Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội, Giáo Dục Đào Tạo Ở Địa Phương

Kết luận chương 1


Từ cơ sở lý luận đã nêu, chương 1 đã hệ thống hóa các lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS, đó là:

Các khái niệm cơ bản về quản lý, hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS;

Các khía cạnh lý luận về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS: Vị trí, vai trò môn Ngữ văn trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS; Tầm quan trọng của việc dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS (yêu cầu; nội dung; phương pháp; hình thức; kết quả kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS)

Các khía cạnh lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS được đề cập theo khía cạnh: Quản lý HĐDH là nội dung cơ bản trong quản lý nhà trường. Quản lý tốt HĐDH trong đó bao gồm quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới với một số nội dung: quản lý thực hiện nội dung; chương trình dạy học; đổi mới phương pháp dạy học; kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học…

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS bao gồm: Năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường; Yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS; Năng lực và phẩm chất của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn; Tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức; Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn ngữ văn trong nhà trường.

Những nội dung nêu trên tạo nên khung lý luận cần thiết và định hướng cho nghiên cứu của chúng tôi ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁI,‌

TỈNH QUẢNG NINH


2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo ở địa phương

2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội Thành phố Móng Cái

Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, nằm giáp biên giới Trung Quốc ở phí Bắc và Đông Bắc, Phía Đông - Đông Nam tiếp giáp với Biển Đông; Phía Tây Bắc giáp huyện Hải Hà. Thành phố có địa hình ở phía Bắc là đồi núi, địa hình thoải dần ra biển,có cửa khẩu quốc tế Móng Cái tiếp giáp với vùng duyên hải rộng lớn của miền nam Trung Quốc, có 50km bờ biển. Móng Cái có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển, địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành 3 vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc; vùng trung du ven biển và vùng hải đảo. Móng Cái có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của biển nên nóng ẩm và mưa nhiều.

Về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố tiếp tục tăng trưởng tốt, tính năm 2019, tổng khách du lịch tăng 8% cùng kỳ; tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) phần thu nội địa từ thuế, phí đạt tiến độ kế hoạch so với dự toán tỉnh giao. Thực hiện chủ đề công tác năm gắn với các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh được triển khai nghiêm túc ở các cấp, các ngành, góp phần thúc đẩy khu vực dịch vụ có bước phát triển tốt.

Ngay từ đầu năm 2019, thành phố đã chủ động chỉ đạo, điều hành thực hiện dự toán ngân sách. Chỉ đạo rà soát các nguồn thu, giao nhiệm vụ thu các loại thuế, phí, thu khác ngân sách, tiền cho thuê đất gắn với quản lý địa bàn và chức năng quản lý của các ngành, địa phương. Tập trung chỉ đạo kiểm tra rà soát các nguồn thu thuế, thu phí, lệ phí tận thu, tăng thu, chống thất thu NSNN. Tổng thu NSNN ước thực hiện năm 2019 đạt 2.733,471 tỷ đồng; tăng 7,7% so với năm 2018, trong đó, thu nội địa ước đạt 1.170 tỷ đồng tăng 3% dự toán tỉnh giao, tăng 3,8% cùng kỳ.

Như vậy điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội rất ổn định là một điều kiện hết sức thuận lợi giúp nhân dân có thu nhập ổn định, đời sống đảm bảo, các hoạt động về giáo dục, an ninh, quốc phòng được giữ vững.

2.1.2. Khái quát về các trường THCS được khảo sát

Qua bảng số liệu 2.1 có thể thấy tính đến năm học 2018-2019, quy mô các trường THCS trên địa bàn là 17 trường, quy mô về số lớp và số học sinh không ngừng tăng qua các năm. Cụ thể: năm học 2016-2017: toàn thành phố có 17 trường THCS, 335 lớp, 11.773 học sinh và 113 giáo viên dạy môn ngữ văn; năm học 2017-2018: có 17 trường THCS, 332 lớp, 11.717học sinh và 112 giáo viên dạy môn ngữ văn; năm học 2018-2019: có 17 trường THCS, 334 lớp, 11.749 học sinh và 112 giáo viên dạy môn ngữ văn.

Bảng 2.1: Tình hình giáo dục THCS thành phố Móng Cái qua một số năm


Năm học

Số trường

Số lớp

Số HS

Số GV dạy học

môn ngữ văn

2016-2017

17

335

11.773

113

2017-2018

17

332

11.717

112

2018-2019

17

334

11.749

112

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Kết quả tập môn ngữ văn tại các trường THCS trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017-2020 thể hiện qua hình 1 sau đây:

Hình 2 1 Kết quả học tập môn ngữ văn tại các trường THCS trên địa bàn 1

Hình 2.1: Kết quả học tập môn ngữ văn tại các trường THCS

trên địa bàn thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2017-2020

Nhìn vào hình 1 nhận thấy việc học tập môn ngữ văn của học sinh THCS trên địa bàn còn chưa đạt kết quả cao. Mặc dù tỷ lệ HS xếp học lực trung bình, yếu đã giảm nhưng vẫn còn, tỷ lệ HS đạt học lực giỏi và khá tăng nhưng chưa có tín hiệu tích cực, tỷ lệ HS học lực giỏi và khá của năm sau cao hơn khoảng hơn 1% so với năm trước. Như vậy, trong thời gian tới, các trường THCS tăng cường hơn nữa kỷ cương, kỷ luật đối với cán bộ dạy học môn ngữ văn. Thực hiện đánh giá, phân loại giáo viên dạy môn ngữ văn theo chuẩn. Thường xuyên kiểm tra kịp thời chấn chỉnh hoạt động dạy và học môn ngữ văn, có như vậy kết quả học tập môn ngữ văn mới chuyển biến tích cực và đem lại hiệu quả giáo dục tốt cho trường.

2.2. Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát

2.2.1. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng về quản lý và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.3. Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu

- Phương pháp khảo sát:

Chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: quan sát, đàm thoại, điều tra bằng bảng hỏi... Trong đó điều tra bằng bảng hỏi được xem là phương pháp cơ bản.

Để khảo sát chúng tôi đã thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra đối với các khách thể: cán bộ quản lý và giảng viên (phụ lục 1,2); học sinh (phụ lục 3); Phiếu khảo nghiệm (phụ lục 4).

- Phương thức xử lý số liệu

Sau khi thu thập số liệu đã phát, chúng tôi tiến hành nhập dữ liệu 315 phiếu (trong đó 35 cán bộ quản lý, 120 giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ Văn và 160 học sinh ở các trường Trung học cơ sở được khảo sát).

Công cụ để xử lý số liệu trong nghiên cứu thực trạng của luận văn này là

phương pháp tính phân trăm theo công thức:


Trong đó a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt 2

Trong đó:

- a là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá.

- b tổng số phiếu được phát ra.

phương pháp tính giá trị trung bình có trọng số theo công thức:


n

fixi

n

X j =i 1

f

i 1i

Trong đó:

- j là tiêu chí cần đánh giá;

- x1, x2,..., xncác mức độ được đánh giá đối với một tiêu chí cần đánh giá (có

n mức độ được đánh giá, trong trường hợp này n = 3);

- f1, f2,...,fn là số lượng các ý kiến đánh giá về từng mức độ đạt được của mỗi


tiêu chí tương ứng mỗi mức độ cần đánh giá (x1, x2,..., xn ); X j là giá trị trung bình.

Phiếu khảo sát được thiết kế theo 03 phương án lựa chọn và mức điểm tương ứng: Rất quan trọng/Rất cần thiết/ rất phù hợp/ rất thường xuyên/Rất ảnh hưởng = 3 điểm Quan trọng/Cần thiết/ Phù hợp/ Đôi khi/ảnh hưởng = 2 điểm

Không quan trọng/không cần thiết/ không phù hợp/không bao giờ/không ảnh hưởng = 1 điểm

Dựa trên điểm số thu được của mỗi nội dung, tính điểm trung bình cho từng nội dung đó. Giá trị khoảng cách giữa các mức được tính theo phương án: (3-1)/3

= 0,67, ý nghĩa như sau:

từ 1-1,67: mức thấp

từ 1,68 - 2,34: mức trung bình

từ 2,35 - 3,00: mức cao

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS

Để đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS chúng tôi sử dụng hỏi câu hỏi số 1 (phụ lục 1,2), kết quả thu được ở bảng 2.2:

Bảng 2.2: Đánh giá của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS


STT


Nội dung

Mức điểm đánh giá


Xếp hạng

CBQL,

GV

HS

Chung


1

Hình thành và phát triển cho học sinh những

phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm


2,70


2,51


2,61


5

2

Bồi dưỡng tâm hồn, góp phần hình thành và

phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh

2,75


2,65

2,70

3


3

Giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng

Việt và văn học


2,66


2,68


2,67


4


4

Hình thành ở học sinh ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát

triển các giá trị văn hoá Việt Nam


2,72


2,70


2,71


2

5

Hình thành cho học sinh các năng lực đặc thù

của môn học Ngữ văn

2,85


2,80

2,83

1

6

Hình thành cho học sinh phương pháp học

tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu

2,66


2,49

2,58

6



2,72

2,64

2,68


Nhận xét bảng 2.2:

Bảng 2.2 cho thấy: Theo đánh giá chung của các khách thể điều tra, tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thể hiện ở mức độ cao = 2,72 điểm). Tất cả các nội dung trong bảng đều có mức độ đánh giá ở mức cao, với lần lượt là = 2,61; = 2,70; = 2,67; = 2,71; = 2,83; = 2,58.

Kết quả này cho thấy, nếu xét theo từng nội dung cụ thể trong bảng, mức điểm

đánh giá dành cho các nội dung có sự khác nhau đôi chút. Trong đó nội dung số 5 “Hình thành cho học sinh các năng lực đặc thù của môn học Ngữ văn” đạt = 2,85 có mức điểm cao nhất, nội dung 6 “Hình thành cho học sinh phương pháp học tập khoa học, biết cách tự học, tự nghiên cứu” đạt = 2,58 là thấp nhất. Hiệu trưởng các trường THCS đã thực hiện sát sao các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh, Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái về phổ biến, tuyên truyền đến GV về hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS.

Qua trò chuyện trực tiếp với một số học sinh chúng tôi nhận thấy hầu hết các em đều thấy được tầm quan trọng của việc học tập môn ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Về điều này em Nguyễn Trà M, học sinh lớp 7, trường THCS Hải Tiến chia sẻ: “Chúng em nhận thấy khi học tập môn ngữ văn giúp bản thân nhận thức các phẩm chất tốt đẹp mà HS cần có, nuôi dưỡng tinh thần văn hóa truyền thống dân tộc, phát triển nhân cách và nhất là được định hướng cách tự học, tự tìm tài liệu”.

Những căn cứ nêu trên là căn cứ quan trọng để giúp Hiệu trưởng thực hiện các mục tiêu, biện pháp quản lý hiệu quả.

2.3.2. Thực trạng về nội dung hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Nhằm đánh giá thực trạng về nội dung hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 1,2), kết quả thu được bảng 2.3:

Bảng 2.3: Đánh giá của các khách thể điều tra về nội dung dạy học môn Ngữ Văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS


STT


Tiêu chí

Tốt

Đạt

Chưa đạt

Tổng

điểm


Xếp hạng

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%



1

Nội dung chung môn

ngữ văn được xây dựng theo hướng mở


93


60,00


54


34,84


8


5,16


395


2,55


6


2

Thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung

liên môn và xuyên môn một cách hợp lí


93


60,00


47


30,32


15


9,68


388


2,50


7


3

Nội dung cụ thể về Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát

triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ


85


54,84


39


25,16


31


20,00


364


2,35


8


4

Nội dung Ngữ liệu bao gồm: Truyện và văn xuôi; Thơ và văn vần; Kịch; Ký; Văn bản nghị

luận; Văn bản thông tin


90


58,06


23


14,84


42


27,10


358


2,31


4

5

Kỹ năng về kỹ thuật

đọc, đọc hiểu

86

55,48

31

20,00

23

14,84

343

2,21

3


6

Kỹ năng về kỹ thuật viết, cách viết câu, đoạn,

văn bản


83


53,55


39


25,16


33


21,29


360


2,32


2

7

Kỹ năng nói

67

43,23

31

20,00

57

36,77

320

2,06

1

8

Kỹ năng nghe

71

45,81

39

25,16

45

29,03

336

2,33

5









2,33


Nhận xét bảng 2.3:

Bảng 2.3 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể điều tra thì việc thực hiện nội dung dạy học môn ngữ văn ở các trường THCS được đánh giá ở mức độ trung bình = 2,33). Tuy nhiên, các nội dung khác nhau trong bảng có mức điểm đánh giá khác nhau:

Những nội dung đạt đánh giá mức đánh giá cao gồm: nội dung 1 “Nội dung chung môn ngữ văn được xây dựng theo hướng mở”, nội dung 2 “Thực hiện quan điểm tích hợp các nội dung liên môn và xuyên môn một cách hợp lí”, nội dung 3 “Nội dung cụ thể về Ngữ âm và chữ viết; Từ vựng; Ngữ pháp; Hoạt động giao tiếp; Sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ” (với lần lượt = 2,55; = 2,50; = 2,35). Sở dĩ nội dung này có kết quả đánh giá cao là do qua khảo sát điều

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí