quản lý tốt việc chuẩn bị phương tiện và đồ dùng dạy học cho GV môn tiếng Anh. Đồng thời HT phổ biến các Quy định cụ thể về việc sử dụng SGK, sách tham khảo, sách GV, các thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh.
Sau khi dự giờ tiết dạy, cần cung cấp cho GV những ý kiến phản hồi khách quan về những sự kiện diễn ra trong tiết dạy một cách cụ thể khách quan, nêu lên những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục.
HT thông qua tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện chương trình của GV qua kế hoạch cá nhân, sổ báo giảng, sổ đầu bài, giáo án và tập của HS theo nhiều hình thức định kỳ hoặc đột xuất để kịp thời chấn chỉnh những sai sót.
* Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Mục đích của biện pháp:
Công tác quản lý CSVC, trang thiết bị phục vụ cho HĐGD môn tiếng Anh là vô cùng quan trọng, mục đích của biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh, thông qua việc sử dụng trang thiết bị trong các tiết dạy.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
HT chỉ đạo tổ CM tiếng Anh lập kế hoạch sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học từ đầu năm học, cụ thể ở từng chuyên đề, từng nhóm bài học.
Tập huấn cho GV về sử dụng các thiết bị phục vụ giảng dạy như máy chiếu, phần mềm.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Nhận Thức Của Học Sinh Khối 9 Về Việc Học Tiếng Anh Trong Nhà Trường
- Đánh Giá Của Cbql Và Gv Về Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Giảng Dạy Môn Tiếng Anh
- Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Tại Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long
- Kết Quả Khảo Sát Tính Cần Thiết Và Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Giảng Dạy Môn Tiếng Anh Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Tại
- Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 13
- Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - 14
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học cho môn tiếng Anh theo tinh thần hiệu quả và tiết kiệm.
Trang bị TV và máy chiếu cho các tiết dạy giáo án điện tử, tiết dạy trên phần mềm học tiếng Anh, đồng thời trang bị máy cassette để dạy kỹ năng nghe…..
Phối hợp với lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường, trang bị thêm các phương tiện giảng dạy đặc thù cho môn tiếng Anh
Chỉ đạo tổ chuyên môn tiếng Anh kiểm tra kế hoạch sử dụng phương tiện và đồ dùng dạy học phục vụ môn tiếng Anh của GV.
Việc ứng dụng CNTT vào đổi mới giảng dạy là hoạt động quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục. Áp dụng hiệu quả CNTT vào tiết dạy sẽ góp phàn không nhỏ cho sự thành công của tiết dạy đó, vì thế mà quản lý tốt việc GV ứng dụng CNTT vào đổi mới PPGD nhằm tăng tính tích cực của tiết dạy và gây hứng thú học tập cho HS, góp phần nâng cao chất lượng HĐGD môn học.
HT lập kế hoạch chung về ứng dụng CNTT trong HĐGD của GV trong trường.
Chỉ đạo cho tổ chuyên môn tiếng Anh cụ thể hóa kế hoạch chung của nhà trường, thảo luận trong tổ lấy ý kiến cho việc đăng ký các tiết dạy có ứng dụng CNTT.
TTCM lập kế hoạch ứng dụng CNTT cho các tiết dạy trong tổ.
Mỗi GV trong tổ đều có kế hoạch ứng dụng CNTT trong tiết dạy của mình, trong kế hoạch phải thể hiện rõ bài dạy, nội dung, phương pháp, ứng dụng phương tiện nào, đồ dùng dạy học như thế nào,…
HT giao cho TTCM tiếng Anh theo dõi, kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy của GV trong tổ tiếng Anh.
Báo cáo định kỳ hay báo cáo đột xuất tùy vào tình hình giảng dạy và kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đó.
Vì thế, HT cần quản lý tốt việc GV ứng dụng CNTT vào tiết dạy trong đổi mới phương pháp giảng dạy, để tăng hiệu quả các tiết dạy.
Bên cạnh đó việc sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học, trang thiết bị giảng dạy môn tiếng Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tiếng Anh khi sử dụng phương tiện dạy học dạy học. Đáp ứng đúng, đủ, kịp thời các loại thiết bị, phù hợp với xu hướng phát triển của nhà trường cả về quy mô lẫn chất lượng giáo dục.
Cuối năm học HT chỉ đạo cho thư viện hoặc GV phụ trách thiết bị rà sót và thống kê theo biểu mẫu PTDH, đánh giá chất lượng của trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Lập kế hoạch bảo quản trang thiết bị đã có và kế hoạch đầu tư, mua sắm mới trang thiết bị dạy học cho môn tiếng Anh. Mua sắm trang thiết bị phải phù hợp với đặc thù của môn học, tiến tiến hiện đại và điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
Bảo quản CSVC như phòng chức năng môn tiếng Anh, phòng nghe nhìn, có kế hoạch phân công người phụ trách và kế hoạch kiểm tra CSVC theo qui định.
Tổ chức, phân công cho PHT và TTCM tiếng Anh rà soát phương tiện dạy học đã có, có kế hoạch đưa vào sử dụng trong năm học, lập sổ theo dõi các phương tiện dạy học và đồ dùng dạy học.
Các thiết bị giảng dạy phải đáp ứng đúng với môn tiếng Anh, đầy đủ và kịp thời so với nhu cầu.
Tổ chức và hướng dẫn cho GV lập bảng nhu cầu thiết bị, cần có những thông tin gợi ý, có bảng biểu để GV đỡ lúng túng trong việc lập kế hoạch về nhu cầu sử dụng thiết bị, cần có những tài liệu giới thiệu về một số thiết bị mới, kinh nghiệm sử dụng thiết bị ở một số trường.
Tổ chức tập huấn cho GV sử dụng các thiết bị hiện đại, cách bảo quản thiết bị.
Qua đó việc bảo quản thiết bị có hiệu quả hơn
Cải tiến công tác mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh. Mua sắm phải dựa vào kế hoạch đã được phê duyệt đầu năm, đúng mục đích sử dụng.
Tăng cường các nguồn vốn tự có do vận động, xã hội hóa, sự đóng góp của các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ... để trang bị thiết bị dạy học, số lượng và mức độ cần thiết cho từng loại thiết bị của nhà trường. Bên cạnh đó nhà quản lý cũng cần tính toán thời điểm mua sắm trang thiết bị, nhằm mua sắm hiệu quả, tiết kiệm.
HT chỉ đạo PHT phụ trách CSVC lập danh sách phân loại các nhóm thiết bị
như :
Nhóm các thiết bị phục vụ cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học:
Nhóm này gồm các thiết bị nghe nhìn, thiết bị trình chiếu (máy chiếu vật thể,
đầu video, tivi ...).
3.2.2.2. Các biện pháp quản lý biên chế tốt tổ chuyên môn tiếng Anh
* Biện pháp 4: Cải tiến hợp lý biên chế các thành viên trong tổ theo tình hình thực tế tại trường
Mục đích của biện pháp:
Tổ chuyên môn là bộ phận quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường, vì vậy mà HT cần quan tâm, thực hiện tốt công tác biên chế các tổ trưởng chuyên môn, đặc biệt là TTCM tiếng Anh. Đây là người trực tiếp quản lý HĐGD của GV, giúp HT quản lý hoạt động chuyên môn của tổ tiếng Anh. Mục đich của biện pháp là chọn lựa những GV có năng lực quản lý, kinh nghiệm GD bố trí phù hợp cho các khối lớp, đặc biệt là TTCM, TPCM, GV dạy khối 9.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
Lập kế hoạch nhân sự cho tổ chuyên môn tiếng Anh, kế hoạch cần thể hiện cụ thể các nội dung như: có khả năng tập hợp được GV, tư cách cá nhân tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng; có năng lực quản lý; có kỹ năng định hướng phát triển môn tiếng Anh, khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại…
Dự kiến vị trí TTCM, TPCM, GV dạy các khối lớp.
Tổ chức họp trong BGH, thảo luận, đưa ra quyết định bố trí nhân sự.
Sau khi bố trí nhân sự, cần theo dõi, giúp đỡ để công tác quản lý tổ đạt kết quả, HĐGD của GV đi vào ổn định.
HT chỉ đạo cho TTCM lập kế hoạch dự báo khối lớp của GV, dự kiến phân công lớp cho GV, chú ý GV dạy khối 6 và khối 9.
Trình HT phê duyệt bảng phân công nhân sự trong tổ chuyên môn.
TTCM theo dõi, kiểm tra thường xuyên GV được phân công giảng dạy khối mới, kịp thời giúp đỡ khi GV gặp khó khăn.
Ngoài ra khi biên chế các thành viên trong tổ HT và TTCM cũng cần xem xét, bố trí giờ dạy cho hợp lý như hoàn cảnh của GV; GV có con nhỏ, người già cần chăm sóc.
Vậy việc biên chế hợp lý các thành viên trong tổ là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình hoạt động của tổ được tốt hơn, nâng cao chất lượng hoạt động tổ, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HS.
* Biện pháp 5: Nâng cao chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn
Mục đích của biện pháp:
Quản lý tốt tổ chuyên môn tiếng Anh sẽ tạo được nền tảng vững chắc cho quản lý HĐGD môn tiếng Anh, chính vì thế mà yếu tố quản lý tổ chuyên phải được nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Tổ chuyên môn được chỉ đạo sâu sát, nghiêm túc thì hoạt động của tổ và từng thành viên trong tổ sẽ thực hiện một cách đồng bộ, có sự tương tác giữa các thành viên trong tổ nhằm nâng cao hiệu quả HĐGD góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
HT có kế hoạch triển khai, thực hiện mọi chủ trương về chuyên môn của cấp trên, là đơn vị cơ sở quản lý trực tiếp hoạt động của giáo viên.
HT chỉ đạo tổ chuyên môn cụ thể hóa các kế hoạch để thực hiện trong quá trình giảng dạy.
TTCM lập kế hoạch chi tiết về các hoạt động tổ theo hướng dẫn và chỉ đạo của HT. Triển khai trong tổ, bàn bạc, thống nhất để thực hiện. Các kế hoạch chi tiết phải đầy đủ về HĐGD môn tiếng Anh bao gồm kế hoạch năm, từng học kỳ, tháng và kế hoạch tuần, TTCM phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong tổ phải phù hợp với năng lực và điều kiện của GV. Các kế hoạch phải được HT phê duyệt vào đầu năm học.
HT chỉ đạo HPCM và TTCM lập kế hoạch theo dõi hoạt động của tổ chuyên
môn.
Theo dõi việc thực hiện chương trình và kế hoạch dạy học thông qua sổ theo
dõi ở lịch báo giảng và sổ đầu bài đối chiếu với phân phối chương trình.
Theo dõi việc soạn giáo án của GV, chú ý kiểm tra việc soạn giảng theo hướng dẫn và thể hiện được đổi mới phương pháp giảng dạy trong các tiết dạy.
Theo dõi việc sử dụng đồ dùng dạy học của GV.
Theo dõi việc thực hiện giờ lên lớp của GV đảm bảo ra vào lớp đúng giờ, nghỉ tiết, dạy thay GV có chuẩn bị các đồ dùng dạy học, việc sử dụng hiệu quả các đồ dùng dạy học, có sử dụng các thủ thuật dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục ngày nay.
Theo dõi việc thực hiện nề nếp sinh hoạt tổ chuyên môn:
Tổ trưởng chuyên môn cần triển khai những quy định cụ thể về cách sinh hoạt tổ, như sinh hoạt về những định hướng phát triển chung của nhà trường, về những hoạt động chuyên môn, về qui định chung hình thức soạn giáo án theo định hướng mới về nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học.
HT chỉ đạo về công tác thi đua của tổ chuyên môn tiếng Anh, thảo luận với TTCM đưa ra các tiêu chí thi đua của tổ. Triển khai trong tổ để từng thành viên bàn bạc, thống nhất cùng nhau thực hiện, ví dụ như GV đăng ký GV giỏi các cấp, có đề tài nghiên cứu khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm, sáng tạo đồ dùng dạy học, thực hiện ngày giờ công, soạn giảng đúng qui định, thực hiện tốt qui chế chuyên môn.
HT chỉ đạo cho HP thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của GV trong tổ, báo cáo về BGH, theo dõi, chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong quá trình thực hiện
* Tổ chức, chỉ đạo việc đổi mới HĐGD môn tiếng Anh của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp quản lý các hoạt động giảng dạy của GV, vì vậy quản lý đổi mới HĐGD của GV là một trong những yếu tố cần thiết, để giáo viên thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các hoạt động trong tổ.
HT cần phải thực hiện những công việc sau:
- Tổ chức cho GV học tập nắm vững quy chế chuyên môn, các mục tiêu, nội dung, chương trình SGK; các quy định theo định hướng mới.
- Tổ chức các buổi tập huấn với nhiều hình thức nhằm giúp GV nghiên cứu các chuyên đề dạy học mới theo hướng dạy học tích cực, nhằm đổi mới HĐGD môn tiếng Anh cho GV tổ chuyên môn tiếng Anh.
- TTCM tổ chức bàn bạc thống nhất các hoạt động chuyên môn như: cách soạn giáo án theo tinh thần đổi mới HĐGD, các hoạt động ngoại khóa, kiểm tra đánh giá, bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém, tổ chức việc tự học ở nhà cho HS… Việc thảo luận cách soạn giáo án phải theo tinh thần của Bộ GD&ĐT để có được một hệ thống nhất về cách trình bày các tiết dạy kỹ năng, dạy giới thiệu ngữ liệu, tiết bài tập, kiểm tra và sửa bài; số lượng từ vựng mới cần dạy ở mỗi bài; chú trọng khai thác khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Bên cạnh cách soạn giáo án thông thường
cần khuyến khích biên soạn giáo án điện tử, ứng dụng các phần mềm dạy học tiếng Anh đối với các trường có đủ điều kiện.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn có kế hoạch đăng ký các tiết thao giảng, dự giờ trong khố, tham gia hội thi GV giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm, triển khai áp dụng các bài viết sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng. Sau các tiết thao giảng dự giờ, tổ chức trao đổi kinh nghiệm soạn giáo án điện tử, làm đồ dùng dạy học, ứng dụng các phần mềm và sử dụng đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học hiện đại phục vụ dạy môn tiếng Anh như phòng lab, máy overhead, projector, các phần mềm dạy học.
* Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn
Mục đích của biện pháp:
Quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên nhà quản lý biết được toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chuyên môn. Theo dõi, quan tâm sâu sát các hoạt động sẽ có biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời những sai lệch, tìm hiểu nguyên nhân của những việc chưa làm tốt, tạo điều kiện nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
- HT thành lập ban kiểm tra các HĐGD của từng tổ chuyên môn nói chung, tổ tiếng Anh nói riêng.
- HT chỉ đạo ban kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể với nhiều hình thức và nội dung kiểm tra khác nhau như:
Hình thức kiểm tra: kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra khi có biểu hiện sai lệch
Nội dung kiểm tra: kiểm tra các hoạt động thường niên, kiểm tra theo chuyên đề như kiểm tra việc thực hiện chế độ hợp tổ, việc thực hiện nề nếp của tổ
- Xây dựng chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của tổ chuyên môn.
- Quán triệt việc tổ chức thực hiện cho đoàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.
- Thành lập ban kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn đột xuất hoặc theo kế hoạch.
sau.
HS.
- Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ chuyên môn để làm cơ sở đánh giá cho những lần
3.2.2.3. Các biện pháp quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của
* Biện pháp 7: Quan tâm công tác chỉ đạo, hướng dẫn các yêu cầu, qui
định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS
Mục đích của biện pháp:
Quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Kiểm tra - đánh giá nghiêm túc vừa tạo cho học sinh thói quen phải cố gắng học tập, nâng cao ý thức tự lực trong khi làm bài, ngăn chặn các biểu hiện thiếu trung thực trong kiểm tra, vừa là công cụ của GV để đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Mục tiêu của biện pháp còn là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp học tập, định hướng quá trình học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
HT tổ chức triển khai các văn bản về hướng dẫn các yêu cầu, qui định về nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.
Tổ chức triển khai đến GV và HS các qui định về kiểm tra đánh giá.
- Xây dựng kế hoạch cho công tác kiểm tra đánh giá, kế hoạch phải cụ thể cho từng khối lớp. Ngoài kế hoạch kiểm tra theo quy định, cần có kế hoạch kiểm tra sàng lọc HS
- HT chỉ đạo PHT và TTCM theo dõi và thực hiện kế hoạch.
Trong quá trình dạy học, việc kiểm tra - thi không những chỉ là đánh giá kết quả học tập của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong học tập mà còn động viên tinh thần học tập cho HS.
Ngoài ra các bài kiểm tra của HS phần nào cung cấp thông tin phản hồi quá trình giảng dạy của GV.
* Biện pháp 8: Quan tâm công tác phân công giáo viên bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh yếu
Mục đích của biện pháp: