bộ, tác động vào các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp hình sự, nhằm khắc phục các mặt hạn chế của chúng. Cụ thể là:
* Về biện pháp tịch thu vật tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
- Cần quy định cụ thể, chi tiết về việc thi hành biện pháp cụ thể này trong Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự. Việc quy định càng cụ thể bao nhiêu, thì việc thực hiện nó trên thực tế càng dễ dàng và có hiệu quả cao.
- Khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra từ Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải yêu cầu Cơ quan điều tra trao đủ lượng vật, tiền liên quan đến tội phạm mà Cơ quan điều tra đã tịch thu. Việc bàn giao phải được thực hiện bằng văn bản cụ thể (biên bản bàn giao) và được ghi nhận vào hồ sơ vụ án.
- Khi nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng từ Viện kiểm sát chuyển sang, Tòa án cần phải yêu cầu Viện kiểm sát trao đủ về số lượng, cũng như đúng chất lượng, thực trạng của vật, tiền liên quan đến tội phạm như khi tịch thu. Tương tự, việc bàn giao cũng phải được ghi nhận bằng văn bản cụ thể (biên bản bàn giao) và được ghi nhận vào hồ sơ vụ án.
- Việc tiếp nhận hồ sơ vụ án, vật và tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm và chuyển giao cho Tòa án là hết sức cần thiết. Chỉ có duy nhất Tòa án là cơ quan quyền lực Nhà nước có thẩm quyền quyết định số phận của tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm, tức là quyền áp dụng biện pháp tư pháp hình sự "Tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm".
- Lưu ý với với những vật là tài sản có quy mô cồng kềnh, có nhiều số lượng nhiều, khó vận chuyển để bàn giao thì một mặt các cơ quan tiến hành tố tụng sau khi tạm giữ tài sản trong quá trình tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra bàn giao cho Viện kiểm sát, Viện kiểm sát bàn giao cho Tòa án) phải thực hiện các thủ tục bằng văn bản cho nhau; mặt khác, việc thực hiện bàn giao vật
cho cơ quan có thẩm quyền quản lý cần phải thực hiện theo đúng trình tự và có trách nhiệm.
- Chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về thực trạng cũng như việc bảo quản, quản lý tài sản đó trước khi có quyết định cuối cùng của Tòa án về việc xử lý chúng như thế nào.
- Sau khi có quyết định cuối cùng của Tòa án có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm bị tịch thu, thì cơ quan có trách nhiệm do Tòa án chỉ định sẽ thực hiện hình thức cụ thể để thi hành biện pháp tư pháp đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Tư Pháp Quy Định Riêng Cho Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
- Những Tồn Tại, Hạn Chế Trong Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp
- Nhu Cầu Và Quan Điểm Hoàn Thiện Các Quy Định Về Biện Pháp Tư Pháp Trong Luật Hình Sự Việt Nam Và Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng
- Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 10
- Các biện pháp tư pháp trong pháp luật hình sự Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
- Với trường hợp tài sản được xử lý nhằm sung quỹ nhà nước, thì chính quyền địa phương sẽ chịu trách nhiệm để thi hành. Chỉ có cách đó, thì mới tránh được tình trạng cơ quan địa phương không quan tâm hoặc thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện các phán quyết của Tòa án nói chung và các biện pháp tư pháp nói riêng.
- Đối với những vật khác, nếu được xử lý theo cách tiêu hủy hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục quản lý hoặc sử dụng thì cơ quan công an hoặc cơ quan đó sẽ trực tiếp tiêu hủy hoặc quản lý, sử dụng. Ví dụ như với súng, đạn hoặc bom, mìn sẽ được giao cho cơ quan công an hay quân đội.
Như vậy, việc thi hành biện pháp tư pháp hình sự "Tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm"chủ yếu có hai cơ quan là chính quyền địa phương và cơ quan công an. Đây là hai cơ quan có khả năng và điều kiện đảm bảo việc thi hành biện pháp tư pháp nêu trên đạt được hiệu quả cao nhất. Mặt khác, việc ghi nhận các cơ quan này là cơ quan chịu trách nhiệm về việc thực thi biện pháp tư pháp hình sự "tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm" không chỉ hạn chế được những thiếu sót của quy định pháp luật, mà còn góp phần giải quyết việc thi hành thực tiễn một cách có hiệu quả nhất.
* Về biện pháp trả lại tài sản,sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi
Do quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cũng như thi hành án hình sự còn khá nhiều vướng mắc, hạn chế về quy định nên việc áp dụng còn gặp nhiều trở ngại. Để giải quyết vấn đề này, trước hết cần hoàn thiện những quy định pháp luật về biện pháp tư pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi" một cách rõ ràng, chi tiết hơn. Cụ thể là:
+ Pháp luật hình sự: Cần quy định cụ thể các nội dung liên quan đến các biện pháp tư pháp hình sự, nhất là "trả lạ tài sản, sửa chữa và bồi thường thiệt hại", để có thể quyết định hình phạt, áp dụng biện pháp tư pháp hình sự một cách minh bạch, rõ ràng và đúng đắn nhất. Cần nhất, là làm rõ các vấn đề sau đây:
Các loại tài sản nào sẽ được trả lại, tài sản bị xâm phạm bất hợp pháp, tài sản do người phạm tội đổi chác hoặc có được từ tài sản bất hợp pháp hay tài sản có được do mua bán, chuyển nhượng hợp pháp từ người phạm tội?
Tài sản bị áp dụng biện pháp tư pháp hình sự "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi" sẽ được trả lại cho ai: người bị xâm hại, người có tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp hay người quản lý, bảo quản tài sản hợp pháp?
Nếu tài sản đã bị hủy hoại, thay đổi hoặc không thể tìm lại được, thì việc bồi thường sẽ được áp dụng như thế nào? Tài sản thay thế có giá trị tương xứng hay cần phải có các đặc tính giống hệt, hay thay thế bằng tiền? Sẽ bồi thường thiệt hại này cho ai?
Đối với người bị xâm hại mà không tính được bằng tài sản, vật chất mà là tinh thần, hoặc danh dự, nhân phẩm, thì việc bồi thường được áp dụng như thế nào? Áp dụng theo "bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" có hợp lý
không, nhất thiết cần phải có mức bồi thường phù hợp với tính chất của vụ việc, của hành vi phạm tội.
Thêm vào đó, việc công khai xin lỗi được áp dụng với đối tượng nào? Người xâm hại tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người khác, hoặc người xâm hại bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ của người khác sẽ là đối tượng áp dụng biện pháp tư pháp hình sự này; còn người được áp dụng là người bị xâm hại. Thông thường hiện nay, biện pháp công khai xin lỗi được áp dụng kèm theo với việc bồi thường thiệt hại về tinh thần. Vậy tương xứng giữa hai biện pháp này cũng cần phải có quy định cho rõ ràng, và có định mức, định lượng cụ thể với tính nguy hiểm, và mức độ phạm tội. Ngoài ra, cần phải làm sáng tỏ chế tài nếu như không thi hành biện pháp buộc công khai xin lỗi thì như thế nào, ai sẽ có trách nhiệm giám sát và thi hành biện pháp tư pháp này.
+ Pháp luật tố tụng hình sự: Cần quy định cụ thể, rõ ràng trình tự, thủ tục áp dụng tương xứng với các quy định về nội dung biện pháp "Trả lại tài sản, công khai xin lỗi", nhất là với "công khai xin lỗi".
Trình tự, thủ tục áp dụng trả lại tài sản cho người bị hại, thời gian áp dụng cụ thể, chế tài phạt nếu như chậm thực hiện hoặc không thực hiện việc trả lại tài sản hoặc bồi thường thiệt hại phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật tố tụng hình sự.
Việc áp dụng công khai xin lỗi phải được thực hiện theo quy trình nào: Chỉ cần nói miệng, hay cần phải lập thành biên bản, có cần người chứng kiến không (nếu có thì là ai, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hay tổ chức khác, hoặc chỉ cần là làng, xã, hàng xóm…); xin lỗi công khai thực hiện trước cộng đồng dân cư, hay trên phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu người bị áp dụng biện pháp tư pháp hình sự "buộc công khai xin lỗi", không thực hiện thì sao, việc cưỡng chế này sẽ do tổ chức, cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền nào có trách nhiệm với việc này.
+ Pháp luật thi hành án hình sự: Luật Thi hành án hình sự hiện hành, ngoài việc đưa ra các tiêu chí, nguyên tắc thi hành án đối với biện pháp tư pháp nói chung cần đi sâu hơn vào quy định chi tiết việc thi hành biện pháp "Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi":
Cơ quan có trách nhiệm thi hành, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành biện pháp tư pháp này:
Mặc dù đây là một biện pháp tư pháp hình sự nhưng bản thân nó cũng mang tính chất dân sự, do đó chủ yếu việc thi hành biện pháp tư pháp này là do các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện. Nhưng việc chấp hành biện pháp tư pháp này một cách nghiêm chỉnh và có hiệu quả là căn cứ để xem xét miễn giảm hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội đó mà lại do các cơ quan thi hành án dân sự thực hiện thì việc xem xét và thi hành khiến việc kiểm tra, giám sát và báo cáo không mang lại kết quả cao.
Đối với trường hợp những người bị kết án chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự và bị buộc chấp hành biện pháp tư pháp mà không phải chịu hình phạt tù có thời hạn, thì việc thi hành biện pháp này nên được giao cho cơ quan chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi người bị kết án sinh sống hoặc làm việc thi hành. Việc quy định chi tiết cơ quan thi hành các biện pháp tư pháp này không chỉ giúp cho việc tiến hành tố tụng được thuận lợi hơn, mà còn tạo điều kiện cho việc xét giảm thời gian chấp hành hình phạt, đảm bảo mục đích của việc áp dụng biện pháp tư pháp.
Trong quá trình thi hành: Trong trường hợp người phạm tội và người bị thiệt hại có thể thỏa thuận được với nhau ngay từ giai đoạn điều tra truy tố về mức bồi thường, thì cơ quan tiến hành tố tụng (cụ thể là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát) áp dụng biện pháp tư pháp trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; các cơ quan này có trách nhiệm ra quyết định bắt bồi thường thiệt hại và miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội.
Nếu như hai bên không thỏa thuận được về việc này, thì Cơ quan điều tra và Viện kiếm sát không được ra bất cứ quyết định nào mà phải chuyển tất cả hồ sơ cho Tòa án, rồi sau đó đề nghị Tòa án tiến hành theo thủ tục tố tụng thông thường.
Biện pháp "Buộc công khai xin lỗi" chỉ do duy nhất Tòa án áp dụng (quyết định) trên cơ sở tự nguyện của người phạm tội và sự đồng ý của người bị thiệt hại và chỉ áp dụng đối với trường hợp gây thiệt hại về tinh thần. Nếu như người bị thiệt hại đồng ý không cần công khai xin lỗi mà đổi lại sẽ bồi thường bằng tiền, vật; thì có thể quy đổi hoặc không cần áp dụng "bắt buộc chữa bệnh" nữa có được không.
Việc thi hành các biện pháp nêu trên phải được báo cáo với Tòa án hoặc là Cơ quan điều tra hoặc là Viện kiểm sát đã ra quyết định áp dụng. Việc thi hành các biện pháp tư pháp phải đặt dưới sự kiểm soát của Viện kiểm sát.
Việc ghi nhận các điều kiện cũng như quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật thi hành án không chỉ đảm bảo tính đồng bộ, logic của việc thi hành các biện pháp tư pháp mà còn giúp cho việc thi hành trên thực tiễn có thể được thi hành một cách hiệu quả nhất.
* Về biện pháp Bắt buộc chữa bệnh
Cần phải quy định cụ thể về các trường hợp phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đối tượng áp dụng là người đang có bệnh lý bị hạn chế về nhận thức, điều khiển hành vi. Cụ thể là:
- Bệnh lý này được xác định trên cơ sở nào? Có cần xác nhận cơ sở y tế hay không? Nếu có thì ở cấp huyện, tỉnh; bệnh viện đa khoa hay bệnh viện chuyên khoa về tâm thần? Việc xác nhận bệnh lý này phải được lập thành bệnh án, và do cơ quan có thẩm quyền xác nhận hay chỉ cần mô tả, và được xác nhận.
- Việc bắt buộc chữa bệnh ngoài việc áp dụng đối với người đã phạm tội, có thể áp dụng với người chưa phạm tội; nhưng có khả năng lớn gây nguy hiểm cho xã hội hay không? Nếu người đang có bệnh lý này thường xuyên phát bệnh, có nhiều khả năng sẽ phạm tội, hoặc đã chớm phạm tội; thì việc yêu cầu bắt buộc chữa bệnh này rất cần thiết, và cần được quy định trong pháp luật hình sự càng sớm càng tốt. Việc đề nghị có thể do người nhà bệnh nhân, hoặc cơ quan, tổ chức tại địa phương tiến hành.
Thành lập "Bệnh viện tư pháp" hoặc một phòng tư pháp trong Bệnh viện tâm thần dành riêng cho những người bị bắt buộc chữa bệnh. Việc tách rời những người phạm tội bị bắt buộc chữa bệnh mặc dù tốn kém và phức tạp hơn, song có thể tạp điều kiện để tập trung điều trị cho người đó bằng những phương thức riêng, mà không ảnh hưởng đến những bệnh nhân khác.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ BIỆN PHÁP TƯ PHÁP TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
3.3.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp
Hiện nay chúng ta bước đầu đã có được hệ thống pháp luật về hình sự nói chung và về các biện pháp tư pháp nói riêng khá phong phú, với nhiều văn bản quy định một cách cụ thể (Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Nghị định số 52/2001/NĐ-CP…), song những quy định ấy mới chỉ được xây dựng bước đầu, mà chưa đi sâu, cụ thể để áp dụng mang tính tích cực và hoàn thiện.
Thực chất, những quy định đó mới chỉ mang tính hình thức, quy định sơ sài về cách áp dụng, thủ tục, trình tự mà chưa làm rõ được bản chất của việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp này sao cho phù hợp với thực tế và mang lại hiệu quả cao nhất.
Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật sao phù hợp với quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn nhằm tránh các thủ tục pháp lý rườm rà, không phù hợp với thực tiễn áp dụng và thi hành là việc hết sức cần thiết.
Đồng thời, cần phải tập trung vào việc đồng bộ và hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật thi hành án hình sự để việc áp dụng và thi hành các biện pháp tư pháp hình sự thuận tiện, rõ ràng và đạt hiệu quả cao hơn.
3.3.2. Giải pháp về tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có trách nhiệm áp dụng và thi hành biện pháp tư pháp
- Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng tham gia thi hành các biện pháp tư pháp
Để thực hiện những biện pháp tư pháp hình sự đúng pháp luật, chặt chẽ và mang lại hiệu quả cao nhất, việc tổ chức, phối hợp giữa các cơ quan tư pháp hình sự nói chung và cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói riêng là hết sức quan trọng. Mỗi chủ thể nêu trên khi tham gia vào hoạt động thực thi pháp luật đều có những vai trò và chức năng khác nhau, nhưng đều mang lại hiệu quả cho việc đấu tranh, phòng và chống tội phạm. Do đó, hoạt động thực thi pháp luật không chỉ mang tính pháp lý mà còn mang tính xã hội, tổng hợp tất cả các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị và là sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, cũng như cơ quan tiến hành tố tụng.
Sự phối hợp của các chủ thể pháp luật không chỉ mang lại tính xã hội, mà còn mang lại lợi ích chung cho Nhà nước, xã hội, nhân dân và có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác.
Để thực hiện sự phối hợp này một cách có hiệu quả, mang lại sức mạnh tập thể thì các chủ thể pháp luật này cần phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, linh hoạt, đồng bộ và liên tục. Cụ thể là: