VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH HẢI ĐOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA TỈNH ĐẮK NÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông - 2
- Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học
- Phương Pháp, Hình Thức Dạy Học Môn Tiếng Việt Theo Định Hướng Phát Triển Năng Lực Cho Học Sinh Các Trường Tiểu Học
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐINH HẢI ĐOÀN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG
Ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 8140114
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐOẠT
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các đề tài, ấn phẩm khoa học khác. Các tư liệu trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc chính xác, rõ ràng và đúng thể thức.
Tác giả luận văn
Đinh Hải Đoàn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC 9
1.1. Năng lực và phát triển năng lực học sinh 9
1.2. Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học 11
1.3. Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học 24
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học các trường tiểu học 33
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG 38
2.1. Khái quát về địa bàn và quá trình tổ chức khảo sát thực trạng 38
Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường tiểu học 40
thành phố Gia Nghĩa 40
2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông .42
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 50
2.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 58
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 59
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG 63
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 63
3.2. Các biện pháp đề xuất 64
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 75
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80
PHỤ LỤC 84
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL Cán bộ quản lý
CMNV Chuyên môn nghiệp vụ CSVC Cơ sở vật chất
CNTT Công nghệ thông tin
ĐDDH Đồ dùng học tập
ĐHPTNL Định hướng phát triển năng lực GDPT Giáo dục phổ thông
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên
HS Học sinh
HT Hiệu trưởng
PPDH Phương pháp dạy học QLHĐDH Quản lý hoạt động dạy học
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường tiểu học thành phố
Gia Nghĩa 40
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về thực trạng sử dụng phương tiên, trang thiết bị trong dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 48
Bảng 2.3. Kết quả khảo sát về thực hiện quản lý hình thức, phương pháp dạy học môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông 54
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, GD&ĐT được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. GD&ĐT góp phần phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu. GD&ĐT nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu”, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng định GD&ĐT cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.
Nhận thức rõ vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo theo hướng mở, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông” [25].
Đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của xã hội ngày nay một mặt mang lại cuộc sống vật chất đầy đủ cho con người nhưng mặt khác nó lại làm nảy sinh tính ích kỉ, chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn “cái tôi”. Những cám dỗ khiến con người đam mê đời sống vật chất mà coi nhẹ đời sống tinh thần. Người ta có thể thờ ơ trước niềm vui hoặc nỗi buồn của những người xung quanh hay thản nhiên trước một câu chuyện buồn trong sách báo hoặc trên phim ảnh,... Đó là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đến tàn nhẫn, rất đáng phê phán và lên án. Để có “phương thuốc” đặc biệt chữa trị “bệnh vô cảm” ấy, để con người sống một cách nhân văn hơn, hướng thiện hơn, trước hết phụ thuộc vào chính mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không thể không nhắc tới vai trò của các nhà trường, của những người làm công tác giáo dục. Làm giàu tâm hồn các em bằng các bài văn, bài thơ, các tác phẩm văn chương nghệ thuật là việc làm vô cùng ý nghĩa và cần thiết.
Trong trường tiểu học, môn Tiếng Việt có một vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS, nó không chỉ là nền tảng để HS học tiếp cận