thiểu số nói chung. HS hiểu rõ hơn về văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng nói riêng, các dân tộc thiểu số nói chung. Tiêu biểu như Lễ hội Ook Om Bok (Lễ hội cúng trăng), Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ hội đua Ghe Ngo...

Một số điểm cần lưu ý khi giáo dục bảo tồn bản sắc VHDT Khmer ở tỉnh Sóc Trăng qua môn Lịch sử. Đó là:

Xác định đúng mục tiêu các vấn đề văn hóa trong giờ học Lịch sử. Ở đây cần đạt được yêu cầu: trên cơ sở hiểu biết những kiến thức cơ bản về VHDT Khmer để HS nắm vững hơn sự kiện lịch sử đang học; từ đó giáo dục cho HS các ý thức về văn hóa của dân tộc mình, trách nhiệm bảo vệ và phát huy bản sắc VHDT.

Hướng dẫn HS khai thác kiến thức về văn hóa của dân tộc mình hoặc các dân tộc khác ở Sóc Trăng mà em biết thông qua các nguồn thông tin khác.

Liên hệ kiến thức về văn hóa vào nội dung bài Lịch sử đang học, không đi tràn lan làm loãng mục tiêu bài học, tạo nên tình trạng quá tải, chồng chất sự kiện. Tạo điều kiện để thực hành bộ môn (HS sưu tầm tài liệu, hiện vật, thăm bảo tảng nhà truyền thống, hoạt động ngoại khóa...).

+ Giáo dục tích hợp qua môn Giáo dục công dân

Môn Giáo dục công dân là một môn học có vai trò chủ chốt trong việc giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và lối sống cho HS. Do đó có khả năng tích hợp giáo dục nhiều vấn đề trong đó có giáo dục bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Mục tiêu tích hợp nội dung giáo dục bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng trong các trường PTDTNT:

Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

Hiểu một số chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.


Nêu được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân trong việc thực hiện chính sách. Quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về vấn đề bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.

Có ý thức bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng.

Tôn trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer, sẵn sàng phê phán các hành vi làm tổn hại giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer, ủng hộ những việc làm góp phần bảo tồn bản sắc VHDT.

+ Tích hợp trong chương trình giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khóa:

Giáo dục bản sắc VHDT Khmer còn được thực hiện qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa. Được tổ chức theo nhiều hình thức, thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằm nâng cao toàn diện kiến thức - kỹ năng cho HS. Các hoạt động ở các trường PTDTNT đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Tiêu biểu như:

Bám sát các chủ đề quy định của hoạt động ngoài giờ lên lớp để khai thác, lồng ghép hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer như: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình...

Tổ chức xây dựng phòng trưng bày bản sắc VHDT Khmer Sóc Trăng như: trang phục - trang sức dân tộc, nhạc cụ, vật dụng trong cuộc sống...

Tổ chức hoạt động giao lưu văn hóa dân tộc giữa các trường PTDTNT với nhau. HS trong các trường PTDTNT ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhà trường cần tổ chức các cuộc giao lưu văn hóa với HS các dân tộc thiểu số khác để các em được thể hiện, được tôn vinh VHDT mình và hiểu biết thêm về văn hóa của các dân tộc của bạn.

Tổ chức các cuộc thi, trình diễn, sân khấu hóa các nội dung về bản sắc VHDT phù hợp với lứa tuổi, điều kiện của các trường. Nếu làm tốt sẽ tác động rất tốt đến nhận thức, ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Khmer ở Sóc Trăng.


Ví dụ tổ chức các cuộc thi với chủ đề về bản sắc VHDT Khmer như: thi hát dân ca, thi biểu diễn trang phục dân tộc, thi sử dụng nhạc cụ dân tộc, thi kể chuyện, thi làm món ăn dân tộc, thi diễn thuyết, giới thiệu về lễ hội, phong tục...

Sân khấu hóa các hoạt động sinh hoạt của đồng bào dân tộc Khmer Sóc Trăng, ví dụ: Lễ cưới, Lễ hội Ook Om Bok (Lễ hội cúng trăng), Lễ Sen Đôn Ta,…

Tổ chức các cuộc thi, các trò chơi dân gian, các môn thể thao của dân tộc Khmer, như: kéo co, đẩy gậy, ném bi sắt,...

Tổ chức cuộc thi hùng biện bằng ngôn ngữ Khmer, cụ thể cho một chương trình cuộc thi như sau:

Giới thiệu về bản thân, nhà trường.

Xem tranh đoán từ vựng (nội dung trong chương trình cấp THCS và THPT). Thể hiện năng khiếu: Nghe 2 đoạn hội thoại khác nhau (Nội dung về học tập,

thời tiết, quê hương, giao tiếp...)

Phần hùng biện bao gồm 2 phần: Tự chọn và xem tranh trả lời câu hỏi của Ban giám khảo với chủ đề (Phong tục tập quán, Môi trường, Lối sống, Nghề nghiệp, Trách nhiệm, Trang phục...)

Tổ chức cuộc thi Văn hay – chữ tốt với chủ đề: Môi trường, Học tập, Phong tục tập quán, Trách nhiệm,…

Thời điểm tổ chức: Có thể lồng ghép vào dịp tổ chức tết dân tộc cho HS. Tổ chức lồng ghép trong các hoạt động của nhà trường vào các dịp tổ chức khai giảng, các ngày kỷ niệm: 20/10, 20/11, 26/3, Tết cổ truyền dân tộc Chôl Chnăm Thmây,...

Tổ chức các câu lạc bộ theo sở thích, năng lực và nhu cầu của các em. Ví dụ như: nhóm các em tham gia câu lạc bộ ca dao dân ca Khmer, câu lạc bộ múa, câu lạc bộ nhạc cụ dân tộc, câu lạc bộ khoa học xã hội, câu lạc bộ thể thao. Các câu lạc bộ cần được sinh hoạt theo định kì. Trong các buổi sinh hoạt ngoài việc thảo luận các hoạt động theo kế hoạch có lồng ghép tổ chức các trò chơi để tạo sự hứng thú cho các em.

* Các điều kiện để thực hiện

Xây dựng đội ngũ GV và các lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ. Quan tâm đến việc bồi dưỡng về kiến thức VHDT Khmer và kỹ năng tổ chức – tham gia


các hoạt động VHDT Khmer cho các lực lượng tham gia.

Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết.

Bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động đầy đủ, kịp thời. Huy động nguồn lực ngay từ chính HS và gia đình các em cũng như các nhà hảo tâm.

3.2.4. Xây dựng phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer cho học sinh‌

* Mục tiêu của biện pháp

Thực tế cho thấy, một bộ phận không nhỏ HS càng lớn lên việc giữ gìn và phát huy bản sắc VHDT Khmer càng bị lãng quên. Biểu hiện ở chỗ các nghi thức, nghi lễ của VHDT Khmer không nắm được. Vì thế, giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS là một nội dung rất quan trọng và thiết thực trong chiến lược giáo dục toàn diện của một nền giáo dục tiên tiến. Chỉ có một môi trường sư phạm lành mạnh thì công tác giáo dục mới đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy đối với công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho học sinh cũng cần quan tâm đến việc xây dựng, phát triển môi trường sư phạm lành mạnh. Xây dựng tập thể sư phạm các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng có truyền thống văn hóa, có quyết tâm và trách nhiệm trong công tác giáo dục bản sắc VHDT Khmer cho HS. Từ đó có trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc VHDT Khmer.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Xây dựng nếp sống văn hóa trong các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng theo nét đẹp của phong tục tập quán của dân tộc Khmer. Cụ thể: Ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, giao tiếp, ứng xử, các mối quan hệ trong cộng đồng... Môi trường sư phạm lành mạnh là không có tệ nạn xã hội xâm nhập học đường cũng như những tác động xấu khác ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

Tích cực triển khai phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường đạt hiệu quả. Cụ thể:

- Xây dựng quy tắc ứng xử văn hóa giữa các thành viên trong nhà trường và có biện pháp giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy tắc đó.

- Nhà trường coi trọng việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS thông qua: Quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, thông qua các hoạt động của các


câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa hàng tuần, các tiết sinh hoạt lớp, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức... Từ đó cung cấp cho HS các kiến thức về kỹ năng sống, làm cho HS có kỹ năng sống phù hợp với môi trường nội trú, với cuộc sống hiện đại.

- Nhà trường có chương trình hoạt động tập thể hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và tổ chức thực hiện chương trình thường xuyên đạt hiệu quả, không khí trường học luôn vui tươi, lành mạnh.

- Nhà trường đưa các trò chơi dân gian vào các hoạt động tập thể, hoạt động vui chơi giải trí cho HS khi tổ chức tết dân tộc.

- HS người Khmer của các trường PTDTNT rất yêu văn nghệ, có năng khiếu về thể thao. Chính vì vậy các trường xác định ngoài việc học tập, HS phải được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, trong đó có các trò chơi dân gian, hát dân ca, và múa các điệu múa. Các hoạt động đó giúp các em giảm bớt căng thẳng sau các giờ học và còn làm cho các em yêu trường, yêu lớp, tham gia giữ gìn các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.

Xây dựng môi trường, cảnh quan thể hiện nét đẹp bản sắc VHDT Khmer (phòng ở, lớp học, khuôn viên trường...) tạo nên một không gian sống động, gần gũi với HS.

Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, mỗi thầy cô là một hạt nhân tiêu biểu của cuộc vận động: “Mỗi thầy cô là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; nâng cao chất lượng chuyên môn, phương pháp sư phạm, trách nhiệm và tình thương của từng thầy cô giáo đối với học sinh thân yêu.

Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc cho HS cũng như giúp các em có thái độ ứng xử tốt trong cuộc sống.

Tóm lại, các trường PTDTNT tỉnh Sóc Trăng thì thầy cô vừa là người thầy dạy kiến thức vừa như người cha, người mẹ thứ hai của các em, thầy cô như “người bạn” để HS tâm sự, chia sẻ. HS đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng chung sống, cùng học tập và tiến bộ.

* Các điều kiện để thực hiện

- Đối với CBQL: là người chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, phân công


nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện. Tổ chức và sắp xếp công việc khoa học, lôi cuốn, hấp dẫn, có các hoạt động đa dạng, phong phú. Quan tâm đầu tư chăm sóc nhà trường thường xuyên và nhắc nhở mọi người cùng tích cực tham gia. Tích cực tham mưu với các cấp lãnh đạo và các lực lượng xã hội nhằm huy động các nguồn lực để đầu tư, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường ngày càng khang trang tươi đẹp, tạo tiền đề vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đối với đội ngũ GV: tạo thói quen ứng xử và giao tiếp thân thiện trong nhà trường: đó là xây dựng phong cách ứng xử tốt đẹp giữa GV với GV, giữa GV với HS, điều đó có ý nghĩa quan trọng để xây dựng bầu không khí vui tươi phấn khởi, xây dựng nội bộ đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. GV cần có một số kỹ năng như: biết lắng nghe HS, có lời nói và cử chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn trọng HS, biết chia sẻ và thấu cảm với những vấn đề HS đang gặp phải trong học tập và cuộc sống...

- Đối với Đoàn thanh niên: Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, triển khai các hình thức giáo dục lịch sử, truyền thống dân tộc, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu. Đẩy mạnh thực hiện phong trào nếp sống văn hóa, nêu cao ý thức trong học tập, sinh hoạt, rèn luyện của đoàn viên, thanh niên trong nhà trường.

- Đối với HS: tạo nên phong cách ứng xử tốt đẹp giữa HS với HS, đặc biệt giữa học sinh với thầy cô nhằm tạo nên môi trường sư phạm lành mạnh trong sáng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Nhiệt tình, có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động, đặc biệt là hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer.

3.2.5. Tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc Khmer‌

* Mục tiêu của biện pháp

Việc phối hợp giữa các lực lượng giáo dục xét về mặt bản chất đó chính là tạo nên sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và các điều kiện phục vụ tốt nhất cho các hoạt động nói chung và hoạt động giáo dục bản sắc VHDT Khmer nói riêng.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 04/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí