Dạy Học Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Của Học Sinh

động học tập-tự giáo dục của học sinh. Như vậy, quản lý hoạt động dạy - học thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (là một hệ toàn vẹn gồm hoạt động dạy và hoạt động học luôn luôn tương tác với nhau. Sự tương tác giữa dạy và học mang tính chất cộng tác - do tập thể giáo viên và học sinh thực hiện và được các lực lượng xã hội hỗ trợ đắc lực) với mục tiêu nhằm góp phần vào quá trình hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo mà nhà trường đề ra.

Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả về quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực có thể được kể đến như: Tác giả Nguyễn Ngọc Quang với “Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục”; “Quản lý, quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình” của tác giả Đặng Quốc Bảo. Đây là những tài liệu có trình bày các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý giáo dục được tiếp cận từ những mô hình, mà vấn đề dạy học theo hướng phát triển năng lực cũng được đề cập đến ở đây.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà tường, quản lý hoạt động dạy học của các tác giả, các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục trong nước như Nguyễn Phúc Châu [15], Trần Ngọc Giao [20], Nguyễn Thị Mỹ Lộc [1], [16] [17] [28], Bùi Minh Hiền [22] [23]. Ngoài ra, các tác giả như: Đặng Quốc Bảo [2], Nguyễn Quốc Chí [16],… cũng có các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học theo hướng phát huy năng lực người học.

Phải kể đến như: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cùng các tác giả [1]; Một số khái niệm về quản lý giáo dục của tác giả Đặng Quốc Bảo [2]; Quản lý nhà trường của tác giả Nguyễn Phúc Châu [15]; Những xu thế quản lý hiện đại và việc vận dụng vào QLGD của tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc [16]; Quản lý trường phổ thông của tác giả Trần Ngọc Giao [20]; Quản lý và lãnh đạo nhà trường của tác giả Bùi Minh Hiền - Nguyễn Vũ Bích Hiền [22]; Quản lí, lãnh đạo nhà trường thế kỉ XXI của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc [21] hay Những vấn đề quản lý trường học của tác giả

P.V. Zimin [33].

Trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án, nhiều cán bộ quản lý giáo dục trên cả nước đã đầu tư nghiên cứu các biện pháp quản lý hoạt động

dạy học như: Phạm Văn Trường với đề tài “Quản lý HĐDH phát triển năng lực học sinh ở trường trung học cơ sở Tứ Mỹ huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ” (2017); hay Phan Cát Khánh với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng” (2015);...

Quản lý dạy học trong các nhà trường là đề tài phổ biến được đề cập đến ở nhiều công trình nghiên cứu trong những năm trở lại đây. Những công trình nghiên cứu được nhắc đến ở trên đã đem lại những thành quả nhất định về mặt cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng trong quá trình quản lý hoạt động dạy học nói riêng và quản lý nhà trường nói chung, trong đó nhiều biện pháp sáng tạo đã được các tác giả đề xuất với mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý nhà trường và hoạt động dạy học. Tìm hiểu các công trình nghiên cứu trước đó đồng thời tiếp thu các kết quả thu được, tác giả luận văn tiếp tục đi sâu phân tích và nghiên cứu và cơ sở lý luận cùng với thực tiễn công tác quản lý HĐDH ở các trường THPT, để từ đó đề xuất thực hiện một số biện pháp quản lý HĐDH ở trường THPT FPT, Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực học sinh với mục đích góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Hoạt động dạy học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Theo Phạm Minh Hạc: “Dạy học là thuật ngữ để chỉ một chức năng xã hội, chức năng này được thực hiện với mục đích truyền tải và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích lũy được, đồng thời biến kiến thức và kinh nghiệm đó trở thành phẩm chất và năng lực cá nhân” [21].

Theo Trần Thị Tuyết Oanh: “Hoạt động dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người dạy, học sinh hăng hái, tự giác, tự điều khiển được hoạt động học tập - nhận thức của mình, chủ động tổ chức, với mục tiêu thực hiện những nhiệm vụ của việc giảng dạy” [32].

Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông FPT, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực học sinh - 3

Hoạt động dạy học bao gồm tám thành tố cơ bản là: Mục tiêu; Nội dung; Phương pháp; Phương tiện dạy học; Hình thức tổ chức dạy học; Giáo viên; Học sinh và Kết quả dạy học.

Hoạt động dạy học là hoạt động giáo viên hướng dẫn, điều phối hoạt động

nhận thức học tập của học sinh, giúp các con tìm tòi, khám phá tri thức góp phần thực hiện tốt nhất chức năng học của học sinh.

Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tự điều khiển hoạt động nhận thức, học tập của mình nhằm tiếp thu, xử lý, biến đổi thông tin kiến thức bên ngoài thành tri thức của mình.

Các thầy cô giáo, nhà sư phạm, cán bộ quản lí giáo dục và cả những ai quan tâm đến dạy học thường gặp những thuật ngữ: dạy học, giáo dục, quá trình dạy học và quá trình giáo dục. Trong một số văn cảnh nhất định, có thể sử dụng các thuật ngữ trên một cách linh hoạt, thậm chí đôi khi còn đồng nhất dạy học với giáo dục, quá trình dạy học với quá trình giáo dục. Tuy nhiên,trong đa số trường hợp, đặc biệt khi tiến hành thao tác hoá các khái niệm trên, thì nhất thiết phải phân biệt triệt để các khái niệm tương ứng. Để làm được việc này nên tuân theo nguyên tắc lịch sử – phát sinh.

Về cội nguồn, trong buổi bình minh của mình, để duy trì sự tồn tại, xã hội, cũng như đứa trẻ phải sử dụng cơ chế bắt chước để tạo cho mình những kinh nghiệm ít ỏi nhưng thiết thực đối với cuộc sống. Khi xã hội phát triển vốn kinh nghiệm mà loài người sáng tạo và tích luỹ được trở nên phong phú, sâu sắc và phức tạp, đồng thời xuất hiện sự phân công lao động xã hội, từ đó xuất hiện hoạt động dạy học, với chức năng cơ bản vẫn là truyền thụ kinh nghiệm lao động sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, sự phát triển tiếp theo của xã hội đã dẫn đến phân hoá và cải tổ lại dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Người giáo viên cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học và dự kiến cả “Kịch bản dạy học” mới thể hiện được hết vai trò trách nhiệm của một người hướng dẫn học sinh. Giáo viên càng chuẩn bị cẩn thận thì HĐDH càng đạt hiệu quả cao. Còn người học không thể thụ động mà cần phải suy nghĩ và thực hiện các nhiệm vụ thực tiễn được thầy cô giao cho sao đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả học tập là cả sự vận dụng hiệu quả kiến thức và kỹ năng vào đời sống xã hội hàng ngày chứ không chỉ là kiến thức và kỹ năng học tập, đó chính là quá trình khám phá và rèn luyện kỹ năng cần có của mỗi bạn học sinh.

1.2.2. Năng lực học sinh

Năng lực là được định nghĩa là tính chất tâm sinh lý hình thành trong mỗi con người, tác động và chi phối đến các quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng và hiệu quả trong việc thực hiện một HĐ nhất định nào đó.

Theo như được đề cập trong tài liệu ban hành bởi bộ giáo dục và đào tạo về công tác tổ chức tập huấn cho giáo viên về việc giảng dạy và kiểm tra đánh giá dựa trên định hướng phát triển năng lực của học sinh, năng lực được xem là sự kết hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, ... một các linh hoạt và có tổ chức nhằm mục tiêu đáp ứng được hiệu quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong một bối cảnh nhất định được đề ra. Năng lực là việc vận dụng tổng hợp nhiều yếu tố nhằm thực hiện một loại công việc nào đó, được thông qua các hoạt động của cá nhân. Năng lực chung, cốt lõi nhất chính là các yếu tố cơ bản mà mọi công dân, mọi người lao động đều cần phải sở hữu” [10].

Năng lực được định nghĩa theo tác giả Nguyễn Công Khanh: “Là khả năng mà mỗi cá nhân có thể làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận dụng hợp lý những điều này để hoàn thành nhiệm vụ hoặc giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề gặp trong cuộc sống hàng ngày. Theo tác giả, năng lực được xem là một cấu trúc động, có tính mở, gồm nhiều thành tố, tầng bậc, nó không chỉ bao hàm kiến thức, kỹ năng,... mà cả niềm tin, giá trị và trách nhiệm xã hội” [27].

Hiểu một cách đơn giản thì năng lực của học sinh là khả năng các em có thể tự mình làm chủ những lĩnh vực kiến thức, kỹ năng, thái độ,... đúng với lứa tuổi của mình và áp dụng vào giải quyết có hiệu quả các vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 xác định việc hình thành và phát triển năng lực cho người học bao gồm các năng lực chung và năng lực chuyên biệt như sau:

Năng lực chung gồm: Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân như năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,...; Nhóm năng lực quan hệ xã hội (kỹ năng mềm) như năng lực giao tiếp hay làm việc nhóm; Nhóm năng lực công cụ như năng lực áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực ngoại ngữ và năng lực tính toán.

Các năng lực chuyên biệt môn học/lĩnh vực học tập: (1) Tiếng Việt, (2) Ngoại ngữ, (3) Khoa học tự nhiên, (4) Khoa học xã hội và nhân văn, (5) Thể dục thể thao…

Vì vậy hình thành và phát năng lực cho người học chính là quá trình chúng ta tiếp cận năng lực trong giáo dục. Tất cả các yếu tố của quá trình hướng dẫn người học đều đóng góp vào sự hình thành và phát triển như một nhân tố tích cực cho học sinh.

1.2.3. Quản lý nhà trường

Hệ thống giáo dục quốc dân gồm các đơn vị cấu trúc cơ sở là mỗi cơ sở giáo dục của nó.

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra” [17].

Theo tác giả Phạm Khắc Chương, “QLDG trên cơ sở quản lý nhà trường là phương hướng cải tiến hoạt động quản lý giáo dục, trong đó lấy việc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường làm kim chỉ nam, nhằm mục tiêu giúp các chủ thể quản lý phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc hoàn thành các mục tiêu giáo dục đào tạo mà xã hội yêu cầu. Mỗi tổ chức giáo dục cơ sở trực tiếp truyền thụ những tri thức, đạo đức mà nhân loại đã đúc kết, sàng lọc, chọn lọc cho thế hệ mầm non của đất nước nhằm thực hiện mục đích đào tạo giáo dục nhân cách, được gọi là một đơn vị nhà trường. Vì vậy, cơ sở giáo dục trong bất cứ xã hội nào cũng là tâm điểm hội tụ của HĐGD và QLGD” [18].

Tóm lại, quản lý giáo viên và học sinh bản chất là quản lý nhà trường. Giáo viên hay người dạy và học sinh hay người học vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý. Đối tượng bị tác động của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) là giáo viên và học sinh. Họ tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý với tư cách là chủ thể quản lý. Mọi thành viên trong trường đều phải có trách nhiệm quản lý nhà trường. Quản lý con người và vật chất, là nội dung của những hoạt động tương ứng với từng nhiệm vụ quản lý ở các đối tượng quản lý đó là bản chất của QLNT.

1.2.4. Dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh

Từ thực tiễn và lý luận về việc dạy và học và năng lực của học sinh cần được trang bị trong nhà trường phổ thông, tác giả xin đưa ra quan điểm về dạy học phát triển năng lực học sinh là: “Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình giáo viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức, kỹ năng, thái độ đã có vào thực hiện nhiệm vụ học tập, giải quyết tình huống thực tiễn một cách hiệu quả để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, thái độ mới và phát triển năng lực cần thiết”.

Để dạy học theo hướng phát triển năng lực người học thì cần phải:

- Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực: Đây là một mô hình cụ thể hoá của chương trình định hướng kết quả đầu ra, một công cụ để thực hiện giáo dục định hướng điều khiển đầu ra.

- Thực hiện các phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực, không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên- học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

- Đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá, chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau.

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý nhà trường là quản lý hoạt động dạy và học, điều này có nghĩa là tìm cách để đưa hoạt động đó đi biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác và cuối cùng tiến tới mục tiêu giáo dục”[35].

Hoạt động dạy học được xem là một hoạt động mang tính cơ bản nhất, chủ yếu nhất và đặc trưng nhất trong số các hoạt động của trường phổ thông ở Việt Nam. Nó là hạt nhân của các nhiệm vụ trong cơ sở giáo dục. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu mang tính chất quyết định nhất trong công tác quản lý trường học. Để nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, còn có sự góp mặt của

những nội dung quản lý khác.

Quản lý việc vận hành của quá trình một cách có tổ chức, có kế hoạch, có điều khiển, hoặc quản lý các thành tố của quá trình dạy học, điều chỉnh sao cho đạt đến mục tiêu cụ thể được gọi là quản lý hoạt động dạy học.

Căn cứ vào các khái niệm liên quan đến quản lý dạy học có thể đi đến kết luận rằng quản lý dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là quá trình trong đó người cán bộ quản lý tác động đến các hoạt động dạy học sao cho việc dạy học không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà còn có thể tạo ra những tác động tích cực giúp phát triển năng lực người học. Sau khi quá trình dạy học kết thúc, người học nắm được cách để áp dụng những kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được học trong suốt quá trình để giải quyết những tình xuống xảy ra trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Đó mới chính là dạy học phát triển năng lực học sinh.

Những nội dung của quản lý HĐDH theo hướng phát triển năng lực học sinh gồm:

- Quản lý thực hiện kế hoạch hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh

- Quản lý việc tổ chức thực hiện dạy học phát triển năng lực học sinh

- Quản lý chỉ đạo hoạt động dạy học phát triển năng lực học sinh

- Quản lý kiểm tra, đánh giá dạy học phát triển năng lực học sinh

- Quản lý hoạt động dạy học của tổ chuyên môn theo hướng phát triển năng lực học sinh

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên về dạy học phát triển năng lực học sinh.

Quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của người dạy cùng với quá trình hỗ trợ của tổ chuyên môn và đồng nghiệp cũng cần phải được giám sát, quản lý chặt chẽ dựa trên các hoạt động dự giờ, hội thảo, chuyên đề, hay những buổi sinh hoạt chuyên môn được tổ chức trong các tổ giáo viên.

1.3. Giáo dục phổ thông & những yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh

1.3.1. Những phẩm chất và năng lực cốt lõi của HS

Thông qua chương trình GDPT, học sinh có cơ hội được hình thành và bồi dưỡng những phẩm chất cơ bản như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm [13].

Phẩm chất theo quan niệm là tổng hợp các đức tính tốt được con người thể hiện thông qua thái độ, hành vi ứng xử cùng với năng lực góp phần tạo nên nhân cách của họ.

Chương trình GDPT hình thành và phát triển cho HS những NL cốt lõi sau:

a) Những NL chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và HĐGD: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;

b) Những NL đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và HĐGD nhất định: NL ngôn ngữ, NL tính toán, NL khoa học, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất.

Chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi của từng người học.

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 11/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí