Rất quan trọng gồm các nội dung:
- Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa;
- Tầm quan trọng của việc giảng dạy tiếng Anh trong trường phổ thông;
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm.
Qua kết quả trên, chúng ta thấy rằng việc nhận thức của CBQL và GV về tầm quan trọng của HĐGD tiếng Anh trong nhà trường là vô cùng quan trọng, có thể nói đây là nền tản tốt cho công tác quản lý HĐGD tiếng Anh trong nhà trường.
Quan trọng gồm các nội dung:
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên;
- Ảnh hưởng của môi trường học tập trong và ngoài nhà trường;
- Sự quan tâm, hổ trợ từ BGH, PHHS đến hoạt động giảng dạy của giáo viên;
- Việc xác định mục tiêu bài dạy. Ít quan trọng gồm các nội dung:
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
- Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy.
Thực trạng về nhận thức của CBQL và GV chưa xem trọng công tác kiểm tra đánh giá HS. Để nâng cao được chất lượng môn tiếng Anh, thì công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS phải được xem là một trong những công tác quan trọng, giúp đánh giá được HS và phân loại HS ngay từ đầu năm học.
Bảng 2.8. Thực trạng nhận thức của học sinh khối 9 về việc học tiếng Anh trong nhà trường
Nội dung | Điểm TB | Thứ hạng | |
1 | Vai trò của việc học tiếng Anh trong nhà trường. | 3,10 | 5 |
2 | Việc đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy học sinh (HS) làm trung tâm | 3,29 | 3 |
3 | Thực hiện nội dung chương trình giảng dạy đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa | 2,99 | 6 |
4 | Thực hiện các giờ tự học môn tiếng Anh | 3,41 | 2 |
5 | Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS | 2,92 | 8 |
6 | Sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy | 2,50 | 9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Hiện Hoạt Động Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh (Hs) Môn Tiếng Anh Tại Trường
- Quản Lý Việc Thực Hiện Đổi Mới Phương Pháp Giảng Dạy, Sử Dụng Trang Thiết Bị, Đồ Dùng Dạy Học Của Gv Trong Gd Môn Tiếng Anh.
- Ý Nghĩa Của Từng Giá Trị Trung Bình Đối Với Thang Đo Khoảng
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giảng Dạy Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long
- Các Biện Pháp Quản Lý Biên Chế Tốt Tổ Chuyên Môn Tiếng Anh
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Nội dung | Điểm TB | Thứ hạng | |
7 | Sự quan tâm, hổ trợ từ BGH, PHHS đến việc học của HS | 2,99 | 6 |
8 | Ảnh hưởng của môi trường học tập trong và ngoài nhà trường | 3,16 | 4 |
9 | GV nhiệt tình giảng dạy, có kỹ năng sư phạm | 3,36 | 1 |
Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng nhận thức về vai trò của việc học tiếng Anh trong nhà trường và các yêu tố liên quan đến việc học tập đa số cho là quan trọng, tuy nhiên việc thực hiện nội dung chương trình giảng dạy đúng theo phân phối chương trình sách giáo khoa; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS; sự quan tâm, hổ trợ từ BGH, PHHS đến việc học của HS và sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong tiết dạy còn nằm ở mức độ thấp trong mức độ quan trọng.
2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh
2.3.2.1. Thực trạng về hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh
Nội dung | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
1.1 | Hiểu rõ các văn bản liên quan đến môn học. | 3,10 | 0,59 | 2 |
1.2 | Xác định được mục tiêu bài học cho từng bài dạy | 2,64 | 0,48 | 3 |
1.3 | Hiểu rõ nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh | 3,77 | 0,42 | 1 |
1.4 | Tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân | 2,46 | 0,68 | 4 |
1.5 | Thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy mới | 2,33 | 0,66 | 5 |
2,86 | 0,57 |
Bảng 2.9. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm:
- Hiểu rõ nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh. Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:
hiện.
- Hiểu rõ các văn bản liên quan đến môn học;
- Xác định được mục tiêu bài học cho từng bài dạy.
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện ít thường xuyên gồm:
- Tự nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân;
- Áp dụng phương pháp giảng dạy mới
Không có hoạt động nào ở mức đánh giá là rất ít thực hiện, hay không thực
Để nghiên cứu thêm về thực trạng áp dụng phương pháp giảng dạy mới theo
hướng đổi mới phương pháp giảng dạy, tác giả có cuộc phỏng vấn với GV1; GV2; GV3; GV8, kết quả cho thấy GV có nhận thức đúng về việc thường xuyên áp dụng phương pháp mới vào trong giảng dạy như việc phương pháp đóng vai trong cá đoạn hội thoại giao tiếp, từ đó tạo cho HS hứng thú trong học tập, tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp mới lại không thường xuyên, không đồng đều giữa các GV, do một số GV còn chậm đổi mới.
Như vậy, có thể nói các HT có quan tâm đến việc thực hiện các hoạt động chuẩn bị dạy môn tiếng Anh, một số hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên, tuy nhiên vẫn còn có hoạt động được đánh giá là không thường xuyên thực hiện. Do đó, CBQL cần quan tâm, tác động đến nhận thức của GV trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy và thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng môn học. Với việc thường xuyên áp dụng phương pháp giảng dạy mới kết hợp với các phương pháp phù hợp trong từng loại bài dạy là một trong những yếu tố phải thực hiện trong HĐGD nói chung, HĐGD tiếng Anh nói riêng.
2.3.2.2. Thực trạng về thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh
Bảng 2.10. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm:
- Thực hiện kế hoạch bài dạy đúng theo phân phối chương trình;
- Giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp;
- Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng;
- Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng;
- Việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên (GV);
- Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng.
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:
- Đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học.
Không có hoạt động nào ở mức đánh giá ít thực hiện hay không thực hiện.
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh
Nội dung | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
2.1 | Nắm vững các yêu cầu, qui định về việc soạn giảng | 3,67 | 0,662 | 3 |
2.2 | Giảng dạy đúng phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp | 3,90 | 0,307 | 2 |
2.3 | Đủ chuẩn kiến thức, kỹ năng trong dạy học. | 3,03 | 0,486 | 4 |
2.4 | Có xây dựng kế hoạch bài dạy | 3,90 | 0,307 | 2 |
2.5 | Việc chuẩn bị bài dạy của giáo viên(GV) | 3,67 | 0,662 | 3 |
2.6 | Thực hiện kế hoạch bài dạy đúng theo phân phối chương trình | 3,92 | 0,270 | 1 |
2.7 | Thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học qua các tiết dự giờ, thao giảng. | 3,67 | 0,662 | 3 |
3,68 | 0,48 |
Qua kết quả khảo sát trên, chúng ta thấy rằng hoạt động thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh luôn được sự quan tâm sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường. Đây cũng là tiền đề cho việc nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh.
2.3.2.3. Thực trạng về thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh
Bảng 2.11. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường
Các hoạt động được đánh giá là không thực hiện thường xuyên gồm:
- Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy(PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh (ĐTB:2,33);
- Thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử (ĐTB:2,10)
Không có hoạt động nào ở mức thực hiện rất thường xuyên và thường xuyên hay không thực hiện.
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh
Nội dung | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
3.1 | Thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy (PPGD), sử dụng hiệu quả trang thiết bị và đồ dùng dạy học (ĐDDH) trong giảng dạy môn tiếng Anh | 2,33 | 0,66 | 1 |
3.2 | Thực hiện việc sử dụng phần mềm trong giảng dạy tiếng Anh, soạn giáo án điện tử | 2,10 | 0,30 | 2 |
2,22 | 0,48 |
Để có thêm thông tin về thực trạng thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường, tác giả tiến hành phỏng vấn CB3, CB6, GV1, GV3, GV4, GV7, GV8. Kết quả cho thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy chỉ áp dụng trong các tiết dự giờ, thao giảng. Các tiết dạy hàng ngày ít áp dụng, không thực hiện thường xuyên hoạt động này.
Các hoạt động thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh tại trường chỉ được đánh giá ở mức ít thường xuyên, điều này cho chúng ta thấy rằng các hoạt động trên chưa được GV thực hiện thường xuyên, trong khi đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy học ngày nay là quan trọng, đặc biệt là môn tiếng Anh, nhằm nâng dần chất lượng môn tiếng Anh đạt theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam.
Song song đó việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn tiếng Anh là cần thiết, đây là kênh hổ trợ tích cực trong HĐGD môn ngoại ngữ.
2.3.2.4. Thực trạng về thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh
Bảng 2.12. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh
Nội dung | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
4.1 | Nắm vững các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS | 3,82 | 0,389 | 2 |
4.2 | Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng | 2,33 | 0,662 | 4 |
4.3 | Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học | 3,67 | 0,662 | 3 |
4.4 | Thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học. | 3,90 | 0,307 | 1 |
3,43 | 0,51 |
Bảng 2.12. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng Anh tại trường
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện rất thường xuyên gồm:
- Thực hiện công tác phụ đạo học sinh yếu từ đầu năm học;
- Nắm vững các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS;
- Thực hiện công tác bồi dưỡng HS giỏi từ đầu năm học. Các hoạt động được đánh giá là ít thực hiện gồm:
- Thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với chương trình giảng dạy, phù hợp với từng đối tượng.
hiện.
Không có hoạt động nào ở mức đánh giá là thường xuyên hay không thực
Các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh (HS) môn tiếng
Anh tại trường đa số được đánh giá là thực hiện tốt, tuy nhiên hoạt động kiểm tra đánh giá, phân theo đối tượng HS vẫn nằm ở mức đạt. Thực hiện tốt hoạt động này tại lớp, chúng ta sẽ phân loại được HS thường xuyên, kịp thời bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu, góp phần nâng cao chất lượng môn học.
Công tác kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định, đảm bảo tính công bằng, khách quan, chính xác và toàn diện. Thực hiện tốt công tác này là động lực giúp HS tiến bộ trong học tập, HS khá phấn đấu thành HS giỏi, HS yếu, kém sẽ được GV kịp thời giúp đỡ, phụ đạo, đưa chất lượng môn học dần đi lên.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường trung học cơ sở tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
2.4.1. Thực trạng về quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh
Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh
Nội dung | Giá trị trung bình | Độ lệch chuẩn | Thứ hạng | |
1.1 | Tổ chức triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh. | 3,03 | 0,486 | 1 |
1.2 | Tổ chức triển khai mục tiêu môn học cho từng cấp lớp | 2,54 | 0,790 | 3 |
1.3 | Chỉ đạo hoạt động của Tổ chuyên môn tiếng Anh | 2,46 | 0,682 | 5 |
1.4 | Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên | 2,49 | 0,721 | 4 |
1.5 | Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy | 2,64 | 0,707 | 2 |
2,63 | 0,68 |
Bảng 2.13. Cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên gồm:
- Tổ chức triển khai, hướng dẫn các văn bản liên quan đến môn học;
- Tổ chức triển khai mục tiêu môn học cho từng cấp lớp;
- Chỉ đạo chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy.
Các hoạt động được đánh giá là có thực hiện nhưng không thường xuyên gồm:
- Triển khai nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho Tổ chuyên môn và GV giảng dạy môn tiếng Anh;
- Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.
Không có hoạt động nào ở mức đánh giá thực hiện rất thường xuyên hay không thực hiện.
Qua phỏng vấn CB1, CB2 cho thấy rằng việc triển khai nội dung, chương trình giảng dạy môn tiếng Anh cho Tổ chuyên môn và GV giảng dạy môn tiếng Anh thường giao về cho TTCM thực hiện, chưa có sự kiểm tra thường xuyên. Về chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên, tác giả có phỏng vấn GV2, GV3, GV5, GV8, cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV chỉ theo thực hiện vào đầu năm học theo các văn bản của cấp trên.
Tóm lại, CBQL có quản lý các hoạt động chuẩn bị giảng dạy môn tiếng Anh, tuy nhiên nhìn chung tất cả các yếu tố quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy nằm ở mức thực hiện không thường xuyên. Trong quản lý HĐGD thì việc quản lý hoạt động chuẩn bị giảng dạy rất quan trọng, vì đây là bàn nâng để các hoạt động giảng dạy đạt hiệu quả. Việc chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn phải là công tác thường xuyên như: chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ I, II; thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn trong tổ; sinh hoạt tổ chuyên môn; dự giở, thao giảng; thao giảng chuyên đề.
2.4.2. Thực trạng về quản lý việc thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh
Bảng 2.14. cho thấy đánh giá của CBQL và GV về thực trạng quản lý thực hiện giảng dạy môn tiếng Anh.
Các hoạt động được đánh giá là thực hiện thường xuyên bao gồm:
- Tổ chức triển khai phân phối chương trình giảng dạy theo từng cấp lớp;
- Quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV qua kiểm tra lịch báo giảng;