Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giảng Dạy Môn Tiếng Anh


- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy;

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình;

- Quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên;

- Khi kiểm tra, CBQL nhận xét, đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế.

Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh


TT


Nội dung

Giá trị trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

2.1

Tổ chức hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc

soạn giảng

2,33

0,66

6

2.2

Tổ chức triển khai phân phối chương trình giảng

dạy theo từng cấp lớp

3,15

0,58

1

2.3

Tổ chức triển khai về chuẩn kiến thức, kỹ năng

trong dạy học.

2,46

0,68

5

2.4

Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy

3,03

0,48

3

2.5

Quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên thông

qua việc xác định mục tiêu bài dạy của giáo viên

2,85

0,58

4

2.6

Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV

qua kiểm tra lịch báo giảng

3,05

0,60

2


2.7

Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo

viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình.


3,03


0,48


3


2.8

Kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao

giảng của giáo viên


2,46


0,68


5

2.9

Khi kiểm tra, CBQL nhận xét, đánh giá, đề xuất các

biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế.

2,85

0,587

4


2.10

Tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù

môn như máy chiếu, TV để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy


2,46


0,682


5



2,77

0,60


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 9


Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:

- Tổ chức triển khai về chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học;


- Kiểm tra việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng của giáo viên;

- Tạo điều kiện hổ trợ phương tiện dạy học đặt thù môn như máy chiếu, TV … để giáo viên ứng dụng CNTT trong giảng dạy;

- Tổ chức hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng.

Không có hoạt động nào ở mức đánh giá là thực hiện rất thường xuyên hay không thực hiện.

Kết quả khảo sát trên cho chúng ta thấy rằng, HT quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh nằm ở mức thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn một số hoạt động liên quan đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy (ĐTB: 2,46, xếp TH 5), sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dây học, các kỹ năng trong dạy học (ĐTB: 2,46, xếp TH5) chỉ được thực hiện ở mức ít thường xuyên.

Để nghiên cứu thêm về các hoạt động này, tác giả có trao đổi với CB2, CB5, CB6 về nội dung thực hiện đổi mới PPGD và ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Kết quả cho thấy BGH và TTCM có triển khai và xây dựng kế hoạch về thực hiện đổi mới PPGD và ứng dụng CNTT trong các tiết dạy, tuy nhiên chưa có kiểm tra thường xuyên dẫn đến GV thường dạy chay, dạy theo lối mòn truyền thống, sự dụng chưa hiệu quả các thiết bị, đồ dùng dạy học, do đó chất lượng tiết dạy chưa cao.

2.4.3. Thực trạng về quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh‌

Bảng 2.15. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường.

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh;

- Kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPGD, sử dụng ĐDDH thông qua việc thao giảng, dự giờ.


Bảng 2.15. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh


TT


Nội dung

Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng


3.1

Chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng

Anh


3,15


0,58


1

3.2

Kiểm tra việc thực hiện đổi mới PPGD, sử dụng

ĐDDH thông qua việc thao giảng, dự giờ

2,85

0,58

2

3.3

Tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới

PPGD.

2,46

0,68

3

3.4

Chỉ đạo giáo viên sử dụng phần mềm trong giảng

dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử

2,46

0,68

3


3.5

Kiểm tra việc sử dụng phương tiện giảng dạy của

giáo viên thông qua sổ thư viện, sổ theo dõi sử dụng ĐDDH


2,46


0,68


3



2,68

0,64



Các hoạt động được đánh giá là CBQL có thực hiện nhưng không thường xuyên gồm:

- Tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới PPGD;

- Chỉ đạo giáo viên sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử;

- Kiểm tra việc sử dụng phương tiện giảng dạy của giáo viên thông qua sổ thư viện, sổ theo dõi sử dụng ĐDDH

Không có hoạt động nào ở mức đánh giá thực hiện rất thường xuyên hay không thực hiện.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường, tác giả có cuộc phỏng vấn với CB2, CB4, GV5, GV6, GV7, GV8, kết quả cuộc trao đổi cho thấy rằng các ý kiến đồng bộ cho rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy có thực hiện nhưng không thực hiện


thường xuyên. GV7, GV8 cho biết ít khi sử dụng giáo án điện tử, không thường xuyên dùng máy cassette và tranh ảnh, chỉ sử dụng trong các tiết dự giờ, thao giảng. CB2, CB4, GV5, GV6 đều có ý kiến về việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy là rất ít thực hiện, gần như là không có.

Tóm lại, trong phần khảo sát này, chúng ta cũng nhận thấy rằng các hoạt động liên quan đến việc tạo điều kiện, môi trường trong việc đổi mới PPGD; sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử; hay công tác kiểm tra việc sử dụng phương tiện giảng dạy của giáo viên thông qua sổ thư viện, sổ theo dõi sử dụng ĐDDH vẫn còn ở mức trung bình so với các hoạt động khác. Một số GV chưa quen với với việc sử dụng thiết bị hiện đại, thao tác lúng túng khi sử dụng, dẫn đến việc ít sử dụng, dạy chay, chỉ sử dụng trong các tiết thao giảng, dự giờ mà thôi.

2.4.4. Thực trạng về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh‌

Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh


TT


Nội dung

Giá trị trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng

4.1

Chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về nội

dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

3,03

0,486

2


4.2

Chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra,

đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng


2,85


0,587


3

4.3

Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, nhằm phân

đối tượng HS đúng theo năng lực

3,03

0,486

2

4.4

Phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm

học

3,03

0,486

2

4.5

Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các lớp phụ đạo học

sinh yếu từ đầu năm học.

3,15

0,587

1



3,02

0,53



Bảng 2.16. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh.

Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:

- Chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học;


- Chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;

- Tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, nhằm phân đối tượng HS đúng theo năng lực;

- Phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học;

- Chỉ đạo giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng.

Không có hoạt động nào ở mức đánh giá ở mức thực hiện rất thường xuyên, ít thực hiện hay không thực hiện.

Bảng kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, CBQL thực hiện khá tốt công tác quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường. Công tác quản lý kiểm tra đánh giá HS nói chung, HS khối 9 nói riệng là vô cùng cần thiết vì qua đó phản ánh khách quan chất lượng dạy của GV và chất lượng học của HS. Trên cơ sở đó người quản lý xem xét và đánh giá đúng thực trạng các HĐGD của GV, đồng thời có kế hoạch điều chỉnh kịp thời công tác quản lý của mình.

Bảng 2.17. Thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường của HS khối 9

TT

Nội dung

Điểm TB

Thứ hạng

1

Giáo viên (GV) hướng dẫn cho học sinh (HS) về nội dung

môn học.

3,06

5

2

GV hướng dẫn, giải thích rõ ràng về chương trình môn

học.

2,38

17

3

Thông tin GV truyền đạt cho HS đáp ứng đúng mục tiêu

bài học

3,06

5

4

GV tự tin trong việc tổ chức các hoạt động trên lớp.

2,93

13

5

Thiết kế bài giảng một cách chủ động, không lúng túng

3,03

8

6

Giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo

từng cấp lớp

2,66

15

7

Giải thích các vấn đề trong bài học rõ ràng, dể hiểu giúp

HS hiểu bài và vận dụng được kiến thức

2,96

9

8

Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy HS

làm trung tâm trong các hoạt động học tập

2,33

19

9

Sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.

2,39

18


TT

Nội dung

Điểm TB

Thứ hạng

10

Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy.

2,46

16

11

Thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng

Anh.

2,19

20

12

Giới thiệu và hướng dẫn HS sử dụng các phần mềm tiếng

Anh trong hoạt động tự học.

3,05

7

13

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, liên hệ thực tế trong

sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh

3,07

3

14

GV giải đáp thắt mắc cho HS trong tiết dạy và ngoài giờ

lên lớp

2,93

11

15

GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS học tập theo nhóm để

giải quyết vấn đề

2,96

9

16

Kết quả học tập của HS được GV đánh giá công bằng,

khách quan

2,81

15

17

Nhận xét các bài kiểm tra mang tính tích cực, giúp HS

tiến bộ trong hoạt động học tập.

2,93

11

18

Thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học.

2,90

13

19

Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học

3,14

2

20

GV liên lạc với phụ huynh HS để cùng giáo dục HS

3,17

1


Bảng 2.17. giúp chúng ta hiểu thêm về thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của HS khối 9 tại trường.

Một số hoạt động học tập môn tiếng Anh tại trường của HS khối 9 chỉ nằm ở mức thực hiện ít thường xuyên, CBQL và GV cần xem xét và điều chỉnh phù hợp để nâng chất lượng môn tiếng Anh tại trường. Các hoạt động học tập liên quan đến thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy; lấy HS làm trung tâm trong các hoạt động học tập; sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy, thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, đa phần chưa được thực hiện thường xuyên.

Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy HS làm trung tâm trong các hoạt động học tập; sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học trong các tiết dạy; thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, là các hoạt động được HS đánh giá thấp, điều này cho thấy HT một số trường chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý áp dụng phương pháp


mới, cũng như sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học trong các tiết dạy môn tiếng Anh.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.‌

Từ kết quả khảo sát bằng bảng hỏi đối với CBQL (HT, PHT, TTCM), GV và HS, phỏng vấn sâu đối với CBQL và GV về HĐGD môn tiếng Anh và quản lý HĐGD môn Tiếng Anh tại 04 trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có thể đánh giá chung về thực trạng như sau:

Về thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh ngày

nay

Đa số đối tượng được khảo sát đều nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của

việc dạy và học tiếng Anh ngày nay. Các nội dung đều được đánh giá ở mức độ “quan trọng” trở lên. Như vậy, HĐGD môn Tiếng Anh các trường THCS đều được BGH nhà trường, GV dạy Tiếng Anh và HS quan tâm thực hiện.

- Về thực trạng HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Ưu điểm:

Các hoạt động chuẩn bị giảng dạy và các hoạt động giảng dạy được GV thực hiện rất thường xuyên như: thực hiện đúng nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh; thực hiện đúng qui định về việc soạn giảng; dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp; có xây dựng kế hoạch bài dạy; GV có đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng. Nắm rõ các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Trong đó các hoạt động thực hiện giảng dạy được GV thực hiện rất thường xuyên, tạo được nề nếp trong học tập cho HS.

Hạn chế:

Tuy nhiên, vẫn còn một số hoạt động GV không thực hiện thường xuyên, hoặc chỉ thực hiện khi có dự giờ, thao giảng.

+ Việc thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy mới vào các tiết giảng dạy (ĐTB: 2,33)


+ Việc thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng (ĐTB: 2,33)

+ Việc chỉ đạo hoạt động của Tổ chuyên môn tiếng Anh ít thường xuyên (ĐTB: 2,33), dẫn đến không chỉ đạo kịp thời khi tổ chuyên môn gặp khó khăn, vướng mắc.

Nguyên nhân của hạn chế: một số giáo viên lớn tuổi còn hạn chế về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, đa số các trường chưa đầu tư thiết bị kỹ thuật hiện đại đầy đủ ở các phòng học như máy chiếu, TV, chưa trang bị được các phòng chức năng như phòng nghe, nhìn ...nên việc vận dụng thường xuyên thì gặp nhiều khó khăn trong việc lắp đặt các thiết bị, tốn nhiều thời gian, do đó đa số GV chỉ tập trung sử dụng CNTT đối với các tiết dạy dự giờ, thao giảng, hay các tiết dạy chuyên đề. BGH không có chuyên môn tiếng Anh nên công tác quản lý tổ còn nhiều hạn chế.

- Về thực trạng quản lý HĐGD môn tiếng Anh tại các trường THCS, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Ưu điểm:

Các hoạt động được Hiệu trưởng (HT) thường xuyên thực hiện trong việc quản lý HĐGD như chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui định về việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy(PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh; HT quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV qua kiểm tra lịch báo giảng; HT chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy; HT quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của giáo viên qua việc kiểm tra việc thực hiện phân phối chương trình; HT quản lý việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên; Khi kiểm tra, HT nhận xét, đánh giá, đề xuất các biện pháp nhằm điều chỉnh các hạn chế; HT chỉ đạo cho giáo viên tổ chức các lớp phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học; HT tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, nhằm phân đối tượng HS đúng theo năng lực; HT phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học;

Hạn chế:

Mặc dù công tác quản lý HĐGD được HT thường xuyên thực hiện, tạo được nề nếp cho GV trong hoạt động giảng dạy, nhưng việc đổi mới phương pháp giảng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/05/2023