Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Anh Ở Trường Cao Đẳng Sư Phạm

động dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên trong nhà trường; những yêu cầu mang tính chất bắt buộc giảng viên và sinh viên phải thực hiện để đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học đối với môn học.

Phương pháp tổ chức hành chính là tối cần thiết trong công tác quản lý, nó được xem như những biện pháp quản lý cơ bản nhất để xây dựng nề nếp, duy trì kỷ luật trong nhà trường, buộc cán bộ, GV và học sinh phải làm tốt nhiệm vụ của mình.

1.4.3.2. Phương pháp tâm lý - xã hội

Là những cách thức tác động của người quản lý tới người bị quản lý, nhằm biến những yêu cầu của các cấp quản lý thành nghĩa vụ tự giác bên trong, thành nhu cầu của người bị quản lý. Phương pháp này thể hiện tính nhân văn trong hoạt động quản lý. Nhiệm vụ của phương pháp này là động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, đồng thời tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ. Các phương pháp tâm lý - xã hội bao gồm các phương pháp: giáo dục, thuyết phục, động viên, tạo dư luận xã hội, giao công việc yêu cầu cao,…

Nhóm phương pháp này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo. Ưu điểm của phương pháp này là phát huy quyền làm chủ tập thể và mọi tiềm năng của mỗi thành viên trong tổ chức, nói chung là phát huy được nội lực của cá nhân và tập thể. Vận dụng thành công phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên.

1.4.3.3. Phương pháp kinh tế

Là phương pháp tác động gián tiếp của người bị quản lý bằng cơ chế kích thích lao động qua lợi ích vật chất để họ tích cực tham gia công việc chung và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong trường CĐSPT, thực chất của phương pháp kinh tế là dựa trên sự kết hợp giữa việc thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của cán bộ, GV, sinh viên theo quy chế chuyên môn... với những kích thích có tính đòn bẩy trong trường. Kích thích việc hoàn thành nhiệm vụ bằng lợi ích kinh tế có ý nghĩa to lớn đối với tính tích cực lao động của con người.

Phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác độc lập của mỗi người trong công việc. Bản thân việc kích thích vật chất cũng đã chứa đựng sự cổ vũ về tinh thần. Đó là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động, phẩm chất, năng lực của mỗi người.

Phương pháp kinh tế thường được kết hợp với phương pháp hành chính - tổ chức. Hai phương pháp này luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau.

1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường cao đẳng sư phạm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

1.4.4.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường

Ở các trường CĐSP, hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động dạy học, hoạt động đào tạo sinh viên. Có thể nói, hiệu trưởng có năng lực quản lý tốt thì mọi mục tiêu giáo dục đặt ra mới trở thành hiện thực. Lý luận cũng như thực tế cho thấy, người hiệu trưởng không những cần có phẩm chất, kiến thức khoa học, nhận thức đúng đắn về lý luận dạy học đại học, ý nghĩa và sự cần thiết của dạy học Tiếng Anh cho sinh viên, mà còn cần có năng lực quản lý, hiểu được các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh... để từ đó quản lý chỉ đạo cán bộ GV thực hiện tốt mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên trong chương trình đào tạo.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 6

1.4.4.2. Yếu tố nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên

Nội dung, chương trình dạy học mang tính thiết thực, phù hợp sẽ kích thích, động viên sinh viên thực hiện tốt.

Phương pháp, hình thức dạy học thích hợp sẽ góp phần phát huy vai trò tích cực chủ động, sáng tạo của sinh viên, huy động họ tham gia vào quá trình đào tạo, tự đào tạo để hoàn thiện nhân cách.

Hình thức tổ chức quản lý người học sẽ phát huy vai trò cá nhân người học, khai thác tiềm năng và trí tuệ của họ, giúp họ phát triển nhân cách theo yêu cầu xã hội và mục tiêu của chương trình dạy học môn học.

1.4.4.3. Năng lực và phẩm chất sư phạm của giảng viên trong tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh

Nhiệm vụ quan trọng của việc dạy học môn Tiếng Anh cho sinh viên là giúp sinh viên hình thành và phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh trong học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ GV - những người trực tiếp truyền đạt kiến thức đến sinh viên là vô cùng quan trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của chương trình đào tạo đòi hỏi đội ngũ GV phải tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn. Đội ngũ GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của dạy học Tiếng Anh cho SV; có say mê, nhiệt huyết, linh hoạt, sáng tạo trong việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực thì mới có thể giúp sinh viên thực hiện tốt môn học.

1.4.4.4. Yếu tố sinh viên

Sinh viên trường CĐSP là lứa tuổi này đã hình thành, phát triển mạnh mẽ năng lực, tự ý thức và nhu cầu tự giáo dục, tự đào tạo. Tính tích cực của sinh viên, năng lực tự học là nhân tố quyết định kết quả cuối cùng của quá trình dạy học môn Tiếng Anh. Không ai có thể học thay, làm thay người học, mà phải bằng chính họ quyết định sự thành đạt của bản thân.

1.4.4.5. Yếu tố cơ sở vật chất

Quá trình dạy học môn Tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh có đảm bảo chất lượng và hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học. Sự đầu tư phù hợp về phòng học, thiết bị dạy học, giáo trình, học liệu t điều kiện cần và đủ để quản lý hiệu quả hoạt động dạy học môn học trong chương trình đào tạo sinh viên.

Kết luận chương 1


1. Từ cơ sở lý luận đã nghiên cứu có thể thấy rằng quản lý HĐDH nói chung và quản lý HĐDH tiếng Anh nói riêng là công việc khó khăn, phức tạp, bao gồm một chuỗi các yếu tố có liên quan mật thiết, biện chứng với nhau, đó là mục đích, nội dung, người dạy, người học, phương pháp dạy và học, việc

kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học,… đòi hỏi nhà quản lý phải có sự hiểu biết và sự tinh tế trong quản lý.

2. Quản lý HĐDH là nội dung cơ bản trong quản lý nhà trường. Quản lý tốt HĐDH trong đó bao gồm quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh với một số nội dung: quản lý thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn tiếng Anh, quản lý thực hiện và đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh, quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn tiếng Anh sẽ có tác dụng không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

3. Chất lượng của việc dạy học môn tiếng Anh ở trường CĐSP phụ thuộc rất nhiều vào tác động của chủ thể quản lý để điều hành và phối hợp giữa các yếu tố nêu trên với nhau như thế nào. Bởi vậy, cần thiết phải xây dựng được những biện pháp quản lý phù hợp, khoa học và có tính khả thi để quản lý tốt

HĐDH môn tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học này.

4. Để tăng hiệu quả quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở nhà trường CĐSP cần tập trung vào các nội dung: quản lý hoạt động dạy của thầy, quản lý hoạt dộng học của trò cùng những điều kiện cần thiết đảm bảo cho hoạt động dạy và học tiếng Anh. Trên cơ sở lý luận đó, tác giả tiến hành tìm hiểu thực trạng quản lý HĐDH môn tiếng Anh và công tác quản lý HĐDH môn tiếng Anh ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM PAKSE NƯỚC CHDCND LÀO‌

2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.1.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước CHDCND Lào

Trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) Pakse là trường công lập, được thành lập năm 1962 theo Quyết định của Bộ giáo dục và Thể thao có tên gọi theo tiếng Anh là “Pedagogical Colleges Pakse” với diện tích là 16 ha. Lúc mới thành lập, trường là cơ sở đào tạo giảng viên sơ cấp. Đến năm 1969, trường có 11 dãy nhà trong đó có 04 dãy nhà học, 04 dãy ký túc xá dành cho sinh viên, 01 nhà ăn, 01 bệnh xá và 01 dãy nhà dành cho Ban Giám hiệu nhà trường.

Trường CĐSP Pakse chủ yếu là đào tạo nguồn giáo viên cho hai tỉnh: Tỉnh Champasak và Attapu.

Trường là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng SV trở thành giáo viên cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có trình độ trung cấp, cao đẳng và cử nhân với 5 ngành học: Mầm non - Tiểu học; Toán - Lý; Hóa - Sinh; Văn học - Tiếng Lào; Địa lý -Lịch sử và Tiếng Nga. Hiện nay trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cho các trường học và đào tạo một số ngành nghề ngoài sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Pakse hiện có 210, trong đó có 195 giảng viên. Số giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên là 40 người, chưa có tiến sĩ mà chỉ có 05 nghiên cứu sinh, 150 đại học và 15 cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp.

Trường là đơn vị có mục tiêu đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của trường sư phạm, có lòng yêu nghề gắn bó với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến

thức và kỹ năng giáo dục, giảng dạy tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng tiếp cận với kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng được phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước.

2.1.2. Mục tiêu, nội dung và khách thể khảo sát

* Mục tiêu: Đánh giá nhận thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse. Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh của Trưởng khoa ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse; những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.

* Nội dung: Khảo sát thực trạng dạy học môn tiếng Anh và thực tạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse, bao gồm: Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học; quản lý PPDH, hình thức tổ chức dạy học; quản lý hoạt động dạy của GV tiếng Anh; quản lý hoạt động học của SV; quản lý kết quả dạy học và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

* Khách thể khảo sát:

- 4 cán bộ quản lý

-12 giảng viên tiếng Anh

-155 sinh viên khoa tiếng Anh, Giáo dục tiểu học - Mầm non, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội

2.1.3. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát:

Sử dụng phương pháp điều tra bằng anket. Tác giả xây dựng 3 mẫu phiếu điều tra dành cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên (Phụ lục 1,3). Phiếu hỏi tập trung khai thác các thông tin về thực trạng hoạt động dạy học môn tiếng Anh; thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh; quản lý thực hiện nội dung chương trình môn tiếng Anh; quản lý việc thực hiện và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Anh của SV…

Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên về hoạt động dạy học tiếng Anh hiện nay để thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài. Các câu hỏi phỏng vấn tập trung vào vấn đề: ý thức trách nhiệm của giảng viên trong quá trình lên lớp, việc sử dụng phương pháp giảng dạy của giảng viên, thực trạng các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh của sinh viên, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của nhà trường.

Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy và học môn tiếng Anh của giảng viên và học sinh Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse - nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào để thu thập thêm thông tin cho đề tài nghiên cứu như việc thực hiện nề nếp dạy và học của giảng viên và sinh viên, các kỹ năng tiếng Anh của sinh viên, việc thực hiện nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên.

- Cách xử lý số liệu: Sử dụng toán thống kê tính giá trị %, giá trị trung bình, xếp thứ bậc đối với các thông số đo đạc.

Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu như xác định tần số, tính tỉ lệ phần trăm, tính điểm trung bình, so sánh trung bình hai mẫu và nhiều hơn hai mẫu để kiểm định sự khác biệt về mặt thống kê giữa các nhóm khách thể.

- Kiểm định Anova một phía để so sánh nhiều hơn hai giá trị trung bình

- Kiểm định bằng khi bình phương để so sánh hai tỷ lệ Quy định cách tính điểm cho từng mức độ:

Tốt: 5 điểm; Khá: 4 điểm; Trung bình: 3 điểm; Yếu: 2 điểm; Kém: 1 điểm

Từ 4,51 - 5: Tốt

Từ 3,51 - 4,5: Khá

Từ 2,51 - 3,5: Trung bình

Từ 1,51 - 2,5: Yếu

Từ 1,00 - 1,5: Kém

2.2. Đánh giá của cán bộ, giảng viên, sinh viên về thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Cao đẳng Sư phạm Pakse

Khi tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy và học tiếng Anh trong nhà trường, tác giả tiến hành điều tra bằng phiếu đối với 16 cán bộ quản lý và giảng viên gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, phó khoa, tổ trưởng bộ môn, giảng viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh và 155 sinh viên các khoa Ngoại ngữ, Giáo dục tiểu học - Mầm non, khoa Khoa học xã hội, khoa Khoa học tự nhiên, với các vấn đề hỏi sau:

[1]. Giảng viên thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình

[2]. Giảng viên chuẩn bị giáo án, đề cương bài giảng, đồ dùng, phương tiện dạy học

[3] .Giảng viên chuẩn bị nhiều hoạt động để giảng dạy [4]. Thực hiện nề nếp lên lớp

[5]. Kiến thức chuẩn xác, gắn nội dung bài học với thực tiễn

[6]. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của sinh viên, chú trọng rèn luyện đủ 4 kỹ năng

[7]. Sử dụng TBDH hiện đại, ứng dụng CNTT trong bài dạy

[8]. Hướng dẫn sinh viên tự học, sưu tầm tài liệu, làm bài tập ở nhà [9]. Giảng viên giao bài tập cho sinh viên ở mỗi giờ lên lớp

[10]. Giảng viên tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên trong việc trao đổi nội dung bài học

[11]. Giảng viên cho bài tập sinh viên tìm tài liệu tham khảo để làm bài [12]. Tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa cho sinh viên

[13]. Tổ chức bồi dưỡng cho sinh viên học kém

[14]. Giao cho sinh viên giỏi nhiệm vụ giúp đỡ sinh viên học kém [15]. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập công bằng, chính xác

[16]. Trong mỗi giờ lên lớp, giảng viên kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của sinh viên

[17]. Giảng viên kích thích hứng thú học tập của sinh viên trong các giờ học [18]. Tổ chức hoạt động hỏi đáp kiến thức khoa học, các bài đã học

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.1:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023