Thực Trạng Quản Lý Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Sinh Viên

công việc chuyên môn của họ sau này. Đó là cơ hội để họ hiểu thêm về chuyên ngành và thông qua đó cũng giúp cho sinh viên nhận ra được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công việc chuyên môn sau này của mình. Ngoài ra, sinh viên còn cho biết lý do khác mà họ muốn học tiếng Anh là để sau này có thể chuyển nghề.

2.3.1.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học nói chung và bộ môn tiếng Anh nói riêng. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp, giúp sinh viên học tập tiến bộ. Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá sinh viên của GV, người quản lý sẽ nắm được chất lượng dạy và học ở từng GV, sinh viên. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học.

Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng giúp cho nhà trường biết được trình độ, năng lực của người học, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học. Nghiên cứu thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse chúng tôi thu được kết quả như sau:


Bảng 2.8. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh


S

TT

Nội dung quản lý

Gv đánh giá (%)

CBQL tự đánh giá (%)

Điểm

SL

Tốt

SL

Khá

SL

T.bình

SL

Yếu

SL

Kém

SL

Tốt

SL

Khá

SL

T.bình

SL

Yếu

SL

Kém

1

Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết qủa

học tập môn tiếng Anh

4

33.33

8

66.67

0

0

0

0

0

0

3

75

1

25

0

0

0

0

0

0

3.94

2

Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá

5

41.67

7

58.33

0

0

0

0

0

0

2

50

2

50

0

0

0

0

0

0

3.81

3

Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức kiểm

tra, đánh giá

3

25

5

41.67

4

33.33

0

0

0

0

1

25

3

75

0

0


0

0

0

2.56

4

Chỉ đạo, giám sát việc kiểm tra, chấm thi

4

33.33

8

66.67

0

0

0

0

0

0

1

25

2

50

1

25.00

0

0

0

0

3.81

5

Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi học

kỳ, năm học

8

66.67

4

33.33

0

0

0

0

0

0

3

75

1

25

0

0

0

0

0

0

4.25

6

Tổ chức kiểm tra, đánh giá cả 4 kỹ năng

(nghe, nói, đọc, viết)

1

8.33

7

58.33

4

33.33

0

0

0

0

1

25

3

75

0

0

0

0

0

0

3.06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 9


55

Kết quả khảo sát cho thấy:

- Hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh chủ yếu được đánh giá ở mức Tốt và Khá. Hai nội dung được đánh giá cao nhất là Tổ chức xây dựng chuẩn đánh giá và Tổng kết và rút kinh nghiệm sau mỗi học kỳ, năm học.

- Đặc biệt, một số nội dung còn khá nhiều ý kiến cho rằng chỉ đạt mức độ Trung bình như: Chỉ đạo đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá; Tổ chức kiểm tra, đánh giá cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết); Chỉ đạo, giám sát việc kiểm tra, chấm thi. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra, đánh giá và giám sát hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo cho hoạt động này được nghiêm túc, khách quan, phản ánh đúng trình độ, năng lực của người học. Tuy nhiên, theo số liệu thu được từ đánh giá của những người được hỏi, hoạt động này chưa thực sự được chú trọng. Việc đánh giá toàn diện cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc viết là yêu cầu bắt buộc đối với môn Ngoại ngữ nhưng có tới 1/3 giảng viên cho rằng hoạt động này chỉ đạt mức Trung bình. Điều đó đòi hỏi nhà trường cần phải quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quản lý để đánh giá thực chất, toàn diện, khách quan trình độ, năng lực học tiếng Anh của sinh viên.

- Có sự khác biệt giữa ý kiến của CBQL và GV về hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của sinh viên. CBQL đánh giá cao hơn GV về việc Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết qủa học tập môn tiếng Anh, ngược lại số ý kiến của GV đánh giá mức độ Tốt và Khá của việc

Chỉ đạo, giám sát việc kiểm tra, chấm thi cao hơn so với CBQL. Tuy nhiên, sử dụng công thức khi bình phương để kiểm định chúng tôi thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê

2.3.2. Thực trạng phương pháp quản lý

Phương pháp quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý nói chung, hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh nói riêng. Để tìm hiểu thực trạng phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV về

mức độ thực hiện và kết quả thực hiện các phương pháp quản lý qua câu hỏi 9 (Phụ lục 1). Kết quả cụ thể ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Thực trạng mức độ thực hiện phương pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh


Phương pháp quản lý

Mức độ thực hiện

Tổng điểm

Thứ bậc

RTX

(4đ)

TX

(3đ)

ĐK

(2đ)

CBG

(1đ)

Phương pháp tâm lý - giáo dục

28

15

8

0

51

2

Phương pháp hành chính - tổ chức

32

18

4

0

54

1

Phương pháp kinh tế

24

15

10

0

49

3

Số liệu bảng 2.9 cho thấy:

Căn cứ tổng điểm mức độ thực hiện các phương pháp quản lý của hiệu trưởng: Phương pháp hành chính - tổ chức được thực hiện nhiều nhất (54 điểm) - phương pháp thông qua việc đề ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ban giám hiệu, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của tổ chuyên môn được thông qua hội đồng sư phạm nhà trường để quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh.

Xếp thứ 2 là phương pháp tâm lý - giáo dục với tổng điểm mức độ thực hiện là 51 điểm.

Phương pháp ít được CBQL sử dụng nhất là phương pháp kinh tế (49 điểm). Thực tế tại trường CĐSP Pakse chuyên hiện nay, các GV bộ môn có thành tích trong đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi rất được quan tâm, khen thưởng, động viên kịp thời.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse

Căn cứ vào các văn bản báo cáo kết quả thực nhiệm vụ và báo cáo tổng kết hàng năm của Trường CĐSP Pakse; Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng đã nêu ở trên có thể đi đến một số đánh giá về công tác quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse như sau:

2.5.1. Những ưu điểm và kết quả chính

+ Giảng viên đã sử dụng đa dạng phương pháp giảng dạy trong giờ tiếng Anh như: Đóng vai, hoạt động nhóm, thảo luận, trực quan nghe nhìn …

+ Các cán bộ quản lý và giảng viên tiếng Anh chú ý tới việc dạy học tiếng Anh.

+ Vào đầu mỗi năm học, khoa Ngoại ngữ đều làm tốt công việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị cho giảng viên tiếng Anh. Thường xuyên tổ chức chuyên đề, hội thảo, hội giảng về bộ môn tiếng Anh để giảng viên có cơ hội trao đổi rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy. Chỉ đạo chặt chẽ việc tự học tự bồi dưỡng của giảng viên, tạo điều kiện và cử giảng viên đi học cao học để nâng chuẩn.

+ Khoa ngoại ngữ xây dựng tốt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ các năm học, đồng thời đã tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.

+ Nhà trường quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chuyên môn của giảng viên, nâng cao hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn.

+ Trong những năm gần đây không có tình trạng CBQL, giảng viên vi phạm quy chế chuyên môn, chế độ làm việc, vi phạm việc thực hiện chương trình cũng như các chính sách đối với CBQL, giảng viên.

2.4.2. Những nguyên nhân và hạn chế

+ Đa số sinh viên không có kiến thức cơ bản môn tiếng Anh trước khi học.

+ Một số sinh viên không tự học, chỉ đợi giờ lên lớp.

+ Một số giảng viên năng lực chuyên môn hạn chế, chậm đổi mới nhất là ở khâu khai thác kiến thức và PPDH.

+ Việc phổ biến, áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào giảng dạy trong nhà trường còn hình thức, chưa hiệu quả.

+ Việc quản lý đánh giá, xếp loại sinh viên của giảng viên chưa thật chặt chẽ dẫn đến đánh giá của giảng viên chưa phản ánh đúng chất lượng thực của sinh viên.

Kết luận chương 2


Sự nghiệp giáo dục nói chung, công tác quản lý nhà trường mà trọng tâm là quản lý chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse nhìn chung đã được Hiệu trưởng và CBQL quan tâm. Đội ngũ giảng viên còn trẻ, được đào tạo chính quy, có phẩm chất đạo đức tốt, có tâm huyết với nghề, có ý thức trong việc tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện tốt quy chế chuyên môn: lên lớp đúng giờ, quản lý nền nếp học tập của sinh viên trên lớp, dạy đúng nội dung chương trình, đảm bảo đúng tiến độ thực hiện, việc ra đề và tổ chức thi, kiểm tra nghiêm túc. Vai trò tổ chức, quản lý, giám sát các hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn đã được phát huy song HĐDH và quản lý HĐDH môn tiếng Anh trong nhà trường còn có nhiều tồn tại và hạn chế sau đây:

Đội ngũ giảng viên tiếng Anh nhìn chung có tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều.

Giảng viên không được thường xuyên tham dự các lớp học bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng soạn giảng, phương pháp giảng dạy mới, nên PPDH của giảng viên hiện nay còn nặng về thuyết trình, chưa phát huy được tính chủ động của người học. Chất lượng tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn của giảng viên chưa cao, giảng viên chưa đầu tư nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu.

Trình độ tiếng Anh của sinh viên còn thấp bởi vì kiến thức cơ bản tiếng Anh của sinh viên còn hạn chế. Do đó, chất lượng dạy học tiếng Anh trong nhà trường chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.

Dùng chương trình, nội dung theo Bộ giáo dục và Thể thao đã quy định.

Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học tiếng Anh chưa thực sự khoa học, khách quan.

Phương tiện dạy học còn thiếu, chưa phù hợp với yêu cầu và đặc thù của môn học tiếng Anh.

Nhà trường chưa quan tâm, tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong chương trình học tiếng Anh cho sinh viên.

Qua khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh tại Trường CĐSP Pakse cho thấy mặc dù nhà trường cũng đã có những biện pháp để quản lý công tác này song vẫn còn có những biện pháp chưa được chú trọng cũng như việc thực hiện các biện pháp chưa liên tục và đồng bộ, đôi khi còn thiếu sự nhất quán.

Xuất phát từ cơ sở lý luận, thực trạng quản lý dạy học tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse, tác giả đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PAKSE NƯỚC CHDCND LÀO‌

3.1. Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các biện pháp nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo của nhà trường thông qua việc tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh. Những biện pháp nêu ra nhằm từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy học tiếng Anh trong nhà trường. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những biện pháp đề xuất không yêu cầu tốn kém nhiều nguồn lực nhưng lại mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại Trường CĐSP Pakse

- Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Muốn phát huy được sức mạnh tổng hợp của các biện pháp QL thì các biện pháp phải đảm bảo đồng bộ, không mâu thuẫn, không tách rời nhau. Mỗi biện pháp có một ưu thế riêng, các biện pháp được thực hiện đan xen bởi chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhằm tác động đến nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được QL.

Trong QL quá trình dạy học cần chú trọng QL các yếu tố cơ bản: Quán triệt mục tiêu kế hoạch và nội dung chương trình dạy học; xây dựng các điều kiện cần thiết cho hoạt động dạy học như: Đội ngũ GV, cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, mối quan hệ trong việc lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra… nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Các yếu tố đó vừa là đường lối chiến lược, đồng thời cũng là giải pháp chiến thuật trong từng giai đoạn cụ thể.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023