Thực Trạng Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Trường Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Hải Hà, Tỉnh Quảng Ninh Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Hướng dẫn nhiệm vụ năm học; Kế hoạch đổi mới PP giảng dạy, đổi mới KTĐG theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Báo cáo sơ kết học kì; Báo cáo tổng kết năm học; Kế hoạch hoạt động chuyên môn năm học; Kế hoạch hoạt động từng tháng; PPCT nhà trường. Tổ chức nghiên cứu hồ sơ của TCM và GV dạy Tiếng Anh; qua đó thu thập các minh chứng cụ thể làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận định khái quát về quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Phương pháp điều tra: Phát phiếu cho các đối tượng đã xác định và thu về để xử lý. Các phiếu thu được sẽ phân loại phiếu điền đủ thông tin, phiếu không đủ thông tin; các câu hỏi theo thang các mức độ được quy ra điểm số trung bình, xác định theo tỷ lệ % và điểm TB. Các câu mở tổng hợp theo các nhóm ý kiến để đưa ra nhận định chung.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để khảo sát về thực trạnghoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả đã dùng phiếu hỏi ý kiến của 16 GV, 300 học sinh và 04 cán bộ QLGD về các vấn đề như thực hiện chương trình; sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; sử dụng phương tiện, TBDH và kiểm tra, đánh giá học sinh môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả đánh giá thực trạng HĐDH môn tiếng anh ở các trường THCS huyện Hải Hà theo chương trình giáo dục phổ thông mới như sau:

2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV và CBQL nhà trường về sự cần thiết của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Bảng 2.7: Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và

phụ huynh học sinh về vị trí, vai trò của hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở


Đối tượng điều tra

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

SL

(%)

SL

(%)

SL

(%)

Cán bộ quản lý (04)

4

100

0

0

0

0

Giáo viên (16)

12

75

4

25

0

0

Học sinh (300)

200

66.67

80

26,67

20

6,66

Tổng (320)

216

67,5

84

26,25

20

6,25

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới - 8

Theo kết quả khảo sát của bảng trên cho thấy: Đa số ý kiến đều khẳng địnhdạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới là rất cần thiết và cần thiết (100% ý kiến của CBQL và GV, 93,34% ý kiến của HS). Kết quả này chứng tỏ CBQL. GV và HS đều nhận thức đúng về tầm quan trọng và sự cần thiết của dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt độngdạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đặc biệt, khi phỏng vấn các CBQL và GV tiếng Anh: “Xin thầy/cô cho biết ý kiến của mình về sự cần thiết của việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay?”. Kết quả phỏng vấn là hầu hết CBQL và GV cho rằng: việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới dạy là rất cần thiết và cần được đặc biệt quan tâm. Học sinh học tốt môn Tiếng Anh sẽ có được những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tốt và làm cơ sở để học tập các môn học khác trong nhà trường cũng như hội nhập và phát triển. Đặc biệt hơn, các kĩ năng học sinh rèn luyện được sau khi học môn tiếng Anh sẽ giúp ích các em rất nhiều trong cuộc sống và nghề nghiệp sau này.

Cô Nguyễn Hải Yến – Trường THCS thị Trấn Quảng Hà cho biết: “Việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong giai đoạn hiện nay không chỉ là rất cần thiết mà còn là yêu cầu bắt buộc theo chỉ đạo của Bộ và Sở GD&ĐT Quảng Ninh về thực hiện CTGD phổ thông hiện hành về hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Riêng “Môn Tiếng Anh là một môn học khó đối với HS THCS của huyện Hỉa Hà bởi những đặc thù vùng miền và đặc điểm tâm sinh lý tuổi HS THCS”. Do đó, việc thay đổi nhận thức của GV và HS về việc dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở được nhà trường quan tâm.

Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ HS THCS cho rằng dạy học môn Tiếng Anh ở trường ở các trường Trung học cơ sở huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới là không cần thiết (chiếm 6,66%). Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, bởi từ nhận thức đến thái độ và hành động học tập của ccs em là khoảng cách không xa. Nếu các em nhận thức là không cần thiết thì cũng có thể có thái độ học tập

chưa tích cức với môn học, không hứng thú học tập môn học và sẽ dẫn đến tình trạng lười học, không tự giác học tập, không tập trung học tập, không tham gia học tập đầy đủ và tích cực môn học, không làm bài học bài đầy đủ, kết quả học tập môn học không như mong đợi

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn tiếng anh ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 16GV và 4 cán bộ QLGD, số người trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 20 đồng chí. Cách thức điều tra gồm 10 nội dung.Mức độ đánh giá: Thường xuyên- 3 điểm, thỉnh thoảng- 2 điểm, chưa khi nào- 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.8:Thực trạng thực hiện nội dung chương trình dạy học môn tiếng Anh ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới


TT


Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện

X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào


1.

Thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông

mới


14


6


0


2.7


5


2.

Lựa chọn những nội dung theo phân phối chương trình, chuẩn

kiến thức kỹ năng


19


1


0


2.95


1


3.

Lựa chọn những nội dung kiến thức trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định và mục tiêu môn học, gắn với các tình

huống thực tiễn


12


8


0


2.6


6


4.

Giải thích những vấn đề mà HS sẽ gặp khó khăn khi tự đọc, tự nghiên

cứu SGK, tài liệu


18


2


0


2.9


2


5.

Nhấn mạnh những vấn đề mà HS

cần chú ý trong SGK và tài liệu tham khảo


11


7


2


2.45


7

6.

Bổ sung, cập nhật những thông tin mới

phù hợp

15

5

0

2.75

4

7.

Tăng cường một số nội dung trọng

tâm có trong nội dung ôn thi

6

13

1

2.25

9

8.

Thiết kế nội dung dạy học theo

chủ đề liên môn, tích hợp

5

12

2

2.05

10


9.

Giảm nội dung lý thuyết, tăng nội

dung thực hành, luyện tập, trải nghiệm


7


12


1


2.3


8

TT


Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện

X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào


10.

Tăng cường định hướng nội dung và hướng dẫn, hỗ trợ cho HS trong quá trình tự đọc, tự sưu tầm tài

liệu, tự học ở nhà


18


1


1


2.85


3


Qua khảo sát cho thấy, hầu hết GV và cán bộ QLGD đánh giá GV đã thực hiện đầy đủ các nội dung dạy học. Việc thực hiện các nội dung dạy học GV đã chú trọng đến việc dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, cụ thể: GV đã lựa chọn những nội dung quan trọng được quy định trong đề cương chi tiết học phần nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn; quá trình dạy học GV đã biết nhấn mạnh những vấn đề mà học sinh cần chú ý trong giáo trình và tài liệu tham khảo, tăng cường định hướng học sinh tự học, tự nghiên cứu từ đó phát huy năng lực tự học cho học sinh. Tuy nhiên, nhiều GV dạy học vẫn chú trọng vào những nội dung trọng tâm có trong nội dung ôn thi; nhiều GV chưa thiết kế dạy học tích hợp và dạy học liên môn; việc tăng cường nội dung thảo luận, xêmina trong giờ giảng vẫn còn hạn chế. Những hạn chế trên ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.3.3. Thực trạng sử dụng hình thức, phương pháp và kỹ thuât dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 16GV, số GV trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 16 đồng chí. Cách thức điều tra gồm 03 mục về PPDH (12 nội dung); hình thức tổ chức dạy học (10 nội dung) và kĩ thuật dạy học (16 nội dung).Mức độ đánh giá: Thường xuyên- 3 điểm, thỉnh thoảng- 2 điểm, chưa khi nào- 1 điểm. Kết quả thu được như sau: Bảng 2.9:Thực trạng sử dụng hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học môn

Tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới



TT

Các PP, KTDH và HTTC dạy học

Mức độ thực hiện

X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào

I.

PP dạy học






1.

Thuyết trình

15

1

0

2.35

1

2.

Vấn đáp

14

2

0

2.2

2

3.

Thực hành, nghiên cứu trường hợp

12

1

3

2.05

5

4.

Giải quyết vấn đề

13

1

2

2.15

3

5.

Thảo luận

13

0

3

2.1

4

6.

Đóng vai

9

2

5

1.8

10

7.

Dự án

9

1

6

1.75

11

8.

Trò chơi

11

1

4

1.95

7

TT

Các PP, KTDH và HTTC dạy học

Mức độ thực hiện

X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào

9.

Tình huống

12

0

4

2.0

6

10.

Bàn tay nặn bột

8

2

6

1.7

12

11.

Thông qua nghiên cứu khoa học

10

1

5

1.85

9

12.

Trải nghiệm

11

0

5

1.9

8

II.

HTTC dạy học






1.

Dạy học cả lớp

15

1

0

2.35

1

2.

Dạy học phân hóa theo nhóm

14

1

1

2.25

2

3.

Dạy học trong lớp bình thường

13

1

2

2.15

4

4.

Dạy học trong môi trường giả

định

14

0

2

2.2

3

5.

Dạy học trong môi trường thực tế

12

1

3

2.05

6

6.

Dạy học trong phòng học bộ môn

12

2

2

2.1

5

7.

Tự học

11

2

3

2.0

7

8.

Câu lạc bộ khoa học

11

1

4

1.95

8

9.

Tổ chức các hoạt động xã hội

10

1

5

1.85

9

10.

Hội nghị học tập

9

2

5

1.8

10

III.

Kĩ thuật dạy học






1.

Phỏng vấn nhanh

14

2

0

2.3

2

2.

Hỏi - đáp

15

1

0

2.35

1

3.

Tia chớp

14

0

2

2.2

4

4.

Động não

14

1

1

2.25

3

5.

Khăn trải bàn

8

0

7

1.55

13

6.

XYZ

9

0

7

1.7

11

7.

Lược đồ tư duy

10

1

5

1.85

8

8.

Kĩ thuật bể cá

6

1

9

1.45

15

9.

Kĩ thuật ổ bi

8

1

6

1.6

12

10.

Kĩ thuật “3 lần 3”

7

0

9

1.5

14

11.

Kĩ thuật hỏi và trả lời

9

1

6

1.75

10

12.

Kĩ thuật tranh luận: ủng hộ và

phản đối

13

0

3

2.1

5

13.

Trình bày 1 phút

12

1

3

2.05

6

14.

Kĩ thuật mảnh ghép

5

1

10

1.3

16

15.

Kĩ thuât chia sẻ nhóm đôi

11

1

5

1.9

7

16.

Kĩ thuật làm mẫu

10

0

6

1.8

9



Qua kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng trên cho thấy:

- Về PPDH: GV vẫn chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống như phương pháp thuyết trình, vấn đáp. Tuy nhiên, GV đã biết áp dụng các PPDH tích cực nhằm PTNL người học như: giải quyết vấn đề, thảo luận, thực hành, nghiên cứu trường hợp và tình huống. GV chưa tích cực trong việc sử dụng các PPDH hiện đại như dạy học dự án, đóng vai, bàn tay nặn bột…

- Về hình thức tổ chức dạy học: GV vẫn dùng các hình thức tổ chức dạy học cơ bản như: diễn giải, tiến hành tổ chức thảo luận, xêmina. Đối với các HTDH đòi hỏi học sinh phải tận dụng và phát huy tối đa năng lực của bản thân như: hội nghị học tập; tổ chức các hoạt động xã hội; câu lạc bộ… mặc dù đã được triển khai nhưng mức độ không thường xuyên.

- Về KTDH: GV đã triển khai hầu hết các KTDH hiện đại, tuy nhiên mới chỉ dùng lại ở các KTDH đơn giản, các KTDH phức tạp mang lại hiệu quả cao vẫn chưa được GV tiến hành thường xuyên.

Như vậy, muốn nâng cao hiệu quả HĐDH môn Tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đòi hỏi GV phải tích cực sử dụng các phương pháp, hình thức và KTDH hiện đại, đồng thời phải biết kết hợp đa dạng các phương pháp, hình thức và KTDH trong quá trình dạy học.

2.3.4. Thực trạng sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Để khảo sátthực trạng sử dụng các phương tiện, TBDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tác giả tiến hành khảo sát đối với 16GV, 4 cán bộ QLGD và 300 học sinh. Cách thức điều tra gồm 10 nội dung.Mức độ đánh giá: Thường xuyên- 3 điểm, thỉnh thoảng- 2 điểm, chưa khi nào- 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10: Thực trạng sử dụng các phương tiện, TBDH trong dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới


TT


Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện


X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào

1.

Sử dụng TBDH được trang bị

245

72

3

2.75

4

2.

Sử dụng máy tính, máy chiếu

252

66

2

2.78

2

3.

Sử dụng bảng phấn

255

64

1

2.79

1

4.

Sử dụng bảng tương tác

205

60

55

2.48

8

5.

Sử dụng máy quay phim, chụp ảnh

81

160

79

2.00

10

6.

Sử dụng internet

197

75

48

2.46

9

Sử dụng phim tư liệu

219

93

8

2.65

6

8.

Sử dụng giáo trình

247

71

2

2.76

3

9.

Sử dụng tài liệu tham khảo

238

59

23

2.67

5

10.

Sử dụng báo, tạp chí

210

72

38

2.53

7

7.

Qua bảng số liệu, có thể thấy, trong quá trình giảng dạy, GV chủ yếu sử dụng bảng phấn; sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo; để phục vụ HĐDH môn Tiếng Anh của mình theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Việc sử dụng các phương tiện, TBDH hiện đại như bảng tương tác, mạng internet; sử dụng máy quay phim, chụp ảnh… vẫn còn nhiều hạn chế, ít được GV tích cực sử dụng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả HĐDH môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Hải Hà.

2.3.5. Thực trạng sử dụng hình thức KTĐG dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Tác giả tiến hành khảo sát đối với 16 GV và 300học sinh, số người trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 316người. Cách thức điều tra gồm 7 nội dung.Mức độ đánh giá: Thường xuyên- 3 điểm, thỉnh thoảng- 2 điểm, chưa khi nào- 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.11: Thực trạng sử dụng hình thức KTĐG dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới


STT


Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện


X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào


1.

Đánh giá việc chuẩn bị bài, tự học của học sinh đồng thời công bố cho học sinh biết ý kiến đánh giá

của giáo viên có nhận xét cụ thể


203


71


42


2.50


3


2.

Tổ chức đánh giá qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ

theo đúng quy định


202


106


8


2.58


2

3.

Thực hiện đánh giá độ chuyên cần,

thái độ học tập của học sinh

157

97

62

2.30

5

4.

Kiểm tra bằng hình thức trắc

nghiệm khách quan

210

101

5

2.64

1

5.

Kiểm tra bằng hình thức tự luận

199

74

43

2.49

4

STT


Nội dung dạy học

Mức độ thực hiện


X

Thứ hạng

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

khi nào


6.

Tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá lẫn nhau trong các

giờ học


99


180


37


2.19


7

7.

Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt

động của cá nhân, sản phẩm nhóm

145

114

57

2.27

6


Kết quả khảo sát cho thấy GV đã thực hiện tốt việc đánh giá thường xuyên của học sinh, đánh giá thường xuyên đối với học sinh là việc đánh giá tổng thể dựa trên thái độ học, kết quả học, tự học của học sinh; GV đã làm tốt việc đánh giá chuyên cần, thái độ học tập của học sinh; tăng cường đánh giá việc chuẩn bị bài, tự học của học sinh đồng thời công bố cho học sinh biết ý kiến đánh giá của mình. Một số GV đã chú trọng trong đánh giá điểm sản phẩm nhóm, cho điểm tưởng sáng tạo của học sinh. Điều này thể hiện, các trường THCS huyện Hải Hà đã có nhiều biện pháp kiểm tra, đánh giá đảm bảo khách quan, công bằng đối với học sinh.

Tuy nhiên, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá chưa nhằm mang lại hiệu quả cao nhằm phát huy năng lực của học sinh, cụ thể như: GV chưa trả bài kiểm trabài tập của học sinh và có nhận xét về các bài làm đó, bởi hiện nay theo quy định thi, kiểm tra của các trường, bài thi của học sinh phải được lưu trữ theo quy định; do đặc thù môn học là tiếng Anh vì vậy chưa áp dụng hiệu quả hình thức thi; kiểm tra thực hành hay chưa tổ chức cho học sinh tự kiểm tra, đánh giá. Đây là những hạn chế làm ảnh hưởng đến dạy học môn Tiếng Anh theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho học sinh, đòi hỏi các trường THCS phải có biện pháp thích hợp khắc phục những hạn chế trong công tác kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

2.4.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Anhtheo chương trình giáo dục phổ thông mới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023