Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ


Bảng 2.1. Bảng số liệu giáo viên của nhà trường 34

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại văn hóa, hạnh kiểm của HS các năm học (%) 36

Bảng 2.3. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về tính bắt buộc

phải thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh (%) 38

Bảng 2.4. Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vai trò, ý

nghĩa của dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh 39

Bảng 2.5. Ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện mục tiêu dạy

học theo hướng phát triển năng lực học sinh 41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Bảng 2.6. Cán bộ quản lý, giáo viên cho ý kiến về mức độ thực hiện nội dung dạy học chú ý phát triển năng lực học sinh 43

Bảng 2.7. Ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các PPDH

Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 2

phát triển năng lực học sinh 45

Bảng 2.8. Ý kiến của CBQL, giáo viên về việc mức độ sử dụng và các phương tiện, thiết bị dạy học phát triển năng lực học sinh 46

Bảng 2.9. Ý kiến học sinh về mục đích, động cơ học tập 48

Bảng 2.10. Ý kiến CBQL, giáo viên và học sinh về trang bị cho HS các phương pháp học tập tích cực nhằm phát triển năng lực học tập

của bản thân 50

Bảng 2.11. Ý kiến của CBQL, giáo viên về mức độ thực hiện các hình thức

KT-ĐG kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh 51

Bảng 2.12. Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học phát triển năng lực học sinh 53

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện dạy học phát triển năng

lực học sinh 55

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo HĐDH phát triển năng lực học sinh 56

Bảng 2.15. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐDH phát triển năng lực 59

Bảng 2.16. Thực trạng thực hiện HĐDH của TCM 60

Bảng 2.17. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của

giáo viên 62

Bảng 3.1. Kế hoạch dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của

giáo viên 73

Bảng 3.2. Tổng hợp khảo sát mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý ... 103 Bảng 3.3. Tổng hợp khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý 104

Bảng 3.4. Tổng hợp mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và khả thi của

các biện pháp quản lý 106

Sơ đồ 1.1. Các NL chung trong Chương trình GDPT mới 15

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Chất lượng của một trường học tốt hay không được quyết định bởi đội ngũ thầy cô giáo trong chính ngôi trường đó, còn dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Người dạy học có nhiệm vụ là giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu chương trình để giúp người học phát huy được hết tính tích cực, chủ động sáng tạo, biết áp dụng những kiến thước đã học vào đời sống hàng ngày và hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp. Do vậy, cần phải đổi mới đồng bộ các yêu tố của quá trình dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học để thực hiện quá trình này theo hướng tiếp cận năng lực học sinh. Các tác động của người quản lý vào quá trình dạy học góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học theo mục tiêu đào tạo đề ra là quản lý hoạt động dạy học.

Hoạt động dạy học hiện nay mới chỉ là sự truyền thụ một chiều của người dạy đến người học, người học thụ động tiếp nhận kiến thức từ thầy, cô mà không có một sự chủ động tiếp nhận tri thức dẫn đến chất lượng giờ dạy thấp. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT FPT Hà Nội mới gần đây đã có những chuyển biến tích cực lên tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa được như kỳ vọng, tập thể cán bộ - giáo viên cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong việc thay đổi phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo nhằm phát triển năng lực của học sinh. Tuy vậy, các hoạt động trong giờ tự học buổi tối của học sinh vẫn còn mang tính hình thức chỉ là quản lý, không khơi dậy được khả năng tự học, sáng tạo tự tìm tòi cái mới dẫn đến làm giảm đi tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh. Học sinh vẫn quen theo lối cũ trông chờ ỷ nại vào thầy cô, gia đình dẫn đến trạng thái thờ ơ trong học tập, rèn luyện và các hoạt động khác. Mặc dù đội ngũ giáo viên được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh, song việc vận dụng còn chưa như kỳ vọng dẫn đến hiệu quả chưa cao. Phần lớn CBQL nhà trường đều được tuyển dụng từ những giáo viên có nhiều thành tích, kinh nghiệm trong giảng dạy, có năng lực chuyên môn tốt nhưng còn yếu về nghiệp vụ về quản lý giáo dục. Không những

thế công tác quản lý HĐDH của nhà trường vẫn còn mang nặng tính hình thức. Những quyết sách mang tính đột phá trong đổi mới HĐDH của nhà trường bị ảnh hưởng không nhỏ.

Vì vậy nên chúng tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý HĐDH ở Trường THPT FPT Hà Nội. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lý HĐDH tại Trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học ở Trường THPT FPT, Hà Nội.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý HĐDH ở Trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Cần có biện pháp nào để quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tại trường THPT FPT Hà Nội đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

5. Giả thuyết khoa học

Gần đây việc quản lý HĐDH ở Trường THPT FPT, Hà Nội đã có những chuyển biến tốt lên theo đúng tinh thần chỉ đạo của ban lãnh đạo tổ chức giáo dục FPT, trong đó đẩy mạnh thực hiện các biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy vậy, quá trình thực hiện còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả so với kỳ vọng về nâng cao chất lượng dạy học. Nếu áp dụng hợp lý và thường xuyên các biện pháp quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường THPT FPT, Hà Nội do tác giả đề xuất thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh Trường trung học phổ thông.

6.2. Khảo sát thực trạng quản lý HĐDH ở Trường THPT FPT, Hà Nội.

6.3. Đề xuất biện pháp quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh ở Trường THPT FPT, Hà Nội.

6.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

7.1. Giới hạn nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐDH ở Trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh.

7.2. Phạm vi nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT FPT, Hà Nội.

Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên và học sinh của Trường THPT FPT, Hà Nội.

Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2018 đến 2020.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Tiến hành phân tích, tổng hợp các tư liệu khoa học về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học và các tư liệu có liên quan đến quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh nhằm xác định cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã vận dụng phối hợp nhiều PPNC sau đây:

a. Điều tra ằng phiếu hỏi

Với mục đích hướng đến khảo sát nhóm đối tượng là CBQL và GV trong nhà trường. Các thông tin điều tra được sẽ là những căn cứ quan trọng cần cho quá trình nghiên cứu đề xuất những giải pháp khoa học cho nhà trường.

. Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin qua việc quan sát hoạt động dạy

học và quản lý dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của CBQL, GV ở trường THPT FPT, Hà Nội. Lấy ý kiến của một vài nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm lâu năm nhằm hiểu rõ vấn đề và có một số đề xuất tốt nhất.

c. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia

Sử dụng các bảng hỏi các ý kiến chuyên gia và cán bộ Quản lý giáo dục có kinh nghiệm lâu năm để khảo sát thực trạng Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT FPT, Hà Nội.

d. Phương pháp phân t ch, tổng hợp

Sử dụng với mục đích đánh giá các mặt tích cực và tiêu cực của quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT FPT, Hà Nội từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhất với nhà trường.

8.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ

a. Sử dụng phương pháp thống k toán học để xử lý kết quả nghi n cứu

. Sử dụng công cụ Microsoft Excel để iểu đạt các kết quả nghi n cứu như

ảng iểu, mô hình, đồ thị, sơ đồ.

9. Đóng góp của đề tài mang lại

Đề tài sẽ góp một phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục của trường THPT FPT, Hà Nội nói riêng và giáo dục phổ thông của Việt Nam nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam trong thời đại mới của đất nước.

10. Cấu trúc luận văn

Luận văn bao gồm đầy đủ mở đầu, kết luận, khuyến nghị và dự kiến nội dung được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT FPT, Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở Trường THPT FPT theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG‌


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Một số nghiên cứu về hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Ở Việt Nam, các vấn đề có liên quan đến hoạt động dạy học từ xưa đến nay đều rất được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay. Hoạt động này đã có nhiều công trình nghiên cứu như của tác giả: Đặng Quốc Bảo [2], Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí [17], Nguyễn Phúc Châu [15]… và một số các nhà giáo giàu kinh nghiệm cũng quan tâm đến vấn đề hoạt động dạy học và phát triển năng lực học sinh vào thực tiễn dạy học ở Việt Nam: Phan Trọng Ngọ [30], Đỗ Tiến Sỹ [37].

Một số công trình nghiên cứu có thể kể đến như: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường của tác giả Phan Trọng Ngọ [30]; Đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông của tác giả Trần Bá Hoành [24]; Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục của tác giả Nguyễn Công Khanh [27]; Cẩm nang dành cho Hiệu trưởng chiến lược và lời khuyên thực tế giúp công việc hiệu quả hơn của tác giả Pam Robbins Harvy B.Alvy [34]; Quản lí đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông của tác giả Đỗ Tiến Sĩ [37]; Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông của tác giả Hoàng Đức Nhuận - Lê Đức Phúc [31] hay Những vấn đề cơ bản giáo dục hiện đại của tác giả Thái Duy Tuyên [38].

Giáo viên tổ chức thực hiện hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh bằng việc tập trung đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh. Việc đánh giá thường xuyên này có thể dựa trên nhiều phương diện: qua hoạt động trên lớp, hồ sơ học tập của học sinh, vở ghi chép, qua các báo cáo kết quả dự án học tập, nghiên cứu hoặc kết quả thực hành, thí nghiệm của các em, qua các bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video...) báo cáo về kết quả thực hiện các nhiệm vụ

học tập mà giáo viên đưa ra. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá này và tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; kết hợp có hợp lý giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành trong công tác kiểm tra.

Giáo viên cần ưu tiên rèn cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu cùng với việc dành nhiều thời gian trên lớp cho học trò luyện tập, thực hành, trình bày, tranh luận bảo vệ ý kiến kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh hiểu và vận dụng được những kiến thức đó vào đời sống.

Hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục là hai hoạt động luôn đi liền với nhau. Mục đích chung mà cả hai hoạt động này đều hướng đến là phát triển nhân cách người học một cách toàn diện. Nhìn dưới góc độ có ý thức của con người và hoạt động sống tích cực, quá trình mà người GV thông qua việc lãnh đạo, điều khiển, tổ chức, khiến người học tích cực, tự giác, tự tổ chức một cách chủ động, tự điều khiển những hoạt động học tập – nhận thức của mình với mục tiêu thực hiện những nhiệm vụ giảng dạy, được gọi là hoạt động dạy học.

Trên lớp, giáo viên cần tăng cường tổ chức hoạt động, đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực; xây dựng nguồn học liệu mở có chất lượng trên trang thông tin điện tử của Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT và các nhà trường.

1.1.2. Một số nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Quản lý giáo dục được định nghĩa là hoạt động có ý thức được thực hiện bởi nhà quản lý nhằm đạt tới mục tiêu quản lý của mình. Cán bộ quản lý giáo dục cùng với đội ngũ giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội, … biến mục tiêu đó thành hiện thực thông qua các hoạt động cụ thể. Dạy học và giáo dục thống nhất với nhau và đóng vai trò là những hoạt động trung tâm trong các nhà trường. Hoạt động trung tâm này là trọng tâm để những hoạt động đa dạng khác của nhà trường hướng vào. Quản lý nhà trường về bản chất được hiểu là quản lý các hoạt động diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy và học, bao gồm quá trình sư phạm của giáo viên và các hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2023