Kết Quả Khảo Nghiệm Và Thực Nghiệm Sư Phạm

- Chỉ đạo giảng viên tiếng Anh giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức CNTT vào giảng dạy và tăng cường sử dụng phương tiện, TBDH hiện đại. Qua đó lựa chọn, động viên giảng viên tham dự Hội thi giảng viên dạy giỏi để giảng viên có điều kiện học hỏi trao đổi kinh nghiệm dạy học, đổi mới phương pháp dạy bộ môn, học tập các kỹ năng sử dụng TBDH hiện đại.

Trong quá trình chỉ đạo, Hiệu trưởng tổ chức quán triệt cho giảng viên nắm vững nội dung các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, những yêu cầu về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy,… Chỉ đạo giảng viên phải lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên. Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã lập, phát hiện những tồn tại và kịp thời điều chỉnh uốn nắn, sửa chữa để đạt được mục đích đề ra.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- CBQL nhà trường phải thấy được tầm quan trọng của tiếng Anh trong công cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước, ý thức sâu sắc được vai trò, tầm quan trọng của việc quản lý HĐDH tiếng Anh trong nhà trường.

- Giảng viên tiếng Anh nhận thức đầy đủ vai trò của mình trong việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, cố gắng khắc phục khó khăn để phấn đấu vươn lên.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để nâng cao chất lượng dạy học có nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse , chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nêu trên.Các biện pháp đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất.Biện pháp này là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp còn lại nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học.

Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn là trọng tâm của quản lý hoạt động dạy học, nếu quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tốt thì chất lượng đào tạo mới được cải tiến.

Hoạt động chuyên môn của nhà trường có mạnh hay không chính là ở đội ngũ GV vì họ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Do vậy cần thiết phải có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt, vững vàng về nghiệp vụ sư phạm, yêu người, yêu nghề đáp ứng với yêu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội. Họ cần phải được bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ, phát huy khả năng sư phạm và đổi mới phương pháp. Hơn nữa, đội ngũ GV giỏi nghề, chuyên nghiệp thì mới thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

Bên cạnh đó, GV muốn dạy tốt thì phải bám sát mục tiêu chương trình. Mục tiêu chương trình dạy học là cơ sở lựa chọn nội dung giảng dạy, lựa chọn phương pháp giảng dạy, lựa chọn phương tiện giảng dạy và đánh giá được hiệu quả, giá trị của một bài giảng, một khóa giảng hay cả một chương trình. Quản lý tốt việc thực hiện đúng mục tiêu chương trình dạy học của GV sẽ giúp cho sản phẩm của dạy học đáp ứng được đúng mục tiêu đề ra.

Ngược lại, có các biện pháp quản lý hiệu quả để thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập của SV sẽ giúp cho việc thu thập thông tin phản hồi của hoạt động dạy học, qua đó có cơ sở để điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của môn học và đối tượng người học; đồng thời giúp SV nhìn lại việc học của bản thân và có định hướng phấn đấu để đạt kết

quả và thành tích cao hơn trong học tập. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ việc dạy học là điều kiện cần, song phải biết sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học đó và áp dụng CNTT vào giảng dạy một cách phù hợp mới hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

Có thể nói, các biện pháp quản lý trên có mối tương quan chặt chẽ, vì thế khi vận dụng cần linh hoạt, mềm dẻo và đồng bộ mới nâng cao được hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse.

3.4. Khảo nghiệm sư phạm

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Xác định tính cần thiết và bước đầu đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh ở trường. Thông qua khảo nghiệm để phát hiện những thiếu sót, hạn chế của các biện pháp đưa ra; bổ sung, điều chỉnh để hoàn thiện hơn.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tác giả trưng cầu ý kiến bằng phiếu đối với 16 người gồm Hiệu trưởng, Hiệu phó, khoa, tổ bộ môn và giảng viên tiếng Anh của nhà trường.

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm


Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm và thực nghiệm sư phạm



Số


Các biện pháp

Tính cần thiết (%)

Tính khả thi (%)


SL

Rất cần

thiết


SL

Cần thiết


SL

Ít cần thiết


SL

Không cần

thiết


SL

Rất khả

thi


SL

Khả thi


SL

Ít khả thi


SL

Không khả thi


1

Tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo quy chế chuyên

môn


10


62.5


6


37.5


0


0


0


0


6


37.5


10


62.5


0


0


0


0


2

Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn cho

sinh viên


11


68.75


5


31.25


0


0


0


0


8


50.00


8


50.00


0


0


0


0


3

Đổi mới công tác đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực cho

sinh viên


7


43.75


9


56.25


0


0


0


0


6


37.5


8


50.00


2


12.5


0


0


4

Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giảng viên

giảng dạy môn Tiếng Anh


14


87.5


2


12.5


0


0


0


0


4


25.00


11


68.75


1


6.25


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh cho sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Pakse nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 12


81

Nhận xét chung:

Số liệu bảng 3.1 cho thấy:

-Tất cả các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết với các mức độ khác nhau, đặc biệt là các biện pháp: Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giảng viên giảng dạy môn Tiếng Anh; Tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo quy chế chuyên môn; Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn cho sinh viên được tỷ lệ lớn cán bộ quản lý và giảng viên khẳng định là rất cần thiết. Tuy nhiên, mức độ khả thi của các biện pháp không tương xứng với mức độ cần thiết. Qua trao đổi với cán bộ quản lý và giảng viên chúng tôi được biết để thực hiện được các biện pháp này cần có nhiều điều kiện đi kèm mà nhà trường còn thiếu. Đặc biệt, trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, Nhà trường cần sự hỗ trợ của địa phương, từ nguồn ngân sách nhà nước.

Nhìn chung, những kết quả thu được từ khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp cho thấy các biện pháp đề xuất có thể áp dụng vào thực tế quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse , tác giả đề xuất 4 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn học này của nhà trường, đó là: Tăng cường quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo quy chế chuyên môn; Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn cho sinh viên; Đổi mới công tác đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên; Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giảng viên giảng dạy môn Tiếng Anh. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tất cả các biện pháp đều được đánh giá là

cần thiết với các mức độ khác nhau, tuy nhiên mức độ khả thi không tương xứng với mức độ cần thiết.

Những biện pháp này là kết quả của sự vận dụng, cụ thể hóa lý luận khoa học quản lý giáo dục vào quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh của Trường CĐSP Pakse và cần được ứng dụng và thực tế quản lý dạy học môn tiếng Anh của nhà trường trong tương lai.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.Kết luận


Quản lý hoạt động dạy học ở trường CĐSP có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Trong các cơ sở đào tao nói chung tài trường CĐSP Pakse nói riêng, quản

lý hoạt động dạy học luôn giử vai trò đăc

biệt guan tron

gtrông viêc

nâng cao

chât lươn

g đào tao.

Để khắc phục nhừ ng han chế trong công tác giảng dạy môn tiếng Anh ở

Trường CĐSP Pakse nhằn nâng cao hiệu qủa học tâp

của sinh viên, cùng với

nhừ ng biên

pháp đã và đang đươc

nhà trườ ng áp dụng, luân

văn đã nghiên cứ u

và đề xuất môt

số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở

Trường CĐSP Pakse, đó là:

- Tổ chứ c quản lý hoạt động môn tiếng Anh theo chuẩn.

- Đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực thực hành, thực tiễn cho sinh viên.

- Đổi mới công tác đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực cho sinh viên.

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho giảng viên giảng dạy môn Tiếng Anh.

̀ kết quả khảo sát thưc

traṇ g day

và học môn tiếng Anh ở Trường

CĐSP Pakse những nghiên cứu và những biên

pháp mà luân

văn ra sẽ giúp

nâng cao đươc

hiêu

quả giảng môn Tiếng Anh tác trườ ng.

2. Khuyến nghị

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, để nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh ở Trường CĐSP Pakse - Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Thể thao

Đổi mới chương trình đào tạo, giáo trình và bổ sung những tài liệu tham khảo đối với GV và SV để sử dụng trong quá trình thiết kế bài dạy, sử dụng dạy và học trên lớp cũng như tự học của SV.

Tăng cường đầu tư cho các trường CĐSP phương tiện thiết bị, kỹ thuật phục vụ DH tiếng Anh, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các phần mềm học tiếng Anh. Từng bước trang bị thêm những phương tiện DH hiện đại khác.

Tăng cường tập huấn về đổi mới PPDH nhằm tạo điều kiện cho giảng viên giảng dạy môn Tiếng Anh chủ động trong việc giảng dạy theo định hướng đổi mới PPDH và giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập, rèn luyện khả năng tự học cho sinh viên.

Chỉ đạo sâu sát việc nâng cao chất lượng quản lý giáo dục ở các nhà trường nói chung, trường CĐSP nói riêng.

2.2. Đối với Trường CĐSP Pakse

- Cần triển khai đầy đủ, kịp thời chủ trương của Bộ giáo dục và Thể thao về việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học.

- Chỉ đạo sâu sát công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh: đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại để học ngoại ngữ như máy chiếu, băng đĩa, xây dựng phòng lab để đảm bảo cho giảng viên có đủ điều kiện và phương tiện rèn luyện toàn bộ các kỹ năng cho sinh viên.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên dạy tiếng Anh được tham gia các lớp, khóa tập huấn bồi dưỡng năng lực quản lý, về phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/02/2023