Khảo Sát Thực Trạng Dạy Học Môn Gdtc Tại Các Trường Thcs Trên Địa Bàn Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang Đáp Ứng Yêu Cầu Chương Trình Giáo Dục Phổ

Bảng 2.5. Mẫu khảo sát


STT

Đối tượng

Số phiếu

phát ra

Số phiếu

thu về

1

Lãnh đạo, chuyên viên Phòng giáo dục trung học -

Giáo dục dân tộc Sở GD&ĐT Bắc Giang

9

9

2

Lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Lục

Nam, tỉnh Bắc Giang

9

9

3

CBQL các trường THCS huyện Lục Nam

65

65

4

Giáo viên dạy môn GDTC cấp THCS huyện Lục Nam

57

57

Tổng số

140

140

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang - 8

2.3.3. Nội dung khảo sát

2.3.3.1. Khảo sát thực trạng dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới

Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn môn Giáo dục thể chất. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất.

Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất.

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất.

Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh.

2.3.3.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tinh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới:

Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học môn GDTC đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý hoạt động dạy của GV dạy Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Giáo dục thể chất của HS đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý đổi mới sử dụng phương pháp dạy học, hình thức dạy học phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

2.3.4. Quy trình, phương pháp đánh giá khảo sát

Để đánh giá thực trạng về chất lượng hoạt động dạy học môn GDTC trường THCS trên bàn huyện Lục Nam, tinh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và phẩm chất, năng lực của đội ngũ CBQL, GV, các phương pháp được sử dụng cụ thể như sau:

Trao đổi, đàm thoại với HS, cựu HS, GV, CBQL, của các trường THCS, các chuyên viên Phòng GDTrH - GĐT của Sở GD&ĐT Bắc Giang, của PGD và ĐT Lục Nam.

Phát phiếu khảo sát cho CBQL, GV, HS.

Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học.

2.3.5. Thời gian khảo sát

Năm học 2018-2019; Năm học 2019-2020.

2.4. Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất

2.4.1.1. Về thực hiện mục tiêu hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất

+Mục tiêu chung

Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành, phát triển kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, kĩ năng vận động, thói quen tập luyện thể dục thể thao và rèn luyện những phẩm chất, năng lực để trở thành người công dân phát triển hàihoà về thể chất và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, góp phần phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam; đồng thời phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao.

* Mục tiêu cấp trung học cơ sở

Môn Giáo dục thể chất giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển các kĩ năng chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh thân thể và vận động cơ bản, thói quen tập luyện và kĩ năng thể dục thể thao; nếp sống lành mạnh, hoà đồng và tráchnhiệm; ý thức tự giác, tích cực vận dụng những điều đã học để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao; bồi dưỡng năng khiếu thể thao.

Chương trình môn Giáo dục thể chất quán triệt đầy đủ quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực, kế hoạch giáo dục và định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được quy định tại Chương trình tổng thể. Xuất phát từ đặc trưng của môn học, một số quan điểm sau được nhấn mạnh trong xây dựng chương trình:

- Chương trình môn Giáo dục thể chất được xây dựng dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học thể dục thể thao và khoa học sư phạm hiện đại, trong đó có các kết quả nghiên cứu về giáo dục học,tâm lí học, sinh lí học, phương pháp giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao; kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Giáo dục thể chất của Việt Nam và các nước có nền giáo dục tiên tiến; kết quả phân tích thực tiễn giáo dục, điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và sự đa dạng của học sinh.

- Chương trình môn Giáo dục thể chất bảo đảm phù hợp với tâm - sinh lí lứa tuổi và quy luật phát triển thể chất của học sinh; phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục; vận dụng

các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với đặc điểm của môn học, hỗ trợ việc hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh.

- Chương trình môn Giáo dục thể chất có tính mở, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn các hoạt động phù hợp với thể lực, nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường; đồng thời tạo điều kiện để nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm của mỗi địa phương.

2.4.1.2. Về thực hiện nội dung chương trình dạy học môn Giáo dục thể chất

Yêu cầu cần đạt

1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực chung

Môn Giáo dục thể chất góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể.

2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù

Chương trình môn Giáo dục thể chất giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực thể chất với các thành phần sau: năng lực chăm sóc sức khỏe, năng lực vận động cơ bản, năng lực hoạt động thể dục thể thao. Yêu cầu cần đạt về năng lực thể chất đối với cấp THCS được thể hiện như sau:

+ Chăm sóc sức khỏe: Hình thành được nền nếp vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong tập luyện thể dục thể thao.

- Có kiến thức cơ bản và ý thức thực hiện chế độ dinh dưỡng trong tập luyện và đời sống hằng ngày để bảo vệ, tăng cường sức khoẻ.

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể trong môi trường tự nhiên để rèn luyện sức khoẻ.

+ Vận động cơ bản:

- Hiểu được vai trò quan trọng của các kĩ năng vận động cơ bản đối với việc phát triển các tố chất thể lực.

- Thực hiện thuần thục các kĩ năng vận động cơ bản được học trong chương trình môn học.

- Hình thành được thói quen vận động để phát triển các tố chất thể lực.

+ Hoạt động Thể dục thể thao:

- Hiểu được vai trò, ý nghĩa của thể dục thể thao đối với cơ thể và cuộc sống.

- Lựa chọn được và thường xuyên tập luyện nội dung thể thao phù hợp để nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.

- Tham gia có trách nhiệm, hoà đồng với tập thể trong tập luyện thể dục thể thao và các hoạt động khác trong cuộc sống.

Bảng 2.6. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn GDTC tại các trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông mới‌


TT


Thực hiện mục tiêu, nội dung

chương trình

Mức độ thực hiện


TB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không

bao giờ

SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)


1

GV nắm vững và thực hiện đúng, đủ phân phối chương trình, văn bản chỉ

đạo


54


94.7


3


5.3


0


0


2.95


6


2

GV nên kế hoạch giảng dạy hàng

tuần, tháng, học kì, kế hoạch kiểm tra


55


96.5


2


3.5


0


0


2.96


3

3

GV thực hiện chương trình qua dự

giờ, giáo án, lịch báo giảng

57

100.0

0

0

0

0

3.0

1

4

GV có nhận xét rút kinh nghiệm vào

giáo án

56

98.2

1

1.8

0

0

2.98

2

5

GV không thực hiện đúng, đủ phân

phối chương trình, văn bản chỉ đạo

0

0.0

1

1.8

56

96.9

1.02

7


6

Chương trình được thay đổi sao cho

phù hợp với địa phương và yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục.


55


96.5


2


3.5


0


0


2.96


3


7

Chương trình học tập tập trung vào

phát triển năng lực của người học như mục tiêu Bộ GD&ĐT đề ra


55


96.5


2


3.5


0


0


2.96


3

Kết quả điều tra thu được ở bảng 2.6 cho thấy, việc giáo viên nắm vững chương trình và lên kế hoạch giảng dạy đúng và đủ theo phân phối chương trình được giáo viên thực hiện thường xuyên

Kết quả khảo sát cũng cho thấy chỉ có 1.8% giáo viên thực hiện không đủ chương trình và bị đánh giá kết quả thực hiện nội dung này ở mức độ trung bình. Rõ ràng BGH, tổ chuyên môn có theo dõi chặt chẽ để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc vì vậy những giáo viên không thực hiện đủ chương trình chiếm tỉ lệ thấp. BGH các trường luôn quan tâm nắm bắt , theo dõi chặt chẽ việc dạy học vì vậy 100% giáo viên thực hiện chương trình qua dự giờ, giáo án, lịch báo giảng.

2.4.2. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn môn Giáo dục thể chất

Để biết được thực trạng việc dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS tác giả đã sử dụng phiếu hỏi theo bảng 2.7 và thu được kết quả. cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên dạy môn Giáo dục thể chất



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện


TB


Thứ bậc

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Không bao

giờ

SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)

SL

Tỉ lệ

(%)

1

Việc lập kế hoạch giảng dạy

55

96.5

2

3.5

0

0

2.96

2

2

Soạn bài và chuẩn bị bài trước

khi lên lớp.

52

89.6

5

10.4

0

0

2.91

3

3

Sử dụng giáo án sưu tầm áp

dụng cho đơn vị mình

0

0

5

10.4

52

89.6

1.09

4


4

Xây dựng kế hoạch dựa vào các điều kiện CSVC, mục tiêu của

nhà trường


56


98.2


1


1.8


0


0


2.98


1


5

Sao chép kế hoạch những năm trước


0


0.0


1


1.8


56


98.2


102


5

6

Phân hóa các đối tượng học sinh

0

0.0

1

1.8

56

98.2

102

5

* Đối với việc lập kế hoạch dạy học

Việc lập kế hoạch dạy học là một khâu rất quan trọng, giúp giáo viên xác định trọng tâm của năm học, của từng học kì và trọng tâm của tháng, của tuần. Qua đó các nhà quản lý cũng nắm rõ nội dung làm việc của từng giáo viên và thời gian tiến hành, cách tiến hành ra sao để công việc quản lý đạt hiệu quả tốt hơn. Thực tế cho thấy 100% giáo viên đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch dạy học. Kế hoạch dạy học được xây dựng đầy đủ theo năm, tháng, tuần và được lãnh đạo nhà trường ký duyệt thường xuyên, đúng quy định.

* Soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.

Khâu soạn bài và chuẩn bị bài trên lớp cũng hết sức quan trọng. Nếu như khâu lập kế hoạch dạy học là xác định nhiệm vụ dạy học trong từng thời điểm thì khâu soạn bài và chuẩn bị trên lớp thực hiện một phần nhiệm vụ ấy. Khi soạn bài giáo viên phải hình dung được mục tiêu bài học về nhận thức, thái độ, tình cảm và kỹ năng, lượng vận động. Căn cứ mục tiêu, giáo viên phải đưa ra phương pháp và tổ chức dạy học sao cho phù hợp.

Qua trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý, giáo viên và điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận thấy, việc soạn bài lên lớp của giáo viên được đánh giá ở mức tốt. Các

giáo viên đều có đủ giáo án khi lên lớp, giáo án đảm bảo nội dung, bám sát mục tiêu, thể hiện rõ các hoạt dộng của giáo viên và học sinh. Tuy nhiên nội dung giáo án chưa chú ý tính đối tượng, ít chú ý mở rộng kiến thức cho từng đối tượng học sinh và những nội dung cần giúp đỡ học sinh còn hạn chế trong môn học, học sinh khuyết tật vận động. Do đó, việc tìm hiểu, phân loại các dối tượng học sinh và xác định mục tiêu, kiến thức trong bài soạn sao cho việc tổ chức các hoạt động khi lên lớp phải phù hợp với các đối tượng và đảm bảo tinh cập nhật, mở rộng, liên hệ thực tế.

2.4.3. Thực trạng hoạt động học tập của học sinh với môn Giáo dục thể chất

Để tìm hiểu phương pháp học tập của học sinh, qua trao đồi trực tiếp với giáo viên, học sinh, cựu học sinh và phụ huynh học sinh, tác giả nhận thấy các em chưa thật sự tự giác trong học tập. Việc tự học, tự tìm tòi khám phá, tự tập luyện chưa được các em thực hiện nhiều, dựa trên kết quả nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt động dạy học của GV chưa đa dạng và thu hút HS trong các giờ học môn GDTC.Chủ yếu môn GDTC ở THCS xoay quanh mục tiêu HS lĩnh hội những kiến thức giáo viên truyền đạt ở lớp. Các em chưa có khả năng tự học, tự tập luyện chưa được khám phá tỉm tòi, và chưa được tham gia chơi các môn thể thao mà các em thích tại cộng đồng, nơi cư trú, hoặc có thì cũng rất ít. Việc vận dụng kiến thức chủ yếu thể hiện dưới dạng các bài tập đã học trên lớp, các trò chơi tại lớp học.

Bảng 2.8. Hứng thú học môn thể dục chính khoá và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh (n=500)


TT


Nội dung học tập

Hứng thú của học sinh

Tổng số phiếu

Điểm trung bình


Thứ bậc

Rất hứng

thú

Hứng thú

Bình thường

Ít hứng

thú

Không hứng

thú

1

Giờ học thể dục

chính khóa

136

153

112

68

31

500

3.59

1

27.2%

30.6%

22.4%

13.6%

6.2%

100%




2

Các giờ thể dục

ngoại khóa ở trường

93

131

179

47

50

500

3.34

2

18.6%

26.2%

35.8%

9.4%

10%

100%



Qua việc khảo sát hứng thú học môn thể dục chính khoá của học sinh, có thể thấy rằng có tới 58% học sinh rất hứng thú và hứng thú học môn thể dục. Trong khi đó tỷ lệ học sinh có hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá chưa cao với trên 44% học sinh rất hứng thú và hứng thú hoạt động thể thao ngoại khoá.

Bên cạnh việc xác định thực trạng hứng thú hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh, đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về các nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá của các học sinh với kết quả cụ thể được thể hiện tại bảng 2.9:

Bảng 2.9. Nội dung, hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS (n=500)‌


TT

Hình thức; Nội dung tập luyện

Tự tập luyện

Tập luyện ở các lớp, các

CLB

Ở trường

học

Ở các sân bãi

của địa phương

1

Đi bộ thể dục, Chạy


16


2

Bơi



75

3

Bóng đá

53

68


4

Bóng chuyền


12


5

Cầu lông

89

76


6

Bóng bàn

31

35


7

Đá cầu

127

47


8



86

9

Cờ vua, cờ tướng

32

17


10

Các môn thể thao khác


21


Qua kết quả khảo sát nội dung và hình thức tập luyện thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS trên địa bàn huyện Lục Nam có thể thấy rằng số lượng học sinh tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên chưa nhiều và hầu hết việc tập luyện của các em mang tính tự phát. Số lượng các học sinh tham gia tập luyện tại các câu lạc bộ thể thao, các lớp năng khiếu thể thao chưa nhiều, bên cạnh đó các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ thể thao cũng chưa phong phú về số lượng các môn thể thao để đáp ứng nhu cầu tập luyện của các em học sinh trong giai đoạn hiện nay.

2.4.4. Thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong dạy học môn Giáo dục thể chất

Để đánh giá thực trạng sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ thực hiện sử dụng phương pháp, phương tiện dạy học và cơ sở vật chất trong hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất.

Tác giả khảo sát ở một nhóm đối tượng là 65 cán bộ quản lý của 31 trường THCS trên địa bàn huyện Lục Nam. Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023