Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 2


các môn học khác ở cấp học cao hơn, mà còn có vai trò to lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách của HS. Vẻ đẹp thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa, tài hoa của con người Việt Nam được ghi lại trong văn học sẽ đi sâu vào đời sống tinh thần, tâm thức của HS, giúp HS cảm nhận được tâm hồn Việt Nam: yêu nước, cần cù, sáng tạo, thanh lịch, tế nhị, hiếu học, trọng lễ nghĩa.

Nhận thức được vai trò của văn học, tiếng Việt trong hình thành và phát triển nhân cách cho HS, thời gian qua các trường tiểu học trong cả nước nói chung, các trường tiểu học ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông nói riêng đã chú trọng nâng cao chất lượng dạy học nói chung dạy học môn tiếng Việt nói riêng. Vì vậy, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, góp phần hình thành và phát triển nhân cách ban đầu cho HS tiểu học.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục, việc dạy học môn tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông hiện nay còn khá nhiều hạn chế. Kỹ năng viết văn, cảm thụ văn học của các em còn nhiều hạn chế. thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó công tác QLHĐDH môn học này thời gian qua còn nhiều bất cập. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra biện pháp “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông” hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Trên thế giới, quản lý trong nhà trường phổ thông được đặt ra từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu quản lý Xô viết nhận định rằng: kết quả toàn bộ hoạt động dạy học của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn, hợp lý công tác hoạt động của đội ngũ GV.

V.A.Xukhomlinxki, V.P.Xtrezicondin, Jaxapob đã nghiên cứu và đề ra một số vấn đề quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông như phân công nhiệm vụ của hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Riêng V.A.Xukhomlinxki đặc biệt coi trọng sự trao đổi giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng để tìm ra cách QLHĐDH tốt nhất [2]. Tác giả cho rằng những cuộc trao đổi này như đòn bẩy, nảy sinh ra những dự định mà sau này trong công tác quản lý được phát triển trong lao động sáng tạo của tập thể sư phạm.


Theo J. Richards va T. Rodgers, tiếp cận năng lực trong giáo dục tập trung vào kết quả học tập, nhằm tới những gì người học dự kiến phải làm được hơn là nhằm tới những gì họ cần phải học được [2]. R.E Boyatzid (1982), trong nghiên cứu về Dạy học theo tiếp cận năng lực cho rằng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cần xử lí một cách có hệ thống ba vấn đề: Xác định các năng lực cần có của học sinh; phát triển năng lực học sinh và đánh giá năng lực học sinh một cách khách quan. Robetrt.J Marzano, Đebra J. Picreing, Jane. E Polloce (2011), trong nghiên cứu “ các phương pháp dạy học hiệu quả” đã khẳng định: Phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển năng lực học sinh là phương pháp khích lệ học tập và công nhận những cố gắng của học sinh. Để phát triển năng lực học sinh trong dạy học, người giáo viên cần quan tâm đến người học học như thế nào chứ không chỉ quan tâm đến một việc hàng ngày dạy cái gì và lựa chọn áp dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp chứ không đơn thuần là việc lựa chọn các phương pháp với vai trò như thủ thuật dạy học hàng ngày. [2]

Ở nước ta các nhà nghiên cứu về giáo dục, quản lý giáo dục, khoa học quản lý giáo dục và quản lý nhà trường như Trần Kiểm [35], Hoàng Minh Thao [57], Bùi Minh Hiền [31], Đặng Quốc Bảo, Vũ Quốc Trung [4]… đã làm sáng tỏ khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và các hoạt động có liên quan. Tác giả Đặng Bá Lãm (chủ biên) cuốn sách “Quản lý nhà nước về giáo dục - lý luận và thực tiễn”, [40] tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ khái niệm và phạm vi quản lý nhà nước về giáo dục, các mô hình quản lý giáo dục, đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục ở nước ta; các tác giả Đặng Quốc Bảo, Vũ Quốc Chung trong cuốn sách “Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về lãnh đạo và quản lý giáo dục trong thời kí đổi mới” [4], đề cập đến những vấn đề về năng lực và phát triển năng lực đối với cán bộ quản lý giáo dục; giám sát trong cơ quan quản lý giáo dục nhà trường; quản lý sự thay đổi trong giáo dục ở bối cảnh mới; quản lý chất lượng giáo dục, quản lý thông tin trong nhà trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tập trung nghiên cứu về công tác QLHĐDH ở các nhà trường có các công trình khoa học như: Viên Thị Dung (2012), với luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục về “Biện pháp QLHĐDH của hiệu trưởng trường tiểu học tại thành phố Thanh Hoá” [18]; Nguyễn Tuấn Huy (2015), với luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục về “Biện pháp QLHĐDH ở trường Tiểu học của Phòng Giáo dục


Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 2

huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc” [33]; Nguyễn Thanh Tịnh (2016), với luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục về “Biện pháp QLHĐDH đối với trường Tiểu học của Phòng Giáo dục quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh” [60]. Bàn về QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học, có các đề tài luận văn như: luận văn Thạc sĩ tiêu biểu như: Ngô Việt Hà (2014), với luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học giáo dục về “QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh” [26], tác giả đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về QLHĐDH môn Tiếng Việt, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Uông bí, tỉnh Quảng Ninh; Phạm Thị Lan Thanh (2015), với luận văn thạc sĩ chuyên ngành khoa học giáo dục về “Biện pháp QLHĐDH Tiếng Việt 1 theo phương án Công nghệ giáo dục ở các trường tiểu học huyện Lâm Thao, Phú Thọ” [58], đề tài đã nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về QLHĐDH Tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục, đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp QLHĐDH Tiếng Việt 1 theo phương án công nghệ giáo dục ở các trường tiểu hoc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Các đề tài luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng QLHĐDH ở các trường tiểu học, nêu cách thức khắc phục hạn chế yếu kém trong QLHĐDH, từ đó chỉ ra biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng QLHĐDH ở các trường tiểu học cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

Bên cạnh các đề tài luận văn còn có các bài viết của các nhà quản lý giáo dục, các GV tâm huyết với nghề trên báo giáo dục về vấn đề QLHĐDH như: Hồ Đăng Quang (2015), “Biện pháp QLHĐDH của giám đốc trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn thành phố Huế” [51, tr.19-21]. Bài báo đã đi sâu đánh giá thực trạng QLHĐDH và đề xuất một số biện pháp QLHĐDH của giám đốc các trung tâm ngoại ngữ ở địa bàn thành phố Huế, trong đó tập trung vào ba nhóm biện pháp cơ bản là quản lý hoạt động giảng dạy của GV, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ và quản lý quá trình học tập của học viên; Lê Ngộ (2012), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học” [48, tr.10-12]. Bài báo giới thiệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường của hiệu trưởng trường tiểu học như: chú trọng công tác xây dựng kế hoạch; thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đánh giá GV tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp; tổ chức, quản lý hiệu


quả việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; phân công GV giảng dạy đi theo lớp trong một số năm học; hình thành văn hóa dự giờ trong hội đồng nhà trường.

Nhìn chung, các đề tài luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về QLHĐDH, QLHĐDH môn Tiếng Việt, đi sâu đánh giá thực trạng QLHĐDH ở các trường tiểu học, nêu cách thức khắc phục hạn chế yếu kém trong QLHĐDH môn Tiếng Việt, từ đó chỉ ra biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng QLHĐDH ở các trường tiểu học cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Song việc áp dụng kết quả nghiên cứu trên để nâng cao hiệu quả QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông không thật sự phù hợp. Hiện nay, chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, trong khi yêu cầu thực tiễn về giáo dục và đào tạo của huyện đang đặt ra những vấn đề mới phải giải quyết. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài luận văn là phù hợp và không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu trước đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học.

- Làm rõ thực trạng QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất một số biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu

QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tập trung nghiên cứu thực trạng đề xuất các biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Về không gian: Phạm vi điều tra khảo sát 10 trường tiểu học ở thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông: Trường Tiểu học Thăng Long, Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Trường Tiểu học Nơ Trang Lơng, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Tiểu học Phan Đình Giót, Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, Trường Tiểu học Hà Huy Tập, Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Trường Tiểu học Nguyễn Việt Xuân.

Về thời gian: Các số liệu điều tra, nghiên cứu sử dụng trong đề tài giới hạn năm học 2020 - 2021.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo; nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của các cấp về giáo dục và đào tạo và quản lý giáo dục, đào tạo. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc và quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu khoa học.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

Thực hiện việc thu thập, nghiên cứu tài liệu; phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là những tài liệu có liên quan đến các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quản lý hoạt động dạy và học; nghiên cứu các báo cáo tổng kết của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Gia Nghĩa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông về QLHĐDH nói chung và dạy học môn tiếng Việt nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu từ các sản phẩm, công cụ quản lý như nội dung chương trình, sách giáo khoa, kế hoạch dạy học, đề kiểm tra, kết quả khảo sát.


Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong công tác QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học; hoạt động giảng dạy của GV và học tập của HS để rút ra những kết luận về nội dung nghiên cứu.

Phương pháp điều tra: điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi đối với 60 người (cán bộ quản lý, GV và HS); 5 chuyên viên ở phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Gia Nghĩa, 46 GV ở các trường tiểu học trong thành phố Gia Nghĩa.

Phương pháp toạ đàm, trao đổi: tọa đàm, trao đổi với một số cán bộ, GV ở các trường về thực trạng công tác QLHĐDH môn tiếng Việt trong những năm qua và phương hướng QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong những năm tiếp theo.

Phương pháp tổng kết thực tiễn: nghiên cứu báo cáo tổng kết năm học, đánh giá kết quả QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường, báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Gia Nghĩa,... nhằm tìm hiểu kinh nghiệm về QLHĐDH nói chung và dạy học môn tiếng Việt nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: tài liệu giảng dạy, chuyên môn của GV và các sản phẩm học tập môn tiếng Việt của HS.

Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến của các nhà khoa học giáo dục về một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan tới việc nghiên cứu của đề tài.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, xử lý các kết quả nghiên cứu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học. Luận văn góp phần làm rõ được thực trạng và đề xuất được một số biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Kết quả nghiên cứu luận văn là tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ quản lý và cho GV các trường tiểu học quan tâm, nghiên cứu vấn đề này.


7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học;

Chương 2: Thực trạng QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông;

Chương 3: Biện pháp QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Năng lực và phát triển năng lực học sinh

1.1.1. Năng lực học sinh

Quan niệm về năng lực cũng được các tác giả nghiên cứu và tổng kế với các khía cạnh giống và khác nhau:

Tác giả Ngô Việt Hà (2014), “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” [26, tr.16].

Cấu trúc của năng lực bao gồm: tri thức, kỹ năng và thái độ. Năng lực bao gồm nhiều thành phần. Thông thường năng lực bao gồm 02 loại: năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc bình thường trong xã hội [3, tr.26]. Năng lực này được hình thành và phát triển do nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học (Ở các tài liệu khác nhau có thể gọi bằn các tên khác nhau năng lực chính, năng lực nền tảng, năng lực chủ yếu, kĩ năng chính, kĩ năng cốt lõi)

; Năng lực cụ thể chuyên biệt là năng lực được hình thành và phát triển do một lĩnh vực/môn học nào đó (Năng lực môn học cụ thể để phân biệt với năng lực chung).

Tác giả Lê ngộ (2012), “Năng lực của HS là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống” [48, tr.19].

Trong tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập theo ĐHPTNL HS Bộ GD&ĐT cho rằng “Năng lực của HS phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em” [10, tr.8].

Từ các quan niệm trên cho thấy năng lực của HS là khả năng làm chủ và vận dụng có hiệu quả hệ thống kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm, thái độ… phù hợp với của bản thân HS một cách hợp lý vào giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, những

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 28/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí