Triệu Chứng Có Giá Trị Chẩn Đoán Bệnh Bạch Cầu Cấp Là:

+ Miễn dịch trị liệu.

+ Quang tuyến liệu pháp và phospho phóng xạ.

+ Phương pháp ghép tuỷ xương và tự ghép tuỷ bản thân cho bệnh bạch cầu mạn tính dòng hạt hện nay một số nước Châu Ân đang tiến hành nhưng kết quả còn quá ít ỏi.

4.2. Giai đoạn chuyển tiếp

Áp dụng điều trị như bệnh bạch cầu cấp.


LƯỢNG GIÁ

Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong các câu sau:

1.Triệu chứng có giá trị chẩn đoán bệnh bạch cầu cấp là:

A. Xuất huyết

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 422 trang tài liệu này.

B. Sốt kéo dài

C. Xét nghiệm huyết đồ có bạch cầu non

Bệnh học cơ sở - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình - 11

D. Thời gian máu chảy máu đông kéo dài

2.Trình bày triệu chứng của bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu kinh?

3. Trình bày nguyên tắc điều trị bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu kinh?

Bài 21

SHOCK (SỐC)


MỤC TIÊU

1. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán sốc.

2. Trình bày được các nguyên nhân gây sốc

3. Trình bày được nguyên tắc xử trí sốc


NỘI DUNG

1. Định nghĩa

Sốc là tình trạng thiếu oxy tổ chức do nguyên nhân tuần hoàn, thực chất là thiếu tưới máu tổ chức, biểu hiện trên lâm sàng bằng các dấu hiệu:

- Mặt tái, tím các đầu chi, mảng tím trên da, khi ấn vào các chi thì nhợt đi và chậm trở lại

- Da lạnh, mũi, các đầu chi lạnh, toát mồ hôi

- Mạch nhanh, huyết áp hạ, HA dao động và kẹt

- Nhịp thở nhanh

- Vô niệu ( dưới 50ml trong giờ đầu -sonde )

- Điện tâm đồ có rối loạn tái cực

2. Các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng

2.1. Lâm sàng

- Hạ huyết áp: Không có con số cứng nhắc cho huyết áp (HA). Nếu biết được số huyết áp lúc bình thường thì rất tốt. Trong truỵ mạch HA tụt nhanh đột ngột mà không dao động, còn trong sốc HA thường dao động trước khi trụy mạch. Trong sốc HA thường kẹt - khoảng cách HA tối đa và tối thiểu nhỏ. Thường đo áp lực tĩnh mạch trung tâm trong sốc nhằm giúp chẩn đoán và theo dõi sốc. Thường từ 0-5cm nước. Nếu áp lực giảm thường sốc do giảm thể tích, nếu tăng thường do suy tim hoặc ép tim cấp

- Nhịp tim thường nhanh hoặc rất nhanh, nhưng trong ngộ độc gacdenal hoặc meprobamat thường chậm hoặc sốc nhồi máu cơ tim mạch lại bình thường

- Ý thức: Bệnh nhân thường tỉnh hoặc có lo sợ hốt hoảng, cũng có khi lờ đờ khó tiếp xúc có khi hôn mê, nếu hôn mê phải nghĩ đến nguyên nhân ngộ độc, chấn thương sọ não

- Da: Da thường lạnh, toát mồ hôi, có mảng tím. Đôi khi da lại nóng do giãn mạch, đó là trường hợp sốc nóng hiếm gặp hơn (sốc nhiễm khuẩn)

- Nước tiểu: Nên theo dõi bằng sonde. Thường trong sốc lượng nước tiểu giảm hoặc vô niệu, khi nước tiểu tăng chứng tỏ tiến triển tốt.

- Thân nhiệt: Thường tăng trong sốc nhiễm khuẩn, lúc đầu rét run sau đó nhiệt độ có thể về bình thường. Chú ý cấy máu cho BN khi sốt

- Nhịp thở: Khi có sốc nặng nhịp thở nhanh và sâu do tăng thông khí tiên phát. Chú ý tìm các tổn thương ở đường hô hấp

- Các biểu hiện khác: Khám toàn thân tìm những tổn thương, tìm nguyên nhân: Thăm âm đạo, trực tràng cẩn thận. Chý ý tìm dấu hiệu chảy máu trong, dấu hiệu thủng tạng rỗng, dấu hiệu viêm tụy,vv...

2.2. Cận lâm sàng

- Điện tâm đồ: Thường có rối loạn, kali máu tăng

- Ure huyết tăng, ure niệu tăng hoặc giảm. Ure niệu cao chứng tỏ có suy thận chức năng nhưng nếu giảm có thể do tổn thương thận khi đó truyền dịch nhất là dịch có natri phải cân nhắc kỹ.

- Đường huyết thường tăng lúc đầu

- Thăng bằng kiềm toan: Thường không có rối loạn đáng kể về thăng bằng kiềm toan trong sốc nếu sốc nặng có thể thấy tăng lactat máu.

- Men: CK, AST, ALT tăng trong sốc do nhồi máu cơ tim, có thể tăng trong 1 số sốc khác. Amylaza tăng trong viêm tuỵ cấp

- Đông máu: Sốc nặng có thể dẫn đến đông máu trong mao mạch xét nghiệm có Fibrrin giảm, Prothrombin giảm, tiểu cầu giảm. Đông máu nội mạch là hậu quả của sốc chứ không phải là nguyên nhân gây sốc

3. Chẩn đoán

Trên lâm sàng khi có bệnh nhân trụy mạch, tụt huyết áp người ta thường nghĩ đến sốc. Để chẩn đoán sốc cần phải đối chiếu các biểu hiện như mạch, huyết áp nhịp thở, thân nhiệt da mặt... Cần thăm khám các cơ quan, làm các xét nghiệm để tìm các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của sốc. Khi điều kiện không cho phép không thể làm được các xét nghiệm người ta căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng nhất là huyết áp, tình trạng tuần hoàn, hô hấp để chẩn đoán sốc.

4. Phân loại và nguyên nhân gây sốc

Phân loại sốc thường dựa vào cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân gây sốc là đúng đắn và dễ hiểu nhất. Tuy nhiên cũng có những phân loại dựa trên tính chất của sốc. Sốc tiên phát gồm các nguyên nhân thần kinh và dị ứng, thường xuất hiện nhanh, khỏi nhanh hoặc chết. Sốc chậm thường xuất hiện muộn tiến triển chậm, điều trị phức tạp.

Phân loại theo nguyên nhân bao gồm các sốc sau đây:

* Sốc do tim:

Thường do nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi gây tình trạng tâm phế cấp. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như nhiễm độc nọc cóc, quinidine, quinin, nhiễm khuẩn thương hàn, bạch hầu. Có khi do các nguyên nhân rối loạn nhịp quá nhanh hoặc quá chậm, ngay sau mổ tim, ép tim do tràn máu, tràn dịch màng ngoài tim cấp...Thường sốc nặng trên bệnh nhân đã có bệnh tim từ trước, xử trí rất khó khăn

* Sốc giảm thể tích

Thường do mất máu trong chảy máu tiêu hoá, chửa ngoài tử cung vỡ, vỡ lách, phẫu thuật. Do mất huyết tương trong bỏng, viêm phúc mạc, viêm tuỵ. Mất nước, mất muối do nôn mửa, ỉa chảy cấp nhiễm khuẩn, tắc ruột, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, suy thượng thận cấp

* Sốc nguyên nhân thần kinh, ngộ độc, dị ứng làm giảm tuần hoàn ngoại

vi:

Điển hình là sốc phản vệ. Thường xảy ra sau khi tiêm hoặc uống một chất có

tính kháng nguyên như kháng sinh, các peptid lạ hoặc một số thức ăn. Biểu hiện rầm rộ bằng phù nề toàn thân phù nề đường hô hấp, truỵ tim mạch, tình trạng nặng có thể tử vong. Xử trí khẩn trương và đúng phác đồ có thể cứu được bệnh nhân

* Sốc nhiễm khuẩn:

Xảy ra trên bệnh nhân có nhiễm khuẩn nặng từ trước lại có mất máu mất nước, mất muối hoặc có bệnh tim phối hợp. Cũng có khi xảy ra sau truyền máu, truyền dịch bị nhiễm khuẩn. Thường là sốt nội độc tố nhưng cũng có khi do các vi khuẩn có ngoại độc tố như tụ cầu, liên cầu trực khuẩn mủ xanh,v.v...

* Sốc chấn thương:

Xảy ra sau các chấn thương nặng, đa chấn thương. Các sốc chấn thương có nhiều cơ chế gây nên: Mất máu, mất huyết tương, đau đớn, nhiễm độc sản phẩm chuyển hoá của các tổ chức dập nát... điều trị khó khăn do tổn thương thường lớn và nghiêm trọng.

5. Nguyên tắc chung trong xử trí sốc

Tuỳ theo nguyên nhân có cách xử trí riêng biệt. Đây là 10 động tác cơ bản khi xử trí sốc

- Sơ cứu chảy máu nếu có

- Đảm bảo thông khí: Oxy, hút đờm rãi, nội khí quản hoặc hô hấp nhân tạo khi

cần


- Đo huyết áp, lấy mạch

- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, qua đó đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, lấy

máu làm xét nghiệm, truyền dịch qua catheter thông thường hoặc dịch cao phân tử hoặc truyền máu nếu cần

- Ghi điện tim, điện não, đặt máy monitor theo dõi tim mạch

- Đặt sonde bàng quang lấy nước tiểu xét nghiệm, theo dõi lượng nước tiểu từng giờ.

- Lấy nhiệt độ.

- Chụp phổi tại giường

- Theo dõi tính chất, khối lượng phân

- Tìm và xử trí nguyên nhân gây sốc

Tại tuyến cơ sở không phải lúc nào cũng có đủ điều kiện để làm được mười bước xử trí sốc, thường chỉ thực hiện được ba bước đầu sau đó truyền dịch và nếu có thể duy trì huyết áp bằng dopamin, noradrenalin rồi tìm phương tiện vận chuyển lên tuyến trên. Chú ý trong khi vận chuyển vẫn cần xử trí tiếp tục.

6. Các loại dịch truyền

- Trong sốc do giảm thể tích máu: Dịch truyền được sử dụng rất rộng rãi, truyền ngay dung dịch natri clorua 9‰, glucoza 5%, huyết tương, dextran, các dung dịch cao phân tử như hemacel, heasteril 6%, plasma... nói chung có thể truyền bất cứ loại dịch truyền nào có trong tay trong khi chờ máu truyền (chú ý không truyền glucoza 30%). Trong sốc do mất nước mất muối: Natriclorua 9‰. glucoza 5%, bicacbonat 14‰, có thể cho thêm Kali vào dich truyền nhưng cần đánh giá kali máu

- Tốc độ và lượng dịch truyền phụ thuộc áp lực tĩnh mạch trung tâm, tình trạng sốc và mức độ giảm thể tích máu

- Đối với sốc nhiễm khuẩn, sốc chấn thương: Việc truyền máu hết sức cần thiết vì thường trong sốc nhiễm khuẩn có tan máu và xuất huyết. Sốc chấn thương thường có chảy máu nhiều khi chảy máu và mất huyết tương nặng . Khi không có máu hoặc huyết tương mới dùng các dịch truyền như đã nêu trên.

- Truyền dịch trong sốc cần chú ý đề phòng phù phổi cấp bằng cách theo dõi mạch huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung tâm, nước tiểu, thể tích gan, tĩnh mạch cổ, nghe tim, nghe phổi

- Trong sốc tim và sốc phản vệ: Vấn đề truyền dịch không phải là cơ bản. Dịch truyền chỉ vừa đủ để duy trì đường tĩnh mạch cho phép truyền các loại thuốc vận mạch, trợ tim

7. Các thuốc trong điều trị sốc

* Các thuốc co mạch: Noradrenalin, adrenalin, dopamin:

* Các thuốc kích thích thụ thể beta

* Corticoid: Có thể xử dụng hydrocortison hemisucinate (Solu-cortef), hoặc Methylprednisolon (Solu-medrol) truyền nhỏ giọt tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch chậm

* Trợ tim:

* Chống toan máu

* Xử trí các rối loạn đông máu:

8. Điều trị các nguyên nhân

Tuỳ theo nguyên nhân mà có biện pháp điều trị thích hợp mới có hiệu quả trong hồi sức sốc.

9. Dự phòng sốc

9.1. Dự phòng chung

Trong điều trị thường ngay ở các khoa phòng cần đánh giá đúng tình trạng nặng của bệnh nhân không để bệnh nhân rơi vào tình trang sốc nhất là các sốc như nhiễm khuẩn, sốc do tim.

Trong đời sống hàng ngày trước các nguyên nhân gây đau đớn như chấn thương, bỏng nặng... cần được xử trí ngay như cố định giảm đau, và chuyển lên tuyến trên không để bệnh nhân đau quá dẫn đến sốc

9.2. Dự phòng đặc hiệu và dự phòng tai biến điều trị

Bù đủ lượng dịch cần thiết cho các bênh nhân có nguy cơ sốc trong bệnh viện. Cho kháng sinh đủ và đúng với các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, với các bệnh nhân nhiễm trùng đường mật cần hết sức đề phòng sốc mật. Trong chấn thương nhất là gãy xương đùi, đa chấn thương phải giảm đau an thần tốt có thể cho morphin để phòng sốc do đau đớn.

Phòng tai biến sốc phản vệ khi dùng kháng sinh và một số thuốc có thể gây sốc như novocain ...bằng cách thử phản ứng trước tiêm


LƯỢNG GIÁ


1.Trình bày các nguyên nhân gây shock?

2. Trình bày triệu chứng lâm sàng của shock?

3. Trình bày các nguyên tắc điều trị shock?

Bài 22

ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM


MỤC TIÊU

1. Trình bày được đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

2. Trình bày được phân loại bệnh truyền nhiễm

3. Trình bày được căn cứ chẩn đoán và phương hướng điều trị bệnh truyền

nhiễm


NỘI DUNG

1. Vị trí và tầm quan trọng của môn học

Trước kia bệnh truyền nhiễm được xếp chung vào các bệnh nội khoa. Từ nửa đầu thế kỷ XIX, nó được tách ra thành một chuyên khoa độc lập.

Bệnh truyền nhiễm đa số là những bệnh thường gặp ở tất cả các nước trên thế giới. Tùy từng vùng địa lý, khí hậu, tùy trình độ dân trí và điều kiện sống của mỗi vùng mà tỷ lệ mắc bệnh và cơ cấu bệnh tật khác nhau (vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vùng có điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn lạc hậu thì tỷ lệ mắc bệnh cao và có nhiều loại bệnh truyền nhiễm hơn)

Bệnh truyền nhiễm đều có khả năng lây từ người bệnh sang người lành, nhiều bệnh phát triển thành dịch (thậm chí là đại dịch). Do vậy số lượng bệnh nhân truyền nhiễm rất đông và số lượng tử vong cũng lớn.

Ngày nay nhờ sự phát triển của khoa học nói chung và y học nói riêng, nhiều bệnh truyền nhiễm đã được đẩy lùi, có những bệnh được vĩnh viễn xóa bỏ (như bệnh đậu mùa). Tuy vậy một só bệnh như sốt rét, viêm gan virus, Dengue xuất huyết, sốt xuất huyết, nhiễm HIV/AIDS…

Việt Nam là nước nhiệt đới, điều kiện sống còn thấp, nhiều tập quán sinh hoạt lạc hậu. Vì vậy bệnh truyền nhiễm chiếm tỷ lệ rất cao, nhiều vụ dịch xảy ra quanh năm ( như Dengue xuất huyết, sốt rét, nhiễm khuẩn do màng não cầu, dịch tả, dịch hạch…)

2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu

Từ cổ xưa – thời Hypocrat bệnh truyền nhiễm đã được người ta biết với tên gọi là “ Bệnh dịch ” để nói lên tính chất nặng và phát triển rộng của bệnh. Thời đó người ta cho rằng bệnh có liên quan đến những “ khí độc ”. Vào thế kỷ XVI, bắt đầu ra đời khái niệm “lây” thay cho quan niệm “khí độc”. Học thuyết về sự lây bệnh từ người bệnh sang người lành được D.S.Samoilovitra đề xuất vào năm 1784. Từ nửa đầu thế kỷ XIX người ta mới chia bệnh truyền nhiễm thành một chuyên ngành riêng biệt. Tiếp sau là sự phát minh ra kính hiển vi đã tìm ra những vi khuẩn (mầm bệnh) mà các bác học đi đầu là L.Pasteur, R.Koch, I.I.Mechnhicop… Từ khi kính hiển vi điện tử ra đời, có thể phóng đại gấp hàng chục, trăm nghìn lần đã giúp cho việc tìm ra virus.

3. Những đặc điểm của bệnh truyền nhiễm

3.1. Những đặc điểm về bệnh sinh, đường lây và phát bệnh

+ Bệnh truyền nhiễm là bệnh do vi sinh vật gây ra, gọi là mầm bệnh. Mỗi một bệnh truyền nhiễm do một loại mầm bệnh gây nên

+ Bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe bằng nhiều đường khác nhau. Nhiều bệnh có một đường lây truyền, một số ít bệnh có 2 đến 3 đường lây truyền .

+ Bệnh phát triển thường có chu kỳ mà trong lâm sàng gọi là các giai đoạn của bệnh diễn ra kế tiếp nhau : nung bệnh, khởi phát, toàn phát, lui bệnh và hồi phục.

+ Sau khi mắc bệnh truyền nhiễm, cơ thể có đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Quá trình đó gọi là tạo thành miễn dịch. Tùy theo bệnh và tùy theo cơ thể người mà miễn dịch được hình thành với mức độ khác nhau, thời gian tồn tại miễn dịch bảo vệ cũng khác nhau.

+ Sức thụ bệnh khác nhau tùy theo loại bệnh và cơ thể bệnh nhân : có loại bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh sẽ mắc 100%; nhưng cũng có loại mầm bệnh khi cơ thể nhiễm phải mầm bệnh không nhất thiết trường hợp nào cũng mắc bệnh.

3.2. Tiến triển của bệnh

Bệnh truyền nhiễm diễn ra qua các thời kỳ ( hay còn gọi là “giai đoạn” ) sau :

3.2.1. Thời kỳ ủ bệnh

Từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho tới trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Trong thời kỳ này, người bệnh không cảm thấy có triệu chứng gì. Thời kỳ ủ bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào loại bệnh, số lượng và độc tính của mầm bệnh, sức đề kháng của cơ thể. Thời kỳ này rất ngắn (hàng giờ ) nhưng có thể rất dài ( hàng tháng ). Có không ít trường hợp người nhiễm bệnh mang mầm bệnh kéo dài ( thể tiềm tàng hoặc người lành mang mầm khuẩn ).

3.2.2. Thời kỳ khởi phát

Là những triệu chứng đầu tiên của bệnh xuất hiện nhưng chưa phải lúc bệnh nặng và rầm rộ nhất. Bệnh truyền nhiễm thường khởi phát theo 2 kiểu : Từ từ và đột ngột. Hầu hết các bệnh truyền nhiễm đều có sốt và một trong những triệu chứng khởi phát đầu tiên cũng là sốt.

3.2.3. Thời kỳ toàn phát

Là lúc bệnh phát triển rầm rộ nhất và thể hiện đầy đủ các triệu chứng nhất, đồng thời cũng là lúc bệnh nặng nhất. Các biến chứng cũng thường hay gặp trong thời kỳ này. Trong một lúc có thể biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau.

3.2.4. Thời kỳ lui bệnh

Do sức chống đỡ của cơ thể người bệnh tốt, mặt khác do tác động của điều trị, mầm bệnh và độc tố của chúng dần dần được loại trừ ra khỏi cơ thể. Người bếnh sẽ cảm thấy đỡ dần. Những triệu chứng của thời kỳ toàn phát dần dần mất đi. Nếu không được can thiệp sớm và có hiệu lực, một số bệnh diễn biến kéo dài, tái phát với những biến chứng và hậu quả nặng.

3.2.5. Thời kỳ hồi phục (lại sức)

Sau khi mầm bệnh và độc tố của chúng được loại trừ ra khỏi cơ thể người bệnh thì những cơ quan bị tổn thương dần dần bình phục và trở lại hoạt động hầu như bình thường chỉ còn những rối loạn không đáng kể. Bệnh nhân có thể ra viện về nghỉ ngơi hoặc tiếp tục lao động, chiến đấu được tùy theo khả năng bình phục.

4. Phân loại bệnh truyền nhiễm

Có rất nhiều cách phân loại bệnh truyền nhiễm tùy theo những quan niệm, mục đích khác nhau. Trong lâm sàng người ta hay áp dụng cách phân loại bệnh theo đường lây gồm 5 nhóm để tiện cách ly, quản lý đồng thời cũng tiện cho chăm sóc điều trị. 5 nhóm bệnh đó là

- Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa

- Bệnh lây truyền theo đường hô hấp

- Bệnh lây truyền theo đường máu

- Bệnh lây truyền theo đường da và niêm mạc

- Bệnh truyền nhiễm có thể lây bằng nhiều đường khác nhau.

5. Một vài quan niệm khác

+ Nhiễm trùng hỗn hợp

Thông thường một bệnh truyền nhiễm chỉ do một mầm bệnh gây ra nhưng có khi lại đồng thời một lúc hai hay nhiều mầm bệnh cùng phối hợp tác động gây bệnh. Khi đó gọi là nhiễm trùng hỗn hợp hay đồng nhiễm.

+ Nhiễm trùng thứ phát

Trong khi bệnh đang tiến triển, chưa khổi lại có mầm bệnh khác nhờ điều kiện thuận lợi đó mà xâm nhập gây bệnh nặng thêm thì gọi là nhiễm trùng thứ phát (hay bội nhiễm).

+ Tái phát

Khi bệnh chưa khỏi hẳn, do một điều kiện thuận lợi nào đó làm các triệu chứng của bệnh quay trở lại.

+ Tái nhiễm

Tái mắc lại bệnh đó, do nhiễm lại mầm bệnh (mà trước kia đã mắc) thêm lần

nữa.

6. Căn cứ chẩn đoán và phương hướng điều trị

6.1. Căn cứ chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm dựa vào căn cứ sau

6.1.1. Dịch tễ

- Khai thác những người cùng sống đã có ai mắc bệnh tương tự chưa; nhất là việc tiếp xúc với những bệnh nhân có căn bệnh đã được chẩn đoán

- Động vật nơi sống có gì đặc biệt (vì bệnh lây từ súc vật sang người như than, dịch hạch…)

- Khu vực sống hoặc đến công tác có ổ dịch lưu hành gì (sốt rét, dịch hạch, dịch tả…); mùa phát bệnh.

Yếu tố dịch tễ chỉ là yếu tố tham khảo, gợi ý hướng chẩn đoán.

6.1.2. Lâm sàng

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng nổi bật và đặc trưng cho từng bệnh. Đây là căn cứ có ý nghĩa khoa học và trong thực tế lâm sàng đôi khi là quyết định.

6.1.3. Xét nghiệm

- Xét nghiệm không đặc hiệu : Công thức máu, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu và các xét nghiệm chức phận liên quan.

- Xét nghiệm đặc hiệu : Là yếu tố quyết định chẩn đoán. Xác định được mầm bệnh hoặc các dấu ấn của mầm bệnh (kháng nguyên, kháng thể…).

6.2. Phương pháp điều trị bệnh truyền nhiễm

6.2.1. Điều trị đặc hiệu

Là diệt mầm bệnh (vi khuẩn, virus, rickettsia, ký sinh trùng, nấm…). Thuốc diệt mầm bệnh thường là các loại kháng sinh và hóa dược hoặc thảo dược. Điều trị đặc hiệu quyết định làm khỏi bệnh triệt để

6.2.2. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh

Tác động lên quá trình sinh bệnh nhằm ngăn cản hoặc điều chỉnh những rối loạn bệnh lý. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh hiện nay là biệ pháp duy nhất giúp người bệnh qua khỏi các bệnh do virus, vì hiện tại chưa có thuốc có tác dụng thực sự diệt virus.

6.2.3. Điều trị triệu chứng

Nhằm làm giảm các triệu chứng giúp cho người bệnh dễ chịu hơn và được coi là biện pháp điều trị hỗ trợ cần thiết

Xem tất cả 422 trang.

Ngày đăng: 30/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí