Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Thể Dục Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới

3.2.2. Chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên thể dục đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Từ kết quả điều tra thực trạng cho thấy, cấp THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang có 31 trường có cấp THCS với 361 lớp, với 11716 HS. Tổng số giáo viên thể dục của huyện Lục Nam là 57 người, trong đó có 44 giáo viên có trình độ đại học và 13 giáo viên có trình độ cao đẳng. Tuy vậy, sự phân bổ giáo viên giữa các trường trên địa bàn huyện không đồng đều, vẫn còn tình trạng phải bố trí giáo viên không được đào tạo đúng chuyên môn để bổ sung cho đội ngũ giáo viên thể dục. Nhiều giáo viên không đủ khả năng dạy các môn thể thao tự chọn như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đá cầu... Phần lớn giáo viên không được rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ như hoạt động xã hội - chính trị, văn hoá - nghệ thuật, TDTT, lao động công ích, vui chơi giải trí… Vì vậy các hoạt động chủ điểm bắt buộc hàng tháng không được tổ chức hoặc tổ chức với nội dung, hình thức nghèo nàn. Việc nâng cao chất lượng dạy học môn GDTC ở trường THCS trước hết cần xây dựng được đội ngũ giáo viên nòng cốt, có năng lực chuyên môn, nhiệt tình tổ chức vận động giáo viên học sinh cùng tham gia.

Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cần từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên cho các trường THCS trên địa bàn, nhằm đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng, có thể đảm nhiệm tốt mọi hoạt động về GDTC trong nhà trường THCS ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

- Hàng năm Sở GD&ĐT Bắc Giang tổ chức lớp bồi dưỡng hè cho giáo viên thể dục toàn tỉnh. Nội dung bồi dưỡng cần hướng vào việc kết hợp nâng cao trình độ huấn luyện một số môn thể thao phù hợp với điều kiện của các trường cũng như phù hợp với nhu cầu, sở thích của đại đa số học sinh như môn bóng đá mini, bóng chuyền mini, cầu lông, đá cầu, thể dục nhịp điệu với việc đổi mới phương pháp dạy học bộ môn nhằm giúp học sinh nắm bắt và thực hiện được các kĩ thuật động tác cơ bản ngay trong giờ học chính khóa … Có sách hướng dẫn cho giáo viên tham khảo khi huấn luyện học sinh.

- Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cần xây dựng kế hoạch, qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên thể dục nói riêng trong toàn huyện.

- Phòng GD- ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang phải định kỳ tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về công tác giảng dạy môn thể dục trong nhà trường và công tác thể thao ngoại khoá cho học sinh để các cán bộ quản lý trường THCS và giáo viên thể dục có thể trao đổi, học tập kinh nghiệm, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất nội, ngoại khoá cho học sinh THCS.

- Phòng GD- ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang hàng năm tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao trong nhà trường và giữa các trường, tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh các trường phát huy tính tích cực, sáng tạo rèn luyện, thi đua đạt thành tích tốt trong văn nghệ thể thao. Đó là cách tự bồi dưỡng thông qua hoạt động thực tiễn nhà trường.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Sở GD&ĐT và Phòng Giáo dục cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên thể dục hàng năm; bồi dưỡng chuyên đề giáo dục mang tính đặc thù của địa phương như: Bảo vệ môi trường rừng, nước sạch, không khí trong lành; vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh học đường, vệ sinh dinh dưỡng... biên soạn các tài liệu hướng dẫn huấn luyện một số môn thể thao trong chương trình tự chọn để giáo viên có thể huấn luyện học sinh.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng huấn luyện một số môn thể thao để giáo viên xây dựng các đội tuyên truyền của trường đi thi đấu trong cụm trường, trong huyện, tỉnh...

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 13

- Bồi dưỡng cho giáo viên năng lực xây dựng kế hoạch GDTC của từng trường phù hợp với kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT của Phòng Giáo dục, các nội dung luyện tập văn nghệ, thể thao, hoạt động ngoại khoá được tổ chức thực hiện theo kế hoạch hoạt động các chủ điểm giáo dục ngoài giờ lên lớp, biểu diễn, thi đấu đánh giá trong ngày cao điểm của trường hay cụm trường.

- Phòng GD- ĐT cần chỉ đạo các trường THCS xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên năng lực tổ chức, phân công, giám sát các hoạt động GDTC. Nhà trường phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho cá nhân, lớp hoặc khối lớp luyện tập, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho ngày cao điểm. Các tổ, giáo viên tự kiểm tra, điều chỉnh quá trình luyện tập, tạo điều kiện cho học sinhcó kết quả tập luyện hoạt động, bảo đảm tính chính xác, công bằng, công khai. Có đại diện các trường, đoàn thể, học sinh đánh giá động viên khích lệ được sự cố gắng của giáo viên, học sinh các lớp, các đội thi đấu.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Sở giáo dục và Phòng giáo dục cần chủ động trong việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng.

- Cử giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi về một số môn và có năng lực dạy học tốt đi tập huấn hoặc tham gia các lớp tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức sau đó về triển khai tới các giáo viên trong tỉnh.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện về CSVC phục vụ cho công tác tập huấn.

3.2.3. Quản lý bồi dưỡng phù hợp để giáo viên được nâng cao trình độ và phát huy năng lực của mình

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Cán bộ, giáo viên là những người đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Họ không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy mà còn là chủ thể đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. Với điều kiện năng lực chuyên môn nghiệp vụ giáo viên của từng trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang phụ trách môn GDTC không đồng đều. Do đó, giáo viên phải được tập huấn, bồi dưỡng, đồng thời tự học hỏi kiến thức, kĩ năng, nghiệp vụ tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC để thực hiện có hiệu quả, dựa trên đặc điểm tình hình từng nhà trường và chiến lược phát triển chuyên môn tại cơ sở; BGH các nhà trường cần chú ý đến việc phân công các giáo viên giảng dạy ở từng khối lớp căn cứ vào năng lực chuyên môn của người sao cho phù hợp để đạt hiệu quả dạy học cao nhất.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ, giáo viên nói chung với các trường có đội ngũ cán bộ, giáo viên chuyên trách GDTC học nói riêng, tập trung bồi dưỡng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật tổ chức hoạt động dạy học môn GDTC trong trường THCS.

3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Đối với giáo viên các trường THCS giảng dạy môn GDTC:

Ban giám hiệu lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc xây dựng mục tiêu cho từng khối, lớp học như: kế hoạch giáng dạy môn học hay kế hoạch từng tiết học với yêu cầu: chuẩn về kiến thức, kỹ năng, thái độ của môn học, nhất là đối với môn GDTC. Những yêu cầu này được cụ thể hóa thành các hoạt động từ đó có cơ sở để đánh giá giáo viên, đánh giá giờ học, và đánh giá mức độ lĩnh hội môn học GDTC của học sinh.

Tập huấn kỹ thuật xây dựng bộ tiêu chí trong kiểm tra, cho cả việc kiểm tra

thường xuyên và kiểm tra định kì. Môn GDTC là một trong các môn được đánh giá định kì và thường xuyên trong trường THCS, các lần kiểm tra có chức năng xác nhận đối với kết quả học tập của học sinh (giữa kì và kết thúc học kì). Vì vậy, nhất thiết phải có sự có mặt tham gia của Tổ trưởng chuyên môn hoặc tổ bộ môn và toàn thể giáo viên trong các buổi học tập huấn về kiểm tra đánh giá, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá dựa trên chuẩn kiến thức kĩ năng với môn học.

Thực hiện kiểm tra hoạt động đánh giá và điều chỉnh hoạt động dạy học môn GDTC của cán bộ, thầy cô giáo nhằm phát hiện những sai sót, hạn chế trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, để có tác động và điều chỉnh phù hợp, kịp thời.

Tổ chức thu thập thông tin phản hồi về hoạt động dạy học môn GDTC ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới từ học sinh, phụ huynh học sinh, và các lực lượng giáo dục khác. Môn GDTC ở các trường THCS không chỉ được thể hiện cụ thể và trực tiếp trong tổ chức nội dung môn học (giáo viên toàn khối hoặc giáo viên chuyên trách), tại một số trường THCS môn GDTC còn được tích hợp trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động của một số câu lạc bộ và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Một mặt, nội dung môn học được chuyên tải đến cho học sinh một cách đa dạng, linh hoạt và thú vị, mặt khác, huy động sự tham gia và cam kết của các lực lượng giáo dục trong việc phát triển nội dung môn học, phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT cần chủ động trong việc lập kế hoạch tập huấn cho giáo viên, về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và kế hoạch phát triển chuyên môn cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất trong huyện; yêu cầu Ban giám hiệu các nhà trường đảm bảo sự giám sát và phối hợp trong kế hoạch phát triển chuyên môn của Phòng GD&ĐT.

3.2.4. Chỉ đạo đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá thể dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở

3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp

- Đa dạng hoá các loại hình hoạt động GDTC học sinh nhằm đáp ứng với đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đã được đổi mới đồng thời phát huy vai trò của sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện thể lực để nâng cao hiệu quả của giáo dục thể chất trong nhà trường.

Như chúng ta đã biết, đối tượng của GDTC là học sinh. Đối tượng này có sự khác nhau rất lớn về các mặt như: Sự ham thích, năng lực, trình độ, điều kiện tập luyện, thói quen tập luyện… nếu chỉ bó gọn việc tập luyện vào một loại hình tập luyện chính khoá hoặc trong một môn thể thao bắt buộc nào đó, sẽ khó có thể tạo ra sự hứng thú học tập, khó tạo ra được các điều kiện để tập luyện. Từ đó khó có thể cuốn hút đông đảo sinh viên tham gia RLTT một cách hiệu quả và thực chất. Mặt khác, từ thực trạng khảo sát về chương trình cũng như sân bãi, dụng cụ và phương pháp GDTC ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho thấy cũng còn nhiều bất cập. Số lượng sân bãi, dụng cụ tập luyện thiếu, các hoạt động thể thao ngoại khoá rất ít… nên lượng vận động tập luyện thấp. Phương pháp dạy học mới khó được ứng dụng; đã vậy, một số môn thể thao được đưa vào tập luyện lại quá nghèo nàn, khó cuốn hút sinh viên tham gia rộng rãi. Hơn nữa hình thức tập luyện lại quá đơn điệu, khô cứng là tập luyện chính khoá và tự tập. Bởi vậy, đã hạn chế rất lớn đến hiệu quả hoạt động GDTC cho học sinh THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cần chỉ đạo các trường THCS xây dựng các nhóm, tổ rèn luyện thân thể ở các khối, các lớp. Mỗi khối, mỗi lớp có thể thành lập các nhóm rèn luyện thân thể khác nhau theo giới tính, theo sự ham thích, theo thói quen tập luyện… Các nhóm này sẽ tổ chức cùng nhau tập luyện ngoại khoá ở các giờ nghỉ, ngày nghỉ trong tuần.

- Thành lập các câu lạc bộ các môn thể thao trong nhà trường. Căn cứ vào nhu cầu và trình độ thể thao của học sinh ở các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, võ thuật, cờ tướng, cờ vua, đá cầu… đồng thời dựa vào điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện của trường để chọn ra một số môn có thế mạnh để tiến hành thành lập câu lạc bộ.

- Phòng GD&ĐT cần thành lập các đội tuyển thể thao của huyện và chỉ đạo các trường THCS thành lập các đội tuyển thể thao để tham gia các hoạt động thi đấu trong hệ thống Hội khoẻ Phù Đổng, hội thi thể thao học sinh của ngành GD&ĐT; Sở VHTT&DL; của Báo Bắc Giang phối hợp tổ chức tham gia thi đấu giải, tham gia Hội khỏe Phù Đổng huyện Lục Nam,…

3.2.4.3.Cách thức tiến hành biện pháp

Hoạt động TDTT ngoại khoá đối với học sinh cơ bản là các hoạt động mang tính tự nguyện, tự giác, là các hoạt động theo sở thích cá nhân. Vì vậy, để tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá TDTT cho học sinh, trước hết nhà trường cần phải gắn liền các hoạt động ngoại khoá với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, tập trung đi sâu vào

nhiệm vụ, động cơ, thái độ của học sinh đối với trách nhiệm rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất của bản thân. Từng bước nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và tác dụng của công tác GDTC nói chung và hoạt đông TDTT ngoại khoá nói riêng để học sinh chủ động, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động TDTT ngoại khoá trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này, nhà trường cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Phòng GD&ĐT huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cần sớm ban hành Hướng dẫn các hoạt động công tác GDTC, Ban hành Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện ngay từ đầu năm học, lập kế hoạch tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá theo chương trình năm học, học kỳ, theo tháng, tuần… để phổ biến, quán triệt sâu rộng tới các trường THCS, tập thể cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh, đồng thời tổ chức thực hiện đảm bảo có chất lượng các nội dung kế hoạch đã đề ra.

- Nghiên cứu lựa chọn các nội dung, các môn thể thao phù hợp với đặc điểm và điều kiện của học sinh, của nhà trường để phổ biến và phát triển trong lực lượng học sinh của nhà trường.

- Phát triển mô hình câu lạc bộ TDTT sở thích trong các trường để tạo sức lôi cuốn, thu hút học sinh tham gia, qua đó từng bước xây dựng phong trào tự tập luyện TDTT trong đối tượng học sinh của nhà trường.

- Phân công giáo viên thể dục tổ chức hướng dẫn các hoạt động ngoại khoá TDTT trong nhà trường. Dựa vào cán bộ lớp và giáo viên chủ nhiệm và kết hợp với các cán bộ Đoàn, Đội… để thành lập các nhóm rèn luyện thân thể ngoài giờ cho học sinh.

- Kết hợp với các tổ chức đoàn thể của nhà trường để thành lập và xây dựng quy chế hoạt động phù hợp để các câu lạc bộ thể thao của nhà trường có thể vận hành một cách có hiệu quả.

- Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả đa dạng hoá các loại hình giáo dục thể chất cho học sinh.

- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của các tổ chức đoàn thể nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh.

- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất nhà trường phục vụ cho hoạt động ngoại khoá GDTC nhằm nâng cao thể chất cho học sinh.

Tóm lại, việc tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khoá trong và ngoài nhà trường cho các học sinh thì Phòng GD&ĐT Lục Nam cần chỉ đạo các trường THCS phải xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể thì mới có thể triển khai rộng khắp và hiệu quả. Đội ngũ giáo viên chuyên môn về thể dục cần phải tích cực phát huy năng lực, sở trường của

bản thân; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần tích cực phối hợp triển khai, đồng thời phải khơi dậy hứng thú, kích thích được tính tự giác, tích cực của học sinh thì phong trào hoạt động TDTT ngoại khoá của nhà trường mới có thể đạt được kết quả cao.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch, yêu cầu hiệu trưởng các nhà trường xây dựng kế hoạch và rà soát kiểm kê và bổ sung trang thiết bị, CSVC hỗ trợ cho các hoạt động ngoại khóa của môn học giáo dục thể chất vào đầu mỗi năm học;

Hiệu trưởng các nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với các lục lượng, xã hội tại địa phương tham gia vào hướng dẫn, tổ chức và tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các thầy, cô giáo và các em học sinh.

3.2.5. Chỉ đạo việc huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh

3.2.5.1. Mục tiêu củabiện pháp

Sự phát triển của con người là toàn bộ sự phát triển, hoàn thiện về thể chất và tinh thần, nó bị chi phối bởi hàng loạt những yếu tố chủ quan và khách quan. Cấu trúc hình thái, đặc điểm các chức năng của cơ thể phát triển chịu sự chi phối của nhiều tác động xã hội trong đó ba lực lượng tác động cơ bản là nhàtrường, gia đình và xã hội. Trong đó nhà trường giữ vai trò chủ đạo với sự tác động vượt trội về sự sử dụng các bài tập thể chất một cách chủ động có phương pháp, phương tiện, nội dung một cách có khoa học để tác động một cách đầy đủ nhất đến thể chất người học. Giáo dục gia đình tác động liên tục trong một thời ian dài về chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho sự đòi hỏi về năng lượng cung cấp cho các hoạt động của học sinh về nề nếp sinh hoạt, phòng chống dịch bệnh, về môi trường sống, về vệ sinh... Với các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục xã hội tác động tích cực đến nhận thức của học sinh cũng như những thành viên của xã hội về mặt pháp luật, chủ trương chính sách nhà nước, nếp sống văn minh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, giáo dục truyền thống thông qua các hoạt động lễ hội, văn hoá thể thao, phong trào thi đua...

Tuy vai trò giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội có những nhiệm vụ vượt trội khác nhau. Nhưng nhờ đó mà học sinh được thụ hưởng giáo dục tinh hoa của các môi trường giáo dục tác động, tạo ra sự phát triển hài hoà về thể chất, về năng lực trí tuệ và các phẩm chất công dân.

Mục tiêu của biện pháp: Tạo môi trường GDTC thống nhất trong nhà trường, gia đình và xã hội để mọi học sinh, mọi người đều biết bảo vệ, rèn luyện sức khoẻ, xây dựng cuộc sống vui khoẻ, lành mạnh.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Giáo dục thể chất có mục tiêu chung về sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người. Nếu sức khoẻ thể chất tốt mà sức khoẻ tâm thần không tốt sẽ trở thành người bệnh hoạn. Nếu sức khoẻ tâm thần tốt, sức khoẻ thể chất không tốt thì cũng không đủ năng lực làm nhiều việc có ích cho mình và xã hội. Bởi vậy giáo dục thể chất ở nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự thống nhất cơ bản về mục tiêu chung. Giáo dục nhà trường vượt trội về mặt trang bị kiến thức, kỹ năng phát triển trí tuệ, thế giới quan; Giáo dục gia đình vượt trội về mặt giáo dục tình cảm đạo đức, thói quen, nếp sống, sinh hoạt trong gia đình truyền thống họ tộc. Giáo dục cộng đồng vượt trội về mặt giáo dục ý thức trách nhiệm công dân, đoàn thể, thực hiện các luật, chủ trương, chính sách, các quy định về an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh, môi trường, dân số, dinh dưỡng...cho mọi thành viên trong cộng đồng. Các công việc đó chỉ thực hiện được khi có sự tổ chức chỉ đạo thống nhất của tổ chức “Hội đồng giáo dục” của các trường trong Hội đồng giáo dục có đại diện chính quyền làm chủ tịch, đại diện các cơ sở sản xuất, tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh... Trong đó, đại diện nhà trường là đầu mối tổ chức liên kết của Hội đồng giáo dục.

- Hội đồng xây dựng các tiêu chí đánh giá công nhận “Gia đình văn hóa mới”. Trong đó các tiêu chí để đánh giá về: Vận động, tạo điều kiện cho con học tốt; thực hiện nếp sống sinh hoạt có văn hoá, vệ sinh môi trường sống trong nhà và cộng đồng. Giữ gìn trật tự trị an, tránh bạo lực trong gia đình, trong cộng đồng, tránh cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút, gương mẫu chấp hành các chính sách nhà nước, địa phương…

- Các tiêu chí đánh giá gia đình văn hoá được “Hội đồng giáo dục” soạn thảo, thảo luận thống nhất, được chính quyền xã hoặc huyện phê duyệt, raq uyết định triển khai trong xã hoặc huyện.

- Hội đồng giáo dục phân cấp trách nhiệm giám sát thực hiện đến các tổ,các gia

đình.

- Các trưởng thôn, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các hội Cựu chiến binh, Hội

người cao tuổi... tham gia tuyên truyền, vận động các gia đình thực hiện“Gia đình văn hoá mới”. Học sinh vừa là người tuyên truyền, vừa là người thựchiện các tiêu chuẩn gia đình văn hoá mới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023