ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------------
PHAN HỒNG THUỶ
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Có thể bạn quan tâm!
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 2
- Bản Chất Và Đặc Điểm Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.
- Phân Loại Và Đặc Điểm Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự.
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
------------------
PHAN HỒNG THUỶ
CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ
Mã số: 60 38 40
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH LÊ VĂN CẢM
Hà Nội - 2010
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 10
1.1. Khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự10
1.2. Bản chất và phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự13
1.2.1. Bản chất pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 13 1.2.2.Phân loại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 22
1.3. Ý nghĩa các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 24
1.3.1. Ý nghĩa về mặt pháp lý 24
1.3.2. Ý nghĩa về mặt chính trị 26
1.4. Phân loại các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 27
1.4.1. Phân loại căn cứ tính chất của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 27
1.4.2. Phân loại căn cứ vào ý nghĩa pháp lý của các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 29
CHƯƠNG 2: CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 34
2.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo pháp luật hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 34
2.1.1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trước khi pháp điển hoá 34
2.1.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự 1985 37
2.2. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự 1999 41
2.2.1. Tình tiết tăng nặng định khung 41
2.2.2. Tình tiết tăng nặng định tội 47
2.2.3. Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chung 49
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ - NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP 68
3.1. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự .68
3.2. Những hạn chế khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 97
3.2.1. Những hạn chế khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ..97 3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên 99
3.3. Các giải pháp khắc phục những hạn chế khi áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự 101
3.3.1. Tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật 101
3.3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự về tình tiết tăng nặng 103
3.3.3. Nâng cao trình độ nhận thức và áp dụng pháp luật của người tiến hành tố tụng 105
PHẦN KẾT LUẬN 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- BLHS: Bộ luật Hình sự
- TNHS: Trách nhiệm hình sự
- TTHS: Tố tụng hình sự
- TTTN: Tình tiết tăng nặng
- XHCN: Xã hội chủ nghĩa
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đã tồn tại từ khá lâu trong lịch sử từ sau khi giành được độc lập đất nước 1945, vấn đề các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng đã được nhắc đến và nằm rải rác ở các văn bản pháp lý mang tính đơn lẻ, không hệ thống như: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của Chính phủ quy định lại về mặt tội danh và hình phạt; Sắc lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc trừng trị đối với các hành vi phá hủy công sản; Sắc lệnh số 27/SL được ban hành ngày 28/02/1946 nhằm trừng trị các hành vi bắt cóc, tống tiền và ám sát. Sắc lệnh số 71/SL ban hành ngày 02/02/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia. Sắc lệnh đại xá ngày 20/10/1945, văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại đa số án được tuyên trong thời Pháp thuộc; Sắc lệnh số 113/SL ngày 20/01/1953 trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc (Điều 1 Sắc lệnh); Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946; Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970; Thông tư số 03- BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về các tội phạm và hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; v.v...
Đến Bộ luật hình sự năm 1985, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mới được ghi nhận chính thức như là những chế định độc lập trong pháp luật hình sự. Đến khi pháp điển hóa pháp luật hình sự Việt Nam lần thứ hai với việc thông qua Bộ luật hình sự năm 1999, các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng đã được sửa đổi, bổ sung và tiếp tục hoàn
thiện. Tuy nhiên, lần pháp điển hóa thứ hai này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về mặt lập pháp đối với chế định này, cũng như thực tiễn áp dụng nó. Chẳng hạn, cả hai Bộ luật hình sự năm 1985 và năm 1999 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, định nghĩa về khái niệm tình tiết định tội, tình tiết định khung. Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy những quy phạm của chế định này còn nhiều bất cập, một số quy định chưa chặt chẽ và thống nhất về nội dung, đặc biệt trong thực tiễn đời sống xã hội & thực tiễn pháp lý đang tồn tại nhiều trường hợp có thể áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự nhưng lại chưa được nhà làm luật Việt Nam ghi nhận và quy định trong Bộ luật hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về mặt khoa học những vấn đề về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và áp dụng các quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp hoàn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả của các quy định đã nêu trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành các bước để tiến hành pháp điển hóa pháp luật hình sự lần thứ 3 (sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 1999) không những có ý nghĩa lý luận-thực tiễn và pháp lý quan trọng, mà còn là vấn đề mang tính cấp thiết. Đây chính là lý do luận chứng cho việc tác giả quyết định lựa chọn đề tài “các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Là một trong những chế định quan trọng, chế định các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có liên quan mật thiết và chặt chẽ đến chế định hình phạt và nhiều chế định khác trong Luật hình sự, chính vì vậy nó được ghi nhận
trong pháp luật hình sự ở nhiều nước trên thế giới như: Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Thụy Điển; v.v...
Còn ở nước ta, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được quy định trực tiếp tại các điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được đề cập, phân tích trong một số Giáo trình và sách tham khảo như: 1) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997; 2) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 và 2003 (tái bản lần thứ nhất); 3) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam. Tập thể tác giả do GS. TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên. NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2003; 4) Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do PGS. TS. Võ Khánh Vinh chủ biên. Đại học Huế. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000; 5) . Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự-Đinh văn Quế- Sách tham khảo (2000), NXB Chính trị quốc gia. 6) Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 - Phần chung (NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) của ThS. Đinh Văn Quế...
Hoặc được đề cập trong một số bài viết khác trên các Tạp chí chuyên ngành như: 1) “ Về các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong BLHS 1999 và một số kiến nghị” – Trịnh Tiến Việt- Tạp chí Tòa án nhân dân số 13, tháng 7/2004; 2) “ Một vài ý kiến về chế định tái phạm, tái phạm nguy hiểm theo quy định của BLHS 1999”-Phạm Hồng Hải- Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2001; 3) “ Những bất cập trong một số điều khoản của BLHS và kiến nghị sửa đổi, bổ sung” – Nguyên Hồng- tạp chí Nghiên cứu lập pháp- số 91, tháng 01/2007; 4) “ Bàn về các tình tiết tăng nặng trong việc cá thể hóa TNHS và hình phạt”- Trịnh Tiến Việt- Tạp chí Kiểm Sát số 04/2003;
7) “ Cần thống nhất nhận thức khi áp dụng một số tình tiết định tội và định