Tác giả Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó” [39].
Tiếp thu các quan điểm về tích hợp của các nhà nghiên cứu một cách khách quan, theo chúng tôi: Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới - một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất nhất của các đối tượng thành phần, chứ không phải là một phép cộng đơn giản các thuộc tính của thành phần ấy. Không thể gọi là tích hợp nếu các tri thức, kỹ năng chỉ được tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trong lĩnh vực dạy học: Tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dung các môn học hoặc các phân môn trong một môn học theo những cách khác nhau:
- Cách một: tích hợp các môn học trên nội dung riêng rẽ thành môn học mới.
- Cách hai: tích hợp không tạo nên môn học mới; để hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn linh hoạt cho học sinh
1.2.1.2. Dạy học tích hợp
DHTH các khoa học được UNESCO định nghĩa là "một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau" (Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972) [41].
Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh nhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà
nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa” [47].
Theo tác giả Nguyễn Văn Khải: “DHTH tạo ra các tình huống liên kết tri thức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo” [24].
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 1
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 2
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trường trung học cơ sở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - 3
- Năng Lực Vận Dụng Các Phương Pháp Trong Dạy Học Tích Hợp
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Quản Lý Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên
- Thực Trạng Bồi Dưỡng Năng Lực Dạy Học Tích Hợp Cho Giáo Viên Các Trường Trung Học Cơ Sở Trên Địa Bàn Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Tác giả Đỗ Mạnh Cường quan niệm: “DHTH là quá trình dạy học mà ở đó các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụ thể trong đời sống để hình thành năng lực của người học” [8].
Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của DHTH là hình thành và phát triển năng lực của người học. Đồng thời các định nghĩa cũng nêu rõ, các thành phần tham gia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học.
Chúng tôi quan niệm:“DHTH là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,... thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề” [2].
Tính tích hợp thể hiện qua sự huy động, kết hợp, liên hệ các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết có hiệu quả một vấn đề và thường đạt được nhiều mục tiêu khác nhau [2].
1.2.2. Năng lực, năng lực dạy học
1.2.2.1. Năng lực
Năng lực (competency) có nguồn gốc từ tiếng La tinh "competentia”. Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực:
- Năng lực là “những thuộc tính tâm lý mà nhờ chúng, con người tiếp thu tương đối dễ dàng những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và tiến hành một hoạt động nào đó một cách có hiệu quả” (dẫn theo [27])
- Năng lực là “tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó có kết quả" [44].
Như vậy, năng lực là khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, gắn với một loại hoạt động cụ thể nào đó. Nó là một yếu tố của nhân cách nên mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và được hình thành theo quy luật hình thành và phát triển nhân cách, trong đó tính tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân đóng vai trò quyết định.
Về mặt bản chất năng lực được tạo nên bởi các thành tố: Kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, các yếu tố này không tồn tại riêng mà hòa quyện, đan xen vào nhau. Do đó năng lực ở mỗi con người có được nhờ vào sự kiên trì học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của bản thân trong hoạt động thực tiễn.
Có nhiều cách phân loại năng lực theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau, song chúng ta có thể phân thành hai loại năng lực chung và năng lực chuyên môn.
- Năng lực chung: là hệ thống những thuộc tính trí tuệ của cá nhân bảo đảm cho cá nhân nắm tri thức và hoạt động một cách dễ dàng, có hiệu quả.
- Năng lực chuyên biệt (chuyên môn): là hệ thống các thuộc tính cá nhân bảo đảm đạt những kết quả cao trong nhận thức và trong sáng tạo của các lĩnh vực chuyên môn.
Năng lực chung và năng lực chuyên biệt có quan hệ mật thiết lẫn nhau. Năng lực chung là cơ sở cho sự phát triển năng lực chuyên biệt, năng lực chung phát triển càng cao càng tạo điều kiện cho năng lực chuyên môn phát triển. Ngược lại, sự phát triển của năng lực chuyên biệt có ảnh hưởng đến năng lực chung.
1.2.2.2. Năng lực dạy học tích hợp
Tác giả Nguyễn Phúc Chỉnh cho rằng: “Năng lực DHTH là tập hợp các kĩ năng của GV tác động lên các tài liệu học tập, làm cho tài liệu đó có ý nghĩa thực tiễn đối với HS” [6]. Năng lực DHTH là năng lực chuyên biệt của người GV.
Do tính chất của DHTH nhấn mạnh dạy cách tìm tòi sáng tạo và cách vận dụng kiến thức vào các tình huống khác nhau. Tức là, dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, có ý nghĩa nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để đảm bảo cho HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống thích hợp [42].
Năng lực DHTH là khả năng huy động kiến thức, kỹ năng, thái độ của GV để tạo sự liên kết giữa nội dung các môn học hoặc các phân môn trong một môn học theo những cách khác nhau nhằm mục đích hình thành và phát triển năng lực cho học sinh.
Năng lực DHTH của người GV được thể hiện ở việc tổ chức linh hoạt nội dung dạy học. Cụ thể:
Tích hợp toàn phần: Nội dung cần được tích hợp trùng phần lớn hay hoàn toàn với nội dung bài học.
Tích hợp bộ phận: Một đơn vị kiến thức của nội dung cần tích hợp được đưa vào nội dung bài học và trở thành một bộ phận hữu cơ của bài học, được thể hiện bằng một mục riêng, một đoạn trong bài học.
Mức độ liên hệ: Bổ sung vấn đề cần tích hợp vào bài học sao cho nội dung bài học và nội dung cần tích hợp có sự thống nhất logic. Các kiến thức cần được tích hợp không được nêu rõ trong nội dung bài học, nhưng dựa vào kiến thức bài học, GV bổ sung, liên hệ các kiến thức cần được tích hợp vào bài giảng.
Như vậy, năng lực DHTH đòi hỏi sự tích hợp các tri thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp của GV, chứ không phải là sự tác động các kỹ năng riêng rẽ lên một nội dung trong quá trình dạy học.
1.2.3. Bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng
1.2.3.1. Bồi dưỡng
Có một số khái niệm về bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng là “làm tăng cường thêm năng lực hoặc phẩm chất” [29].
- Bồi dưỡng là “quá trình làm cho đối tượng tốt hơn, giỏi hơn” [45].
- Theo quan niệm của Tổ chức UNESCO: “Bồi dưỡng với ý nghĩa nâng cao nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp” [41].
- Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng: “Bồi dưỡng có thể coi là một quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác định bằng một chứng chỉ” [11].
Như vậy, nếu đào tạo là một quá trình tác động làm cho đối tượng được đào tạo “trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”, thì bồi dưỡng là quá trình làm “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất”.
Qua các quan niệm trên, chúng tôi quan niệm: Bồi dưỡng là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để củng cố, nâng cao phẩm chất và năng lực trong lĩnh vực hoạt động chuyên môn cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm.
1.2.3.2. Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp
GV là những người đã được trang bị kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp làm nền tảng ban đầu cho hoạt động dạy học, thì quá trình bồi dưỡng năng lực DHTH là quá trình hoàn thiện, phát triển năng lực DHTH của GV sau đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đáp ứng xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Như vậy: Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS là hoạt động giúp GV (quá trình tác động vào đối tượng) bổ sung, cập nhật kiến thức để hoàn thiện các thành phần năng lực DHTH (để nâng cao năng lực DHTH) đảm bảo khi thực hiện dạy học theo hướng tích hợp đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho đội ngũ giáo viên
Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS là sự tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) tác động vào GV, giúp GV bổ sung, cập nhật kiến thức để hoàn thiện các thành phần năng lực DHTH (để nâng cao năng lực DHTH) đảm bảo khi thực hiện dạy học theo hướng tích hợp đạt hiệu quả cao nhất trong nhà trường.
1.3. Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên trung học cơ sở
1.3.1. Một số vấn đề đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu về năng lực dạy học tích hợp của giáo viên trung học cơ sở
Định hướng đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo hướng: Giảm tải, giảm kiến thức hàn lâm, giảm số lượng môn học bằng cách lồng ghép những nội dung gần nhau của nhiều môn học vào cùng một lĩnh vực hoặc bổ sung, phát triển môn học tích hợp đã có trong chương trình hiện hành tạo thành môn học mới. Nội dung các môn học tích hợp được thiết kế theo hướng vẫn giữ các nội dung chính của các môn học hiện nay nhưng lựa chọn, lồng ghép, sắp xếp và bố trí các chủ đề, đề tài gần nhau của các môn học này để dễ bổ sung, làm sáng tỏ cho nhau trong quá trình dạy học; hình thành các chủ đề dạy học liên môn. Ở cả ba cấp học đều thực hiện tích hợp trong nội bộ môn học, trong đó tích hợp cả các chủ đề liên quan đến thực tiễn đời sống.
Nghiên cứu những định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho thấy yêu cầu về năng lực đối với GV có sự thay đổi, GV (bao gồm cả GV các trường THCS) cần có năng lực DHTH. Và để thực hiện tốt định hướng đổi mới đó cần coi trọng công tác BDGV - người trực tiếp tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường.
Trước những đòi hỏi của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, cũng đặt ra các yêu cầu mới và cụ thể đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS. Các yêu cầu đó là:
- Về quan điểm nhận thức:
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược lâu dài để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT;
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS không chỉ là nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, của cơ sở giáo dục mà còn là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi GV.
- Về định hướng phát triển:
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải đáp ứng nhu cầu của GV, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, địa phương;
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải căn cứ vào chuẩn đào tạo nhằm nâng cao năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp;
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải gắn liền với hoạt động đào tạo, tự học của GV. Từ đó phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của GV.
+ Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phải mang tính toàn diện (đồng bộ về phẩm chất nhà giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, cả về nội dung và phương pháp dạy học giáo dục …).
+ Chương trình bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV tập trung tăng cường phát triển nghề nghiệp, chú trọng phát triển năng lực thực hành cho GV. Chương trình bồi dưỡng linh hoạt, mềm dẻo, cung ứng đầy đủ, kịp thời hệ thống học liệu phục vụ công tác bồi dưỡng.
1.3.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
Bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trường THCS nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Củng cố, bổ sung và phát triển những kỹ năng về DHTH qua đó giúp cho GV củng cố, phát triển có hệ thống những tri thức, kỹ năng về DHTH và nghiệp vụ sư phạm để nâng cao hiệu quả sản phẩm nghề nghiệp của mình.
- Bổ sung kiến thức mới, tiên tiến, kiến thức còn thiếu trong DHTH.
- Thông qua hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH, GV được gặp gỡ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp từ đó có ý thức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu, bổ sung những mặt còn hạn chế để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1.3.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên
1.3.3.1. Năng lực hiểu biết về dạy học tích hợp
Một người có năng lực trong lĩnh vực hoạt động nào đó phải có kiến thức về lĩnh vực đó. Tri thức và những hiểu biết về DHTH, hiểu biết các chủ đề tích hợp trong dạy học giúp GV thực hiện một mục tiêu “kép” trong dạy học, vừa đảm bảo cung cấp tri thức khoa học cơ bản của môn học, vừa tích hợp giáo dục các nội dung khác.
Năng lực hiểu biết về DHTH của GV thể hiện ở nhận thức đúng về các nội dung sau: Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học; ý nghĩa vai trò của tích hợp trong dạy học; các quan điểm về sự tích hợp trong các môn học; mục đích của DHTH; phương pháp của dạy học tích hợp; hình thức tích hợp trong dạy học; các nguyên tắc tích hợp các môn học ...
Để có năng lực hiểu biết về DHTH, người GV cần có các yếu tố: Nhu cầu về sự mở rộng tri thức, tầm hiểu biết, và kỹ năng để thỏa mãn nhu cầu đó, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để bổ sung hoàn thiện tri thức của mình.
1.3.3.2. Năng lực phát hiện, xác định mức độ tích hợp, phân loại và sắp xếp các chủ đề cần tích hợp trong chương dạy học
Đây là năng lực hoạt động trí tuệ của GV khi đứng trước yêu cầu của DHTH, nó đòi hỏi phải huy động khả năng tư duy tích cực và sáng tạo nhằm phát hiện, phân loại và sắp xếp các chủ đề tích hợp trong chương trình dạy học, xác định mức độ tích hợp phù hợp (tích hợp, liên hệ, lồng ghép) cho từng nội dung cụ thể trong bài học.
Muốn làm được điều đó, người GV phải nắm vững nguyên tắc tích hợp các môn, nắm vững kiến thức bài dạy, nắm vũng chủ đề, nội dung giáo dục,