2. Theo trục X: Lực FX + : Sang trái, FX - : sang phải Mô - men M: MX - : ngửa, MX +: cúi
3. Theo trục Z: Lực FZ +: ra trước, FZ - : ra sau
Mô - men M: MZ - : nghiêng trái, MZ +: nghiêng phải
Hình 1.7: Các kiểu di lệch cột sống trong không gian 3 chiều. Nguồn: White & Panjabi (1990), J.Fed. Med. Bio. Eng [118].
Chuyển động kép [36], [82]
Chuyển động kép là chuyển động mà trong đó xoay và dịch chuyển xảy ra đồng thời. Đặc tính chuyển động kép ở CSC thấp là vừa gập bên vừa xoay.
Trong chấn thương cơ chế cúi - xoay, thân đốt xoay và nghiêng cùng bên (bên lõm). Trong khi đó mỏm gai xoay sang bên đối diện (bên lồi). Kết quả là diện khớp bên lõm đi xuống, còn diện khớp bên lồi lại đi lên quá trật 1 mỏm khớp.
Trục xoay tức thì
Định nghĩa: Véc-tơ lực tác động lên một tay đòn gây ra mô-men cong. Mô - men cong chạm vào vật thể làm nó xoay quanh một trục, trục đó gọi là trục xoay. Vậy, trục xoay là một trục mà quanh nó, đốt sống xoay ở bất kỳ khoảnh khắc nào.
Trục xoay ở CS thường băng qua chỗ ít di động nhất, chỗ đó nằm ở trước dây chằng dọc sau vài mi-li-mét (H1.8). Khi cúi, trước trục xoay bị ép, sau trục xoay căng giãn.
Hình 1.8: Trục xoay – IAR
Nguồn: White & Panjabi (1990), J.Fed. Med. Bio. Eng [118].
Tay đòn
Tay đòn được xác định khi tưởng tượng có một đòn bẩy nới rộng từ trục xoay tới nơi lực tác động lên CS (tay đòn giúp tăng lực tác động). Điều này hoàn toàn đúng bất chấp ảnh hưởng của những lực tác động tự nhiên như dây chằng, gân cơ…
Mô-men cong
Mô-men cong là hậu quả của véc-tơ lực tác động lên tay đòn, là tích số của lực tác động và chiều dài tay đòn.
M = F x D
M: mô-men cong (đơn vị Newton hay Kg tùy thuộc lực F). F: lực tác động.
D: chiều dài tay đòn (đơn vị là Inch hay Cm).
Suy ra: tay đòn càng dài thì tạo mô-men càng lớn tổn thương càng nhiều (H1.9).
Hình 1.9: Sức mạnh của tay đòn.
1. Lực ép trên trục xoay, tay đòn ngắn lực nhỏ: gãy lún đơn thuần.
2. Lực ép trước trục xoay, tay đòn dài mô-men lớn: gãy lún hình nêm + gập góc. Nguồn: Benzel (1995), Biomechanics of Spinal Stabilization [34]
1.1.2.2. Nguyên lý về sự mất vững CSC thấp
Mất vững CS là mất khả năng ngăn chặn sự di lệch thái quá bất thường của cột sống, dẫn tới CS mất chức năng [118].
Phân loại mất vững cột sống
Mất vững cấp tính
- Mất vững cấp hoàn toàn là khi CS mất chức năng trong các hoạt động bình thường. Thường gặp trong chấn thương, khi cột sống bị mất sự toàn vẹn hoặc bị di lệch. Thí dụ như gãy giọt lệ, gãy trật, gãy 2-3 cột theo Denis.
- Nếu gãy 1 trong 3 cột là mất vững cấp tương đối.
Mất vững mãn tính
- Mất vững đơ cứng được xác định là mất vững mà không có nguy cơ phát triển biến dạng cấp tính, nhưng có thể gây biến dạng dần dần, như trượt đốt sống…
- Mất vững kiểu mất chức năng vận động là mất vững mãn tính diễn tiến biến dạng, không làm cột sống đơ cứng, như thoái hóa thân đốt, đĩa đệm...
Lượng giá sự mất vững cấp
Để lượng giá sự mất vững đôi khi rất khó, có 3 hệ thống làm cơ sở đánh giá:
Hệ thống thang điểm
Dựa vào lâm sàng và X-quang, White & Panjabi mô tả 1 hệ thống điểm để đánh giá mất vững CSC (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thang điểm đánh giá sự mất vững CSC (White & Panjabi).
ĐIỂM | |
Tổn thương cột trước (và cột giữa) Tổn thương cột sau Di lệch ngang cấp Di lệch gập góc cấp Gia tăng di lệch ngang cấp trên X-quang động Gia tăng gập góc cấp trên X-quang động Tổn thương đuôi ngựa Tổn thương tủy Tổn thương rễ Hẹp đĩa đệm cấp Làm việc nặng trong tương lai | 2 2 2 2 2 2 3 2 1 1 1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Điều trị chấn thương cột sống thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến - 1
- Điều trị chấn thương cột sống thấp cơ chế cúi - căng - xoay bằng phẫu thuật Bohlman cải tiến - 2
- A: Hình Cột Sống Cổ Thấp Hình 1.1- B: Đốt Sống Cổ Thấp Hình 1.1-B: 1-Thân Đốt, 2- Lỗ Ngang, 3- Cuống Cung, 4- Mỏm Ngang, 5- Bản Sống,
- Cơ Chế Cúi-Ngửa Hình 1.17: Tổn Thương Cơ Chế Cúi-Căng, Ngửa-Căng Nguồn: Argenson (1993), Emc Consulte[121].
- Bán Trật 2 Mỏm Khớp C4-C5; Mũi Tên Chỉ Mỏm Khớp Dưới Của C4 Còn Nằm Trên Đỉnh Mỏm Khớp Trên Của C5 (Kiểu Chim Đậu).
- A: Nẹp Vít Hai Vỏ Xương; B: Nẹp Khóa Morcher. Nguồn : Leventhal (1998), Campell’S Operative Orthopeadics [81].
Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.
Tổng điểm ≥ 5: mất vững cấp hoàn toàn. 2 – 4 điểm: mất vững cấp tính tương đối.
Đánh giá sự mất vững cấp tính đôi khi rất khó nên tác giả đã thêm vào nghiệm pháp kéo giãn với trọng lượng tạ kéo = 33% trọng lượng cơ thể.
Hệ thống cột
Dựa vào sinh cơ học, hình ảnh học, các tác giả chia CS làm 2, 3 hoặc 4 cột.
-Thuyết 2 cột của Bailey, Holdsworth, Kelly, Whitesides
Các tác giả của thuyết 2 cột cho rằng cột trước (gồm đĩa đệm, thân đốt, D/C dọc trước và D/C dọc sau) chống lực nén ép. Cột sau (gồm các thành phần còn lại ở phía sau) chống lực căng. Thuyết 2 cột bỏ qua vai trò của khối mỏm khớp phía sau [73], [79].
-Thuyết 3 cột của LOUIS
Louis [83], cho rằng: “CS chủ yếu là chịu lực nén ép dọc trục trên 3 cột xương là thân đốt, đĩa đệm phía trước và 2 khối mỏm khớp phía sau” (H 1.10). Sự
đánh giá này đúng khi chỉ nghiên cứu lực nén ép dọc trục. Louis xem nhẹ vai trò của các dây chằng. Thuyết này không tiện khi đánh giá tổn thương cúi, căng, xoay.
Hình 1.10: Ba cột của Louis: 1 cột trước và 2 cột sau.
Nguồn: Louis (1985), Anatomy clinics [83].
-Thuyết 3 cột của Denis
Denis thêm vào trục trung gian (hay cột giữa) là 1 vùng dọc ½ sau thân sống. Bình thường, cột giữa chịu lực nén ép dọc trục. Khi cúi - ngửa các thành phần cột giữa không bị kéo giãn hay ép quá mức do chứa trục xoay (H 1.11A-B). Thuyết 3 cột của Denis rất hữu dụng để đánh giá mất vững cấp (H1.12). Cột sống mất vững khi có tổn thương ≥ 2 cột [59].
Hình 1.11A: Cột giữa của Denis Hình 1.11B: Ba cột của Denis Nguồn: Denis (1983), Spine (8)[59].
-Thuyết 4 cột của Timothy A. Moore
Theo Moore, cột sống chịu lực trên 4 cột. Cột trước gồm D/C dọc trước, đĩa đệm và thân đốt. Cột sau gồm bản sống, mỏm gai và các dây chằng phía sau. Hai cột bên phải và bên trái là 2 khối mỏm khớp và các D/C bao khớp. Để đánh giá tổn thương xương và dây chằng, tác giả cho điểm mỗi cột từ 0 đến 5 điểm. Như vậy, tổng điểm tối đa là 20 điểm (H 1.12).
Chỉ định mổ vì mất vững khi tổng điểm ≥ 5
Hình 1.12: Thuyết 4 cột và cách tính điểm của Moore Nguồn: Timothy (2006), Spine (31)[113].
Các số đo
White và cộng sự [118] làm thí nghiệm trên các xác tươi bằng cách cắt các dây chằng tạo sự mất vững cột sống, sau đó chụp X-quang động để đo đạc. Tiêu chuẩn mất vững khi:
Tổn thương tất cả các thành phần phía trước, hoặc phía sau.
Di lệch thân đốt ra trước hơn 3,5mm.
Gập góc > 110.
Hình 1.13: Tiêu chuẩn mất vững: di lệch > 3,5mm. Hình 1.14: Gập góc > 110 Nguồn: White (1975), J.Fed. Med. Bio. Eng [118].
1.1.2.3. Sự phân lực ở CSC thấp
Qua các thực nghiệm và kết quả lâm sàng cho thấy gãy trật CSC thấp ra trước do cơ chế cúi - căng - xoay gây tổn thương phức hợp dây chằng bao khớp phía sau 100%, làm mất vững cột sau.
Do vậy, tái tạo hệ thống giữ vững phía sau là hợp sinh cơ học CSC thấp.
Trên thực tế, thân đốt sống phía trước chịu lực ép, hệ thống dây chằng phía sau chịu lực căng. Tổn thương một trong hai cột chịu lực này, cột sống sẽ bị đổ [73]. Về mặt động lực học, White Sides [120] ví cột sống như cái cần cẩu đang cẩu vật nặng là trọng lượng cơ thể (H1.15). Khi nâng vật nặng, cần trục phía trước chịu lực ép, hệ thống dây cáp phía sau chịu lực căng. Nếu gãy cần trục hoặc đứt dây cáp thì cần cẩu sẽ bị sụp đổ. Trong tổn thương cơ chế cúi - căng - xoay ở CSC thấp, thân đốt sống phía trước ít tổn thương trong khi hệ thống dây chằng phía sau tổn thương nghiêm trọng (kết quả khảo sát trong bảng 3.24, và mục 1.2.3.1.), do đó, việc tái tạo hệ thống chịu lực căng phía sau là hợp lý, đồng thời kết hợp xương và hàn xương lối sau để chống đau cổ mãn tính, chống biến dạng thứ phát [81].
Hình 1.15: Mô tả sự chịu lực của cột sống.
Nguồn: White Sides (1977), Clinical orthopeadics[120].
1.2. CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG CỔ THẤP
1.2.1. Phân loại chấn thương CSC thấp
Việc phân loại chấn thương giúp chúng ta nắm được thông tin chính xác về tổn thương, đưa ra quyết định điều trị và tiên lượng đúng đắn hơn. Có nhiều bảng phân loại, nhưng chưa có bảng phân loại nào hoàn hảo cả [116].
Nhìn chung, có 3 nhóm phân loại chấn thương cột sống cổ thấp.
1.2.1.1. Theo hình ảnh học
Phân loại của NORTON (1962) [91].
Dựa trên X-quang 88 trường hợp chấn thương CSC thấp mà phân thành 6 loại:
Gãy thân đốt, gãy mỏm gai, gãy mỏm khớp, gãy mỏm ngang, trật và bán trật, gãy trật CSC thấp.
Phân loại của Norton chỉ đơn thuần cho biết các tổn thương.