Kết quả khảo nghiệm ở bảng 3.2 cho thấy, phần lớn các ý kiến của cán bộ, giáo viên đều cho rằng, các biện pháp đề xuất là rất khả thi và khả thi. Cụ thể, biện pháp 1 và biện pháp 3 được đánh giá là rất khả thi, các biện pháp còn lại đều có điểm trung bình từ 2,25 đến 2,59, nghĩa là có nhiều ý kiến cho là khả thi và rất khả thi.
Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng trên chúng ta thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất tr í mức độ là cần thiết, rất cần thiết và mang tính khả thi, rất khả thi cao. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những tồn tại và ưu thế riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS huyện Lục Nam phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở các nhà trường THCS mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 3.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá vềmức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tên biện pháp | Mức độ cần thiết | Tính khả thi | Hiệu số ( X- Y) | (X- Y)2 | |||
Điểm trung bình | Thứ bậc | Điểm trung bình | Thứ bậc | ||||
1 | Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầuCTGDPT mới ở trường THCS | 2,79 | 2 | 2,76 | 1 | 1 | 1 |
2 | Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thể dụcđáp ứng yêu cầu CTGDPT mới | 2,63 | 4 | 2,5 | 5 | -1 | 1 |
3 | Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình | 2,68 | 3 | 2,59 | 3 | 0 | 0 |
4 | Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS | 2,51 | 5 | 2,49 | 4 | 1 | 1 |
5 | Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh | 2,86 | 1 | 2,66 | 2 | -1 | 1 |
6 | Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới | 2,46 | 6 | 2,25 | 6 | 0 | 0 |
7 | Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới | 2,79 | 2 | 2,76 | 1 | 1 | 1 |
Tổng | 5 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học
- Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Thể Dục Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Hoạt Động Dạy Học Môn Gdtc Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 16
- Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 17
- Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 18
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Áp dụng hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
R= 1 − 7 ∑(X−Y)²
n(n²−1)
Ta có kết quả như sau:
R= 1 − 7x4
7x35
= 0,89
3.5
3
2.5
2.5
2
1.5
Tính cần thiết
Tính khả thi
1
0.5
0
PX1
PX2
PX3
PX4
PX5
PX6
PX7
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Với hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0,89 cho phép kết luận: Giữa nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý mà tác giả nghiên cứu đề ra có mối tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ quan trọng như thế nào thì mức độ thực hiện cũng quan trọng tương đương như vậy.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đề tài đã đề xuất 7 biện pháp quản lí nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý dạy học môn GDTC.
Biện pháp thứ nhất nhằm nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới trong nhà trường. Khi có nhận thức đúng đắn, cần có đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện các mục tiêu GDTC đã đặt ra.
Vì vậy, biện pháp thứ 2 được chọn là bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Để góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động nội khoá. Đồng thời đề tài cũng đã đề ra biện pháp nhằm đa dạng hoá các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh và tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội, huy động các nguồn lực để đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC của các nhà trường THCS trên địa bàn huyện cũng như tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra đánh giá để có biện pháp khắc phục khó khăn, kịp thời động viên khuyến khích và biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDTC cho HS các trường THCS huyện Lục Nam,tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao tầm vóc cho HS đồng thời thực hiện được mục tiêu giáo dục toàn diện HS như ngành GD đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu, một lần nữa tôi khẳng định quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước về công tác GDTC cho thế hệ trẻ là hoàn toàn đúng đắn. Công tác GDTC đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ phát triển thể chất, góp phần bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh THCS. Công tác này đòi hỏi nhiều người tham gia: toàn thể giáo viên dạy bộ môn thể dục, học sinh và người đóng vai trò quyết định là các cấp quản lý trong đó vai trò chủđạo là Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các nhà trường, người trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý các hoạt động ngoại khoá GDTC.
Quản lý hoạt động dạy học môn GDTC là sự tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của người quản lý (chủ thể quản lý) lên khách thể quản lý (chương trình, kế hoạch giảng dạy, quá trình dạy học của giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy) nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh sinh viên theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ một số khái niệm về quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở các trường THCS, tiếp cận các quan điểm quản lý hiện đại để phân tích các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học môn GDTC ở trường THCS; phân tích làm sáng tỏ các chức năng quản lý; xây dựng kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra đánh giá làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lý.
Đề tài đã vận dụng lý luận để xây dựng các phiếu hỏi cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh để phát hiện thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 18 cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng Giáo dục huyện Lục Nam và 65 cán bộ quản lý của các trường THCS huyện Lục Nam cùng 57 giáo viên viên thể dục của các trường THCS huyện Lục Nam, học sinh và phụ huynh học sinh ở 31 trường THCS đã cho phép rút ra các nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới và nguyên nhân dẫn đến các yếu kém ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động dạy học
môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới đối với các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là:
Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới ở trường THCS.
Biện pháp 2: Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV thể dục đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới.
Biện pháp 3: Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình.
Biện pháp 4: Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS.
Biện pháp 5: Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn GDTC cho học sinh.
Biện pháp 6: Quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Biện pháp 7: Tăng cường giám sát, kiểm tra, tự kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới.
Những kết quả thăm dò ý kiến của các chuyên gia, của cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm của các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã xác nhận sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Giáo dục và Đào tạoBắc Giang
- Đánh giá lại thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục các nhà trường, tham mưu đề xuất đào tạo và đào tạo lại, tăng biên chế giáo viên dạy môn thể dục, nhất là bồi dưỡng năng lực huấn luyện một số môn thể thao tự chọn.
- Đầu tư trang thiết bị dạy học phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Có văn bản chỉ đạo phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường tiếp tục nâng cao chất lượng các giờ học thể dục chính khoá và tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh.
- Tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, tổ chức hội thảo hoặc các lớp tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho đội ngũ giáo viên thể dục.
- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành với các ngành chức năng như Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tỉnh Đoàn… để tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đa dạng hoá các loại hình hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
- Tích cực tham mưu với UBND tỉnh trong việc ban hành các chế độ, chính sách đối với công tác GDTC nói chung cũng như tăng cường các chế độ bồi dưỡng đối với các giáo viên thể dục và các học sinh năng khiếu thể thao.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục; Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm, ủng hộ về vật chất và tinh thần của các tổ chức, cá nhân trong xã hội tích cực tham gia đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, hữu quan, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong trường và các cụm trường. Từng bước xây dựng, tăng cường phương tiện phục vụ các hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng các yêu cầu CTGDPT mới tại cácnhà trường THCS.
- Tạo điều kiện cho giáo viên thể dục tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật được những thông tin khoa học tiên tiến phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động phong trào trong các nhà trường
2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường
- Tăng cường đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDTC thông qua các buổi hội thảo, giao lưu.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC, đặt ra các yêu cầu cụ thể cho năm học. Phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện cho tổ chức các hoạt động dạy học môn GDTC.
- Khuyến khích các thầy cô giáo tăng cường tổ chức các hoạt động GDTC ngoài giờ lên lớp cho học sinh.
- Khuyến khích giáo viên thể dục tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.4. Đối với đội ngũ giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam
Cần nghiêm túc thực thiện các quy chế, quy định của các cấp lãnh đạo đối với công tác GDTC, tích cự tham gia vào quá trình nâng cao trình độ nghiệp vụ và đổi mới nội dung, phương pháp dạy học môn GDTC.
2.5. Đối với phụ huynh học sinh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết 29/TW về đổi mới căn bản và toàn diện GD - ĐT, Hà Nội.
2. Dộng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiểm (2018), Lí luận dạy học ở trường trung học cơ sở, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
4. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, NxbĐại học sư phạm Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo Thông tư sô 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGDĐT (ngày 8/10/2014) về hướng dan sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của trường THPT và trung tâm GDTX.
7. Bộ Gỉáo dục và Đào tạo (2015), Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng lực học sinh (tài liệu tập huấn).
8. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, Ban hành kèm theo quyết định số 32/2018/TT BGDĐT ngày 26/12/2018, của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
9. Bộ GD&ĐT (2014), Chỉ thị 40/CT-TW Đổi mới nội dung giáo dục, chươngtrình và phương pháp dạy học để phù hợp với xu hương hiện đại và điều kiện thực tế của Việt Nam.
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý, Nxb ĐHQG, Hà Nội.
11. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa hoc quản lý,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Dự án phát triển giáo dục Trung học phổ thông, Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông Berlin - Hà Nội, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier (2011), Một số vấn đề chung về đổi mới PP day học ở trường trung học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.