biệt hóa như: dành thời gian ngoài giờ chính khóa để bồi dưỡng còn thực hiện ở mức độ thấp và việc kiểm tra công tác bồi dưỡng của BGH nhà trường còn chưa thường xuyên. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng các đội tuyển TDTT học sinh tham gia các giải TDTT dành cho học sinh hoặc tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp chất lượng còn chưa cao.
2.5.7. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Trong quá trình dạy học, không thể thiếu khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Kiểm tra đánh giá là khâu cơ bản, là nhiệm vụ thường xuyên của thầy cô và nhà trường để tổng hợp các yếu tố thúc đẩy quá trình học tập và rèn luyện của HS và giữ vai trò đánh giá chất lượng dạy và học.
Bảng 2.19. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDTC đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá KQHT | Mức độ thực hiện | ||||||
Thường xuyên | Đôi khi | Chưa khinào | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | ||
1 | Đánh giá Kết quả học tập của HS thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. | 57 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
2 | Đánh giá các kỹ năng giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua tổ chức hoạt động theo nhóm. | 48 | 84.2 | 9 | 15.8 | 0 | 0 |
3 | Đánh giá kỹ năng | 38 | 66.7 | 19 | 33.3 | 0 | 0 |
4 | Đánh giá thái độ của học sinh sau khihọc xong bài học. | 24 | 42.1 | 33 | 57.9 | 0 | 0 |
5 | Đánh giá học sinh ngay trong quá trình học tập bằng những nhận xét, góp ý. | 19 | 33.3 | 32 | 56.2 | 6 | 10.5 |
6 | Đánh giá học sinh sau khi hoàn thành những bài tập cụ thế hoặc việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. | 57 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo Sát Thực Trạng Dạy Học Môn Gdtc Tại Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ
- Ý Kiến Của Cán Bộ Quản Lý Về Sử Dụng Phương Pháp, Phương Tiện Dạy Học Và Cơ Sở Vật Chất Trong Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất
- Thực Trạng Quản Lý Thực Hiện Mục Tiêu,nội Dung, Chương Trình Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Giáo Dục Thể Chất Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới Ở Các Trường Trung Học
- Chỉ Đạo Bồi Dưỡng Chuyên Môn Nghiệp Vụ Cho Đội Ngũ Giáo Viên Thể Dục Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
- Quản Lý Cơ Sở Vật Chất Phục Vụ Cho Hoạt Động Dạy Học Môn Gdtc Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ Thông Mới
Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.
Từ kết quả khảo sát thấy rằng hiện nay giáo viên đã kết hợp đa dạng các hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Hình thức kiểm tra như: đánh giá học sinh
ngay trong quá trình học tập bằng những nhận xét, góp ý (được hầu hết GV lựa chọn), đặc biệt hình thức đánh giá toàn diện kỹ năng đa được 66,7% GV lựa chọn.
Tuy nhiên, qua việc trao đổi trực tiếp thì thấy rằng việc tự đánh giá hay đánh giá chéo của học sinh cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá bài làm đúng hay sai, thực hiện đã tốt hay chưa tốt nội dung yêu cầu kiểm tra mà chưa có phản hôi chính xác về nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót và cách khắc phục.
Ban giám hiệu còn chưa thường xuyên KTĐG tiến độ, chất lượng triền khai nhiệm vụ dạy học môn GDTC của toàn trường cũng như của tổ chuyên môn, nên phần nào cũng có những hạn chế nhất định.
Một thực trạng cho thấy HS học ngày càng bị động, lười nhác, lười vận động,thái độ và động cơ sống không rõ ràng mà luôn ỷ lại vào gia đình và thầy cô. Về phía GV thấy được sự bất cập đó nhưng cũng chưa mạnh dạn trao đổi quan điểm dạy học theo hướng đổi mới của mình để đề xuất với nhà trường tìm ra biện pháp cải thiện tinh hình trên của HS.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý KTĐG hoạt động dạy học môn GDTC nói trên cho thấy đây cũng là một khâu còn yếu. Mặc dù quản lý KTĐG hoạt động dạy học nói chung, dạy học môn GDTC nói riêng thì nhà trưởng đã thực hiện rất tốt, nhưng những nội dung KTĐG dạy học thì còn nhiều lúng túng trong quản lý.
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơsở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Để đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả tiến hành phát phiếu điều tra xin ý kiến của cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Phòng GD&ĐT Lục Nam, 31 trường THCS trong huyện Lục Nam (tổng số 83 phiếu) như câu hỏi 8- phụ lục I. Phiếu hỏi có ba mức đánh giá và tính điểm theo mỗi mức như sau: Ảnh hưởng nhiều 3 điểm, ảnh hưởng ít 2 điểm, không ảnh hưởng 1 điểm.
Tính điểm trung bình theo công thức𝑋̅=∑𝑋𝑖𝐾𝑖
𝑛
Trong đó 𝑋̅: là điểm trung bình
Xi: là số điểm ở mức độ i
Ki: là số người đạt điểm ở mức độ i n: là số người tham gia đánh giá.
Chúng tôi phân tích đánh giá kết quả trên cơ sỏ số phiếu thu về (83 phiếu) cụ thể như bảng 2.20 sau:
Bảng 2.20. Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động DHMGDTC ở các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầuCTGDPT
Nhóm yếu tố ảnh hường | Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng | Không ảnh hưởng | 𝐗̅ | Thứ bậc | |
I | Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý | |||||
1 | Khả năng, năng lực của chủ thể quản lý | 77 | 6 | 0 | 2,93 | 1 |
2 | Xây dựng kế hoạch năm học | 61 | 22 | 0 | 2,73 | 5 |
3 | Hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhiệm vụ năm học | 62 | 21 | 0 | 2,75 | 4 |
4 | Khả năng tập hợp, vận động mọi người | 54 | 29 | 0 | 2,65 | 8 |
5 | Khả năng thu thập và xử lý thông tin | 56 | 27 | 0 | 2,67 | 6 |
6 | Khả năng giải quyết các tình huống | 56 | 27 | 0 | 2,67 | 6 |
7 | Triển khai nhiệm vụ năm học | 47 | 36 | 0 | 2,57 | 9 |
8 | Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát | 66 | 17 | 0 | 2,80 | 2 |
9 | Thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ | 64 | 19 | 0 | 2,77 | 3 |
10 | Công tác thi đua, khen thưởng | 46 | 37 | 0 | 2,55 | 10 |
Trung bình cộng của các yếu tố | 2,71 | 1 |
Nhóm yếu tố ảnh hưởng | Ảnh hưởng nhiều | Ảnh hưởng ít | Không ảnh hưởng | 𝑿̅ | Thứ bậc | |
II | Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý | |||||
1 | Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống | 57 | 26 | 0 | 2,69 | 3 |
2 | Năng lực chuyên môn | 66 | 17 | 0 | 2,80 | 1 |
3 | Nhận thức của đối tượng quản lý | 53 | 30 | 0 | 2,64 | 5 |
4 | Tính chấp hành, ý thức tổ chức kỷ luật | 62 | 21 | 0 | 2,75 | 2 |
5 | Luôn có động cơ phấn đấu, tự học | 47 | 36 | 0 | 2,57 | 8 |
6 | Có khả năng ảnh hưởng tích cực đến mọi người xung quanh | 41 | 42 | 0 | 2,49 | 9 |
7 | Ứng dụng CNTT trong công việc | 53 | 30 | 0 | 2,64 | 10 |
8 | Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng dạy và học | 55 | 28 | 0 | 2,66 | 6 |
9 | Biết quan tâm giúp đỡ đồng nghiệp, học sinh và gia đinh học sinh | 52 | 31 | 0 | 2,63 | 3 |
10 | Đoàn kết nội bộ, phê và tự phê bình | 46 | 37 | 0 | 2,55 | 7 |
Trung bình cộng của các yếu tố | 2,64 | 2 | ||||
III | Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý | |||||
1 | Các quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình, kiểmđịnh... | 55 | 28 | 0 | 2,66 | 5 |
2 | Các chế độ chính sách | 57 | 26 | 0 | 2,69 | 11 |
3 | Môi trường làm việc: cơ sở vật chất, địa bàn dân cư, giao thông... | 44 | 39 | 0 | 2,53 | 6 |
4 | Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo ngành giáo dục | 53 | 30 | 0 | 2,64 | 4 |
5 | Sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương | 55 | 28 | 0 | 2,66 | 3 |
6 | Sự phối hợp với các lực lượng xã hội | 30 | 53 | 0 | 2,36 | 8 |
7 | Trình độ dân trí | 50 | 33 | 0 | 2,60 | 2 |
8 | Tình hình kinh tế - xã hội địa phương | 46 | 37 | 0 | 2,55 | 7 |
Trung bình cộng của các yếu tố | 2,58 | 3 |
Kết quả khảo sát cho thấy: Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động DHMGDTC ở các trường THCS tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới, tuy nhiên ta có thể phân thành 3 nhóm chính:
Nhóm yểu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý; nhóm yếu tổ ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý; nhóm yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý. Tổng có 28 yếu tố thành phần. Qua khảo sát, tác giả nhận thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố rất lớn với điểm trung bình chung (𝑋̅) là 2,64 (Min = 1;Max = 3). Mức độ
ảnh hường của các yếu tố khác nhau. Nếu xếp theo thứ bậc thì mức độ ảnh hưởng như sau:
Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý với 𝑋̅: 2,71.
Nhóm các yếu tố ảnh hường thuộc về đổi tượng quản lý với 𝑋̅: 2,64. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý với 𝑋̅: 2,58.
Việc phân tích thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp quản lí hoạt động DHMGDTC ở các trường THCS tại huyện Lục, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới. Ta có thể dùng biểu đồ để biểu thị mức độ ảnh hưởng của 3 nhóm yếu tố nêu trên như sau:
2.75
2.7
2.65
2.6
2.55
2.5
Nhóm yếu tố chủ thể quản lí Nhóm yếu tố đối tượng Nhóm yếu tố môi trường
quản lí quản lí
Điểm trung bình
Biểu đồ 2.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đối với quản lí hoạt động DHMGDTC ở các trường THCS tại huyện Lục, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới
2.7. Đánh giá chung về thực trạng quản lý dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
2.7.1. Những ưu điểm
- Mặc dù là huyện miền núi, xong công tác giáo dục luôn được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan tâm tập điều kiện đầu tư cho sự phát triển về giáo dục nói chung, về GDTC nói riêng. Vì vậy GDTC của huyện Lục Nam có nhiều thuận lợi hơn các địa phương khác trong tỉnh.
- Với điều kiện thuận lợi hơn các địa phương khác trong tỉnh nên chất lượng công tác GDTC trong giờ học chính khoá cũng như chất lượng công tác thể thao ngoại khoá và chất lượng học sinh tham gia Hội khỏe phù đổng các cấp của học sinh THCS huyện Lục Nam luôn đạt kết quả cao so với các địa phương khác trong tỉnh. Vì vậy, trong những năm qua, phong trào GDTC nói chung của các trường THCS huyện Lục Nam luôn nằm trong nhóm dẫn đầu toàn tỉnh, đồng thời huyện Lục Nam cũng là nguồn cung cấp chính các học sinh THCS có trình độ, có thành tích tốt cho các đội tuyển thể thao học sinh của tỉnh Bắc Giang trong các kỳ tham dự Hội khoẻ Phù Đổng các cấp và các giải thể thao học sinh cấp khu vực, toàn quốc trong những năm qua.
- Đội ngũ giáo viên thể dục của các trường THCS huyện Lục Nam thường xuyên được tham gia tổ chức các hoạt động thể thao cấp huyện, cấp tỉnh,…nên có nhiều điều kiện được bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác TDTT.
- Đại đa số các học sinh THCS huyện Lục Nam đều có ý thức đối với việc tập luyện TDTT để nâng cao sức khoẻ, nâng cao thể chất và đáp ứng nhu cầu tinh thần thông qua các hoạt động thể thao nên đã góp phần thúc đẩy phong trào thể thao học đường, phong trào hoạt động thể thao ngoại khoá ngày càng phát triển.
2.7.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm, những mặt mạnh của công tác GDTC trong các trường THCS huyện Lục Nam, qua kết quả thăm dò, khảo sát thực trạng về quản lý dạy học môn GDTC ở các trường THCS, đề tài đã rút ra những mặt còn yếu kém là:
- Nhận thức của các học sinh về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh còn chưa đồng đều. Nhiều học sinh còn coi nhẹ môn học thể dục, coi các giờ học thể dục là thời gian vui đùa…
- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục nói chung và phục vụ cho các hoạt động thể thao trong các nhà trường còn
thiếu. Số lượng, chủng loại cũng như chất lượng của các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện TDTT của các nhà trường còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh. Diện tích sân bãi tập luyện thể dục của các nhà trường nhỏ hẹp, không đảm bảo cho việc giảng dạy các nội dung có yêu cầu về sân bãi đủ tiêu chuẩn như các bài tập chạy, bài tập ném bóng, bóng đá…
- Đội ngũ giáo viên thể dục của các nhà trường tuy đã đủ về số lượng và yếu về chất lượng và tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn còn tồn tại. Tình trạng có trường học không có giáo viên thể dục và việc phải bố trí giáo viên các môn học khác phải kiêm nhiệm dạy thêm môn thể dục vẫn còn xảy ra.
- Việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh còn chưa được quan tâm đúng mức. Số lượng các hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh còn hạn chế, hình thức tổ chức chưa phong phú nên chưa thu hút được sự tích cực hưởng ứng tham gia của học sinh. Các loại hình tổ chức tập luyện thể thao ngoài giờ cho thanh thiếu niên của huyện Lục Nam nói chung và của đối tượng là học sinh THCS nói riêng còn rất thiếu, các lớp năng khiếu thể thao, các câu lạc bộ thể thao cơ sở chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện thể thao ngoài giờ cho các em học sinh được thường xuyên.
- Công tác xã hội hoá giáo dục của huyện Lục Nam còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội để góp phần đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất… đối với công tác giáo dục nóichung và công tác GDTC nói riêng.
- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về việc đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn thể dục của các nhà trường trong huyện.
2.7.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn GDTC của cán bộ, giáo viên, học sinh còn nhiều hạn chế. Phần lớn giáo viên, học sinh hiểu môn GDTC trong nhà trường là dạy môn phụ. Chưa quan tâm đến các vấn đề giáo dục môi trường, giáo dục vệ sinh phòng chữa bệnh, phòng tránh chấn thương, vệ sinh dinh dưỡng,vệ sinh học đường, phòng tránh, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội, nghiện hút,...
- Các lực lượng xã hội chưa xây dựng được môi trường giáo dục sức khoẻ thống nhất trong trường, ở gia đình và trong cộng đồng. Một trong các nguyên nhân là vì hoàn cảnh kinh tế, địa lý ở địa phương có khó khăn, nhưng nguyên nhân chủ yếu là các cấp quản lý chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề dạy môn GDTC, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa đặt thành các mục tiêu phấn đấu hàng năm.
- Giáo viên thể dục ở một số trường còn thừa, thiếu cục bộ thậm chí có trường còn không có giáo viên dạy môn GDTC dẫn đến việc dạy chéo môn, dạy dồn, dạy ghép. Số giờ giảng dạy chuyên môn đã đủ tiêu chuẩn quy định trong khi đó giáo viên thể dục lại phải đảm nhiệm nhiều công việc về hoạt động phong trào; thiếu thời gian học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng các yêu cầu huấn luyện các môn tự chọn. Đây là những khó khăn và là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học môn GDTC trong các nhà trường THCS. Nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục là đội ngũ giáo viên, việc đáp ứng đủ số lượng, chất lượng giáo viên theo quy định là điều kiện cơ bản để đáp ứng việc thực hiện mục tiêu GDTC đã đề ra.
- Việc thực hiện nội dung chương trình do Bộ GD&ĐT ban hành là pháp lệnh song để đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh điều kiện thực tế ở các vùng miền cần “mềm” hoá nội dung chương trình. Công việc này cần sự chỉ đạo của cán bộ quản lý và được bàn bạc trao đổi một cách nghiêm túc trong giáo viên thì việc tăng cường nội dung GDTC ngoài giờ lên lớp vào các các hoạt động khác mới thực hiện được. Mặt khác việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh cũng cần những điều kiện như kinh phí xây dựng chương trình, sự tham gia nhiệt tình của giáo viên dạy các môn... Qua thăm dò ý kiến cán bộ, giáo viên cho thấy: Ở các trường THCS huyện Lục Nam chưa có nội dung chương trình hoạt động thể thao ngoại khoá kết hợp với các hoạt động phong trào khác ngoài giờ lên lớp. Đây là một vấn đề còn tồn tại trong quản lý dạy học môn GDTC cần được giải quyết.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi luyện tập, dụng cụ thể thao đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, trong thực tế ở nhiều trường những điều kiện cơ bản cần thiết hơn như lớp học, bàn ghế, đồ dùng dạy học,... vẫn chưa được đáp ứng tốt thì việc tập trung kinh phí để đầu tư sân bãi, mua sắm trang thiết bị dụng cụ học tập TDTT là rất khó khăn. Nhiều trường chỉ trông chờ vào kinh phí các dự án tài trợ. Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện các giờ học GDTC và các hoạt động GDTC ngoài giờ. Để có một nhà trường với trang thiết bị dụng cụ, sân bãi tập luyện thể dục thể thao có thể đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động GDTC hiện nay ở huyện Lục Nam là rất cần có sự đầu tư của nhà nước, của các cấp, các ngành, đoàn thể cũng như sự tham gia ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm trong toàn xã hội.
- Môi trường hoạt động thể thao ngoại khoá cho các đối tượng thiếu niên nhi đồng nói chung và đối tượng học sinh THCS nói riêng của huyện Lục Nam cònhạn chế. Các hoạt động ngoại khoá trong hệ thống giáo dục của địa phương mớichỉ dừng lại ở một số hoạt động thi đấu theo hệ thống Hội khoẻ Phù Đổng, hệ thống hội thi thể