Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Ngữ Văn Theo Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Thcs Thành Phố Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh

khả năng, hứng thú trong học tập môn Ngữ văn cho HS. Công tác thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo chương trình phổ thông mới mặc dù đã được quan tâm chỉ đạo cũng như thực hiện những kết quả đạt được lại chưa như mong muốn, thiếu sự rõ nét. Đa phần việc kiểm tra, đánh giá được GV thực hiện chủ yếu tập trung thực hiện theo đúng quy chế, yêu cầu chung. Do đó mà chưa đánh giá được năng lực thực sự của HS.

2.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận GV Ngữ văn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Cả CBQL và GV Ngữ văn đều chưa mạnh dạn chủ động đổi mới công tác quản lý cũng như thực hiện dạy học theo chương trình GDPT mới. Một bộ phận HS chưa có ý thức động cơ học tập môn Ngữ văn đúng đắn, còn lười biếng, phương pháp tự học chưa tốt, thiếu tính tích cực trong học tập và đặc biệt là còn coi nhẹ, thậm chí là có tâm lí chán học Văn.

Mặt khác, ở một số bộ phận phụ huynh và học sinh nhận thức về tầm quan trọng của môn Ngữ văn còn hạn chế nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc xác định động cơ, mục tiêu học tập bộ môn ở học sinh.

Việc quản lý và vận dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới còn chưa hiệu quả, vì vậy mà tình trạng “học xuông”, “dạy xuông” vẫn diễn ra, chưa phát huy vai trò hỗ trợ các phương tiện trong DH môn Ngữ văn, cho nên dẫn tới những kết quả chưa được như mong muốn đề ra.

Một số CBQL nhìn chung còn theo kinh nghiệm, chưa thực sự đưa ra được các biện pháp quản lý hữu hiệu, thiết thực trong dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt sự thiếu quyết liệt và sự e ngại thiếu mạnh dạn trong đổi mới.

Tiểu kết chương 2


Từ những nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, có thể thấy:

CBQL các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã có những chỉ đạo đối với GV Ngữ văn tổ chức DH nhằm tiếp cận năng lực, phát huy vai trò trong tự học của HS. Các chuyên đề DH ngữ văn nhằm phát triển năng lực HS đã được triển khai và đưa vào vận dụng, đã đạt được những kết quả nhất định.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Công tác quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới còn tồn tại những mặt cần khắc phục: Chưa thực sự có kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra giám sát và đánh giá đối với việc dạy và học của GV và HS. Các chủ đề DH với môn Ngữ văn ở các nhà trường còn thiếu tính đa dạng; Công tác quản lý còn mang tính kinh nghiệm, thiếu sự đổi mới; Chưa thực sự phát huy hiệu quả trong việc đổi mới HTTC, phương pháp và phương tiện DH; Hoạt động kiểm tra, đánh giá năng lực của HS đối với môn Ngữ văn mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa thực sự có những thay đổi hiệu quả, rõ nét. Việc quản lý và vận dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho phù hợp với yêu cầu mới còn chưa hiệu quả, vì vậy mà tình trạng “học xuông”, “dạy xuông” vẫn diễn ra, chưa phát huy vai trò hỗ trợ các phương tiện trong DH môn Ngữ văn, cho nên dẫn tới những kết quả chưa được như mong muốn đề ra.

Trong quá trình quản lý hoạt động DH môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại trường THCS chịu tác động bởi các yếu tố: năng lực quản lý của hiệu trưởng nhà trường; năng lực và phẩm của giáo viên giảng dạy môn ngữ văn; yêu cầu dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS; tính tích cực của học sinh trong quá trình nhận thức; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học môn ngữ văn trong nhà trường.

Quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - 12

Như vậy, để việc quản lý dạy học môn Ngữ văn theo chương giáo dục phổ thông mới đạt được kết quả như kì vọng, thì cần nhiều hơn nữa, đồng bộ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa các biện pháp quản lý của CBQL nhằm tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn tồn tại.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI‌

Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH


3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Nguyên tắc này có tính xuyên suốt, chỉ đạo mọi hoạt động quản lý, hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Tất cả các hoạt động bao giờ cũng hướng tới mục đích đã đề ra. Mục đích gần là những mục tiêu cụ thể mà nhà quản lý (hiệu trưởng) và người học cần đạt được trong thời gian ngắn, là phương tiện để đạt mục đích dài hạn. Mục đích xa thường là hướng tới cách làm, cách ứng phó, cách giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn cuộc sống. Tính mục đích phải được quán triệt thường xuyên, xuyên suốt quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới, phải được phản ánh trong nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới của giáo viên.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Nguyên tắc này đòi hỏi việc đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của địa phương cũng như các yếu tố khách quan, chủ quan. Biện pháp quản lý dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS phải có cơ sở lý luận, thực tiễn rõ ràng, được xây dựng dựa trên các luận cứ khoa học, đáp ứng với những yêu cầu thực tế, đảm bảo tính khả thi cao

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Biện pháp quản lý dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS không nằm ngoài hệ thống quản lý giáo dục nói riêng và hệ thống quản lý xã hội nói chung. Nó càng không thể đứng bên lề của quá trình giáo dục. Mỗi biện pháp quản lý phải là một bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hệ thống và sự toàn vẹn của quá trình giáo dục. Các biện pháp đề xuất có thể bổ trợ cho nhau

trong mối quan hệ đồng bộ mang tính hệ thống và toàn diện. Mỗi biện pháp đề xuất đều có vai trò riêng của nó nhưng việc triển khai phải mang tính hệ thống, đồng bộ giữa các biện pháp được đề xuất.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải phát triển dựa trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết các mâu thuẫn nội tại trong việc quản lý dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Những biện pháp phải xuất phát từ điều kiện thực tiễn của địa phương và kế thừa những thành quả đã có, đảm bảo cho sự phát triển một cách bền vững.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp được đề xuất đều phải mang tính khả thi, phải được áp dụng trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh một cách có hiệu quả, phù hợp với GV và HS địa phương. Tính khả thi của các biện pháp phải được phát huy hiệu quả khi áp dụng vào thực tiễn dạy và học môn Ngữ văn ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phù hợp với thực tiễn

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch xây dựng chương trình giáo dục nhà trường, giúp GV biết cách xây dựng nội dung chương trình môn Ngữ văn và thực hiện chương trình dạy học môn Ngữ văn hiện hành theo yêu cầu của chương trình GD phổ thông mới hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng, CBQL phụ trách chuyên môn hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn và GV Ngữ văn tiếp tục rà soát nội dung DH trong sách giáo khoa hiện hành, tinh giảm những nội dung DH vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo quy định.

- Hiệu trưởng, CBQL phụ trách chuyên môn chỉ đạo tổ chuyên môn và GV căn cứ chương trình giáo dục THCS hiện hành với môn Ngữ văn từ đó rà soát, cấu trúc, sắp xếp lại nội dung DH phù hợp với thực tế nhà trường, thực tế quy định của bộ môn Ngữ văn.

- Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn bộ môn Ngữ văn triển khai tổ chức thẩm định và phê duyệt nội dung chương trình DH môn Ngữ văn qua từng năm học sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học bộ môn.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với cán bộ quản lý

- Hiệu trưởng bám sát kế hoạch của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT để lập kế hoạch về giảng dạy môn ngữ văn theo chương trình GDPT mới.

- Hiệu trưởng tổ chức cho GV được bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu học tập đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu của nội dung chương trình môn Ngữ văn khi có sự thay đổi. Nắm bắt sự chỉ đạo của ngành với chương trình giảng dạy môn Văn để thực hiện phù hợp, hiệu quả.

- Hiệu trưởng triển khai nghiêm túc để Tổ chuyên môn nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, yêu cầu đổi mới DH và các phẩm chất, năng lực cần phát triển cho HS.

- Hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn xác định mục tiêu môn học, năng lực cần đạt, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung hàng năm với môn Ngữ văn.

- Hiệu trưởng cần thường xuyên dự giờ để nắm bắt kịp thời, hiệu quả về kế hoạch, giáo án, năng lực… của GV Ngữ văn.

*Đối với tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch giảng dạy môn ngữ văn theo kế hoạch mà Sở, Phòng GD&ĐT yêu cầu.

- Triển khai nghiêm túc để GV dạy môn ngữ văn nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn, yêu cầu đổi mới DH và các phẩm chất, năng lực cần phát triển cho HS.

* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

- Xây dựng kế hoạch đăng ký bồi dưỡng cho TTCM

- Mỗi GV cần xác định mục tiêu môn học, năng lực cần đạt, tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung hàng năm với môn Ngữ văn.

- Đăng ký bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học môn ngữ văn cho bản thân.

- Nộp giáo án, kế hoạch trong DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới.

- Tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá kế hoạch DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới.

* Đối với học sinh

- Nghiêm túc thực hiện theo lộ trình kế hoạch học môn ngữ văn mà GV giao

- Chủ động tích cực học tập môn ngữ văn theo kế hoạch.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện các biện pháp

- Hiệu trưởng cần thường xuyên cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo yêu cầu mới với việc DH Ngữ văn theo chương trình GD phổ thông mới hiện nay để chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện.

- CBQL, GV Ngữ văn cần thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn, tổ chức tham quan các mô hình về xây dựng nhà trường, xây dựng nội dung môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng xây dựng quy chế đánh giá, các chế độ cho GV trong việc xây dựng nội dung chương trình bổ sung, hoàn thiện cho môn Ngữ văn.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp giáo viên biết lựa chọn phương pháp đổi mới các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực cảm nhận các tác phẩm văn học, tư duy, phương thức học tập suốt đời trong một xã hội học tập.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Hiệu trưởng tổ chức tuyên truyền, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV về nhu cầu cấp thiết của việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nói chung, đặc biệt với môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nói riêng.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức. Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải biết phát huy có chọn lọc tinh hoa phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại phải được thực hiện đồng bộ với các hình thức tổ chức dạy học để đạt hiệu quả cao. Hiệu trưởng nên khuyến khích giáo viên mở rộng các

hình thức dạy học như dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học qua kênh băng hình, dạy học ở trong lớp, ở ngoài lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khoá.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tư duy mới về phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Với mục đích phát triển tối đa năng lực của học sinh qua bài dạy, người giáo viên phải được chủ động lựa chọn nội dung kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của lớp học, không phụ thuộc hoàn toàn vào sách giáo khoa. Như vậy, cách kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện nội dung bài dạy cũng phải được đổi mới theo định hướng trên.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch cụ thể với các hoạt động trải nghiệm, gắn thực tế với chuyên môn, đặc biệt là môn Ngữ văn ở THCS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình trải nghiệm dựa trên nội dung phù hợp với bộ môn Ngữ văn, phù hợp với cấp học, với lứa tuổi học sinh.

- Hiệu trưởng thực hiện liên kết các tổ chức, trung tâm, địa phương trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho HS gắn liền với các chủ đề môn học.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp

* Đối với cán bộ quản lý

- Hiệu trưởng xây dựng chiến lược đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới riêng cho từng giai đoạn cụ thể đồng thời xác định được các mục tiêu cần đạt được nhằm tác động tích cực cho GV và HS, phụ huynh thấy rõ tầm quan trọng, tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

- Hiệu trưởng tích cực tổ chức cho GV tiếp cận với phương pháp dạy học mới qua tài liệu, băng hình, tham quan, học tập kinh nghiệm, dự giờ dạy mẫu của những GV cốt cán rút kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng chỉ đạo đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ đạo GV tích cực tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm học sinh. Không ngừng tăng cường tổ chức học tập qua các buổi tham quan thực tế để học sinh tiếp cận thực tế bằng nhiều cách: nghe, nhìn, cảm nhận, thảo luận,...

- Hiệu trưởng chỉ đạo GV thường xuyên đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh mà trước hết là đổi mới hình thức ra đề thi, coi thi trên lớp và chấm thi định kỳ, học kỳ với môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Hiệu trưởng luôn chủ động tích cực, tư duy mới trong cách đánh giá hoạt động dạy của giáo viên.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo đổi mới phương tiện dạy học sao cho hiệu quả. Khuyến khích GV dạy học môn môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới sử dụng các phiếu học tập, tăng cường vận dụng CNTT, dạy học đa phương tiện vào phục vụ hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đạt hiệu quả cao.

- Hiệu trưởng thường xuyên phát huy tối đa vai trò của tổ chuyên môn. Xây dựng được đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong đổi mới phương pháp dạy học để lôi cuốn diện đại trà cùng tích cực tham gia.

- Hiệu trưởng tích cực, hữu hiệu trong việc tổ chức kiểm tra, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới trong nhà trường một cách thường xuyên, định kỳ. Đưa việc thực hiện đổi mới phương pháp DH vào tiêu chuẩn thi đua từng năm học và nó phải trở thành hoạt động thường xuyên ở nhà trường.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo GV trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức trải nghiệm gắn với thực tế nội dung môn học.

* Đối với giáo viên giảng dạy môn ngữ văn

- GV dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới nhận diện được đầy đủ các phương thức học tập đa dạng, phong phú, tích cực của học sinh để tổ chức những hình thức dạy học phù hợp với cách học mới của học sinh, giúp học sinh học tập tích cực, độc lập, sáng tạo, tự giác.

- Luôn hướng hoạt động dạy học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới đến trọng tâm hình thành và bồi dưỡng phương pháp học, tự học ở học sinh, từng bước hướng học sinh tích cực, sáng tạo và làm chủ được hoạt động học tập. Điều này bắt đầu từ đổi mới việc xây dựng mục tiêu mỗi bài dạy môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- GV không ngừng tạo ra động lực, kích thích nhu cầu tự học và niềm tin vào khả năng tự học của học sinh. Học sinh không thể tự học tốt nếu các em thiếu niềm

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 24/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí