Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 21


hiếu với cha mẹ, thầy trò phải đạo, vợ chồng chung thủy, anh em kính nhường, bạn bè tín thật theo đúng với Đạo lý. Tuy nhiên, qua văn bản tục ngữ, ca dao – dân ca sự xuất hiện của các mối quan hệ theo nội dung của Nghĩa có sự chênh lệch khá lớn. Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào các mối quan hệ được phản ánh nổi bật về số lượng và có sự tiếp biến rò ràng xét theo Nghĩa của Nho giáo: Nghĩa vua tôi mà chúng tôi vừa giới thiệu ở trên cùng với Nghĩa cha mẹ, Nghĩa thầy trò, Nghĩa vợ chồng. Nghĩa trong các mối quan hệ: anh em, bạn bè rất hiếm được đề cập, chúng tôi sẽ không đi sâu.

Nghĩa cha mẹ được biểu hiện qua chữ Hiếu: “Niềm kim thạch, nghĩa cù lao/ Bên tình bên hiếu ở sao cho vẹn tuyền” [75, tr. 1780]. Như chúng tôi đã phân tích ở phần Hiếu, trong chữ Hiếu đối với cha mẹ có một phần ý nghĩa của chữ Nghĩa. Hiếu của người con ngoài sự kính trọng, thương yêu, phụng dưỡng cha mẹ hết mực còn là hành vi báo ân, trả nghĩa cho cha mẹ. Cha mẹ đã khổ cực sinh dưỡng, nuôi dạy con, đó vừa là bổn phận nhưng cũng là sự hy sinh theo cách hiểu của Nghĩa:

Ơn cha ba năm cúc dục

Nghĩa mẹ chín tháng cưu mang Bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn Biết lấy chi trả Nghĩa khó khăn

Đôi lứa ta phải lên non xắn đá, xây lăng phụng thờ.

[75, tr. 1879]

Con cái luôn phải ghi nhớ Nghĩa trả Nghĩa, Ân báo Ân đối với công cha nghĩa mẹ. Họ dạy con rằng: “Công cha nghĩa mẹ đừng quên/ Con nên báo đáp trả đền hẳn hoi” [74, tr. 1374]. Cách khuyên dạy nghe có vẻ quá “sòng phẳng”, nhưng về mặt đạo đức đó là lẽ đương nhiên, là “đạo làm người”. Đối với các bậc cha mẹ, công sinh dưỡng, sự hy sinh không cần báo đáp, nhưng về phía người con, họ phải tự nhận thức về giá trị cuộc sống mình đang có để trau dồi nhân cách, xây dựng lối sống vì người khác, đầu tiên là vì cha mẹ để làm tiền đề cho những bản tính chân thiện khác phát huy. Vì vậy, họ bảo rằng: “Ở cho thỏa chí người xưa/ Đền ơn trả nghĩa thuở xưa bế bồng/ Nhất hiếu lập vạn thiện tòng” [75, tr. 2844]. Nghĩa trong


mối quan hệ phụ (mẫu) – tử mang tính hai chiều: cha mẹ hy sinh cho con cái, thì con cái phải ghi nhớ và đền trả thông qua hành động hiếu kính.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Có một điều đặc biệt bộc lộ qua cách xác định Nghĩa trong ca dao – dân ca là Nghĩa được ghi dấu riêng cho công của mẹ mà không nói riêng cho người cha, trừ một vài trường hợp đi cùng với người mẹ: “Anh về báo nghĩa sinh thành/ Chừng nào bóng xế rủ mành hẵng hay” [74, tr. 167]. Sự khó nhọc của người cha được xem là một sự ban ơn nên hay xuất hiện theo cụm: “Ơn cha nghĩa mẹ”. Kinh Thi khi nói về công ơn cha mẹ đã phân định: “Phụ hề sinh ngã (Cha truyền hơi khí sinh ta)/ Mẫu hề cúc ngã (mẹ mang nặng đẻ ra ta)” [157, tr. 302], cha tạo hình hài, truyền sự sống cho con; mẹ dưỡng nuôi từ trong bào thai đến khi trưởng thành, nên có câu “cha sinh mẹ dưỡng”. Người dân thì phân biệt: “Công cha ba năm sinh thành tạo hóa/ Nghĩa mẹ chín tháng cực khổ cưu mang” [74, tr. 711]. Cách diễn đạt như thế, người dân có ý phân định: cha làm việc gì cho con được xem như là ban ơn hơn là chia sẻ cảm thông và điều này không nằm ngoài chủ trương của Nho giáo “cha con trọng ở ân”. Trong khi đó, mẹ lại là người cực khổ, hy sinh cho con tất cả như nội dung của một số bài ca dao mà chúng ta đã thuộc nằm lòng. Đặc biệt, cả hai bài ca dao dài mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu cũng xoáy vào công đức của mẹ. Sự tập trung ấy tạo nên quan niệm xã hội xem trọng những hy sinh của các bậc mẫu từ. Đối với các bà mẹ trong xã hội Nho phong, ngoài khả năng thiên bẩm là sinh dưỡng con cái, họ còn nhận thức rất rò vai trò và bổn phận của mình: “Có con phải khổ vì con/ Có chồng phải ngậm bồ hòn đắng cay” [74, tr. 606]. Nội dung này thống nhất theo sự phân công lao động của Nho giáo: người vợ đảm đương công việc nội trợ, trong đó có sự chăm sóc, nuôi nấng con cái, phục vụ chồng theo lẽ “tòng phu”. Trong khi, việc giáo dục con cái và những việc bên ngoài xã hội được tin cẩn dành riêng cho người đàn ông. Ở đây, chính trong cách thể hiện nghĩa sinh thành hướng tới người mẹ, ngoài sự miêu tả sự khó nhọc, đức hy sinh của người mẹ còn cho thấy sự trân trọng của người con nói riêng và xã hội nói chung về công đức mà người mẹ đã dành cho con. Điều này vượt xa với sự gợi mở ban đầu của Kinh Thi, từ một sự trắc ẩn đã trở thành một quan niệm xã hội, một truyền thống dân tộc.


Sự tiếp biến Nho giáo ở Việt Nam qua tục ngữ, ca dao – Dân ca người Việt - 21

Nho giáo cực đoan luôn xem nhẹ vai trò của người phụ nữ đối với xã hội nhưng tư tưởng bình dân, được xây dựng trên nền bản sắc không phân biệt nam nữ, đã đánh giá, ghi nhớ sự đóng góp không nhỏ của người phụ nữ trong việc cưu mang, nuôi dạy con cái thành người, thành những công dân có ích cho xã hội. Bằng lời lẽ trân trọng, họ nhắc nhở người con phải ghi nhớ Nghĩa mẹ bên cạnh Ơn cha. Trong chừng mực nào đó, điều này thể hiện sự công bằng trong quan niệm truyền thống của tư tưởng bình dân, ở nội dung Hiếu chúng ta cũng thấy được ít nhiều. Có thể nói, quan niệm tiến bộ này đã ảnh hưởng ngược lại tư tưởng phong kiến trong việc nhìn nhận vai trò của người phụ nữ đối với sự thành đạt của người đàn ông mà chúng tôi đã có dịp đề cập ở phần Phận, khi nói đến Nghĩa vợ chồng chúng tôi sẽ bổ sung. Tính “đa dạng” (diversity) văn hóa tồn tại và duy trì trong cộng đồng làng xã đã có sự tương tác lẫn nhau giữa các nền văn hóa.

Có thể nói xã hội phong kiến Việt Nam quan tâm đến vai trò và những đóng góp của người phụ nữ ngay trong gia đình và cả ngoài xã hội (mang tính gián tiếp, sau hào quang của người đàn ông) là vì, tuy với vai trò “nội trợ”, “hỗ trợ” nhưng người phụ nữ Việt Nam là chỗ dựa vững chắc về vật chất cũng như tinh thần của gia đình, âm thầm, bền bỉ giúp người đàn ông yên tâm tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng được xã hội phân công. Nhiệm vụ trọng yếu nhất, tiêu tốn gần như cả cuộc đời của người đàn ông trong thời phong kiến là học tập, dùi mài kinh sách để ứng thí, đỗ đạt, ra làm quan, trước là mang vinh hiển về cho gia đình, dòng họ, sau là để giúp đời. Trên con đường lập thân ấy, bên trong người đàn ông cậy nhờ người vợ, “nội tướng” của mình; bên ngoài, anh ấy được sự dìu dắt của người thầy. Người thầy đối với Nho giáo không chỉ là người cung cấp kiến thức mà còn là người răn dạy Đạo lý, giúp học trò “tu thân” trước khi “tề gia”, “trị quốc”, “bình thiên hạ” thông qua sách vở và chính hình mẫu mực thước của một “chính nhân quân tử” mà thầy đã trau dồi được. Người đàn ông trên con đường lập thân phải ghi lòng tạc dạ hai chữ Nghĩa: Nghĩa vợ và Ơn thầy. Vì thế, họ hứa chắc rằng: “Bao giờ chiếm đặng bảng vàng/ Ơn thầy ta trả nghĩa nàng nào vong” [74, tr. 239].


Đối với người con trai, sự giúp đỡ của thầy là một thâm ân sánh ngang với công tạo tác của cha: “Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu” [74, tr. 1170]. Trong xã hội Việt Nam, vị trí của người thầy về mặt tinh thần và tình cảm rất được trọng vọng, tạo thành quan niệm đạo đức truyền thống của người Việt “Tôn sư trọng đạo”.

Vì vai trò và vị trí xã hội quan trọng như vậy nên người thầy phải “tu thân” và ứng xử đúng với danh phận của mình. Trước hết họ phải có một trình độ học vấn nhất định, theo Nguyễn Thế Long khi tìm hiểu về các loại hình giáo dục cho biết: đối với các loại trường quốc học (nhà nước thành lập) có quy định cụ thể về trình độ và phẩm trật cho những người chịu trách nhiệm quản lý hoặc đứng lớp. Ngay cả ở cấp xã, khi ban Chiếu lập học, vua Quang Trung cũng chỉ rò: “Chiếu này ban xuống, dân các xã nên lập nhà học của xã mình. Chọn những nho sĩ có học, có đức hạnh trong xã, đặt làm chức giảng dụ để dạy dỗ học trò” [95, tr. 98]. Còn các trường dân lập, do dân tự tổ chức nơi thôn xóm, như chúng tôi đã giới thiệu nhận xét của Nguyễn Công Lý ở chương một, các thầy dạy phải có một trình độ Nho học nhất định cùng với đức hạnh mẫu mực, đảm bảo sự quý mến và nể phục nơi người dân. Sự ngưỡng mộ mà các cô gái dành cho anh tú, anh đồ đã phản ánh vị trí của họ trong lòng người dân:

Chẳng tham ruộng cả ao sâu Tham vì anh tú rậm râu mà hiền Chẳng tham ruộng cả ao liền

Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.

[74, tr. 471]

Trước đây, trong xã hội Nho giáo, người thầy có vai trò chính trị rất lớn. Mạnh Tử trích lời Kinh Thư để nêu lên quan điểm của mình về vị trí của người thầy trong xã hội: “Trời sinh ra dân, lập ra vua, tạo ra thầy để trợ giúp việc cai quản thiên hạ” (Thư viết: “Thiên giáng hạ dân, tác chi quân, tác chi sư, duy viết kỳ trợ” [30, tr. 48]). Nho giáo cho rằng sự xuất hiện của người thầy trong cơ cấu xã hội là do ý Trời. Cách lý giải này nhằm thiêng liêng hóa hình ảnh của người thầy sánh cùng với bậc


quân tử. Người thầy giữ vai trò quan trọng trong công cuộc gây dựng nề nếp, tạo phong tục cho xã hội, giúp vua giữ cho xã hội theo đúng Đạo. Minh Tâm bảo giám đặt nặng trách nhiệm giáo dục lên vai người thầy: “Dưỡng bất giáo, phụ chi quá; giáo bất nghiêm sư chi đọa” [33, tr. 10] (Nuôi con mà không dạy là lỗi ở cha. Dạy mà không nghiêm là thiếu sót của thầy). Đối với dân, thầy trở thành người cha tinh thần dẫn dắt họ nương theo con đường Đạo lý, tìm về với bản tính thiện. Thầy là một nhân vật hết sức quan trọng không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà bao trùm cả lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội. Trong việc góp phần tạo nên một công dân có ích cho xã hội, vai trò của thầy luôn sánh ngang với công cha nghĩa mẹ:

Ngày nào em bé cỏn con Bây giờ em đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, công thầy Nghĩ sao cho bò những ngày ước ao.

[75, tr. 1625]

Từ thời Hậu Lê, vai trò của người thầy được khẳng định trong các bộ luật. Điều 45 Luật Hồng Đức xác định mối quan hệ thầy – trò một cách cụ thể: “Thầy học có địa vị như chú bác cha mẹ. Học trò thì coi như con của anh em” [130, tr. 53]. Vì thế, không cho phép ai có hành vi xúc phạm thầy. Phạm vào tội bất nghĩa đối với thầy là phạm vào tội đại ác. Cùng một hành vi nhưng vi phạm với thầy sẽ bị nâng cao hơn so với người thường và hình phạt cao nhất là xử chém. Điều 489 nêu rò: “Học trò đánh, lăng mạ thầy học thì xử nặng tội hơn tội lăng mạ người thường, nhưng tăng ba bực, đánh chết thì xử chém” [130, tr. 265]. Luật Gia Long cũng quy định tương tự [128, tr. 761].

Người dân với tinh thần hiếu học cũng có quan niệm và thái độ quý trọng thầy hết mực. Công lao dạy dỗ của thầy sánh ngang với công dưỡng dục của cha. Người dân cho rằng: “Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây/ Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu” [74, tr. 1170]. Một bài khác giải thích rò lý do tại sao phải xem trọng Nghĩa thầy:

Mẹ cha công đức sinh thành


Ra trường thầy dạy học hành cho hay Muốn khôn thì phải có thầy

Không thầy dạy dỗ, đố mày làm nên Mười năm luyện tập sách đèn

Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy Yêu kính thầy mới làm thầy

Những phường bội bạc sau này ra chi.

[74, tr. 1457]

Kết cấu bài thơ theo lối so sánh công cha mẹ – nghĩa thầy trò đã hàm ý tính tương đồng về ý nghĩa giữa vai trò của người cha và người thầy trong sự thành đạt của người đàn ông. Tương đồng ở giá trị tạo tác hình hài của cha và sự kèm cặp, dạy bảo để lập thành danh thế ở đời của thầy, nhấn mạnh đến sự tồn tại và tồn tại như thế nào có ý nghĩa như nhau, nếu không muốn nói vế thứ hai quan trọng hơn đối với những người sống theo lý tưởng “Hữu sát thân dĩ thành nhân”, danh thơm để đời quan trọng hơn mạng sống. Vì thế mà người dân luôn nhắc nhở nhau“ Không thầy đố mày làm nên”. Một khi đã công thành danh toại thì người đàn ông phải ghi nhớ “ơn thầy” nhất thiết phải trả, đồng thời với một thâm ân khác là “nghĩa nàng” cũng không thể quên, nếu muốn chứng tỏ mình là người biết sống theo “đạo thánh hiền”.

Trong mối quan hệ lứa đôi, Nghĩa là sự tương hợp giữa hai cá nhân xa lạ “Duyên ta là ngãi tình cờ/ Bấy lâu luống những ngẩn ngơ chờ nàng” [74, tr. 779]. Khi đã cảm mến và hiểu được nhau, hai cá nhân tiến đến “kết nghĩa”, “gá nghĩa” để tạo nên một sản phẩm hoàn hảo mà tạo hóa luôn trân trọng. Bên cạnh cái Tình bộc phát giữa những người khác phái thì cái Nghĩa, sự cân nhắc của lý trí, theo định hướng của Đạo lý: “Đường dài ngựa chạy biệt tăm/ Người thương có nghĩa trăm năm cũng về” [74, tr. 1007] đã giúp các đôi trai gái vượt qua những bất đồng, dung hợp những cá tính trái ngược để đi với nhau cho đến cuối đoạn đường đời. Đối với họ: “Đã rằng là nghĩa vợ chồng/ Dầu cho nghiêng núi cạn sông chẳng rời” [74, tr. 786]. Yếu tố làm nên sự keo sơn gắn bó trong mối quan hệ gái trai của Nghĩa là vì Đạo. Nó giúp hai vợ chồng biết thông hiểu, trở nên rộng lượng và dễ tha thứ: “Đốn


cây ai nỡ dứt chồi/ Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương” [74, tr. 971]. Nghĩa lứa đôi không dừng ở mức độ quy tắc cư xử mà là một hấp lực, là lý do khiến trai gái tìm đến nhau: “Duyên trăm năm lại bỏ, nghĩa một ngày lại theo” [74, tr. 860]. Đôi khi là biểu trưng của mối quan hệ lứa đôi nên Nghĩa thường đi trước những cụm từ chỉ quan hệ lứa đôi như Nghĩa vợ chồng, Nghĩa tào khang, Nghĩa Châu Trần… Trong trường hợp cần thiết nó dùng để định danh cụ thể cho đối tượng là nam hay nữ trong mối quan hệ đó, theo cách gọi “người nghĩa”. Xin dẫn một ví dụ: “Chim quyên xuống đất tha mồi/ Tôi xa người nghĩa, đứng ngồi không yên” [74, tr. 538]. Trong những trường hợp này, Nghĩa trở thành tính cách đặc trưng của đối tượng, là đại diện của nhân vật trữ tình.

Giới hạn trong phạm vi ca dao – dân ca, tính chất trữ tình của thể loại đã tạo nên sự xuất hiện tập trung với tần suất cao của mối quan hệ Nghĩa – Tình. Nghĩa và Tình đã nảy sinh những quan hệ đặc biệt, vượt ra ngoài khuôn phép của Đạo lý. Không như chủ trương chung của Nho giáo, Tình là cái ham muốn cần phải kềm giữ, tránh bộc lộ làm cho hành vi trở nên vượt Lễ, Tình ở đây đã được đặt song hành với Nghĩa: “Thương tình nhớ ngãi cố tri/ Tình thâm ngãi nặng ra đi tìm nường” [75, tr. 2251]. Tình và Nghĩa bổ sung cho nhau để tạo nên mối quan hệ lứa đôi hoàn hảo, da diết yêu thương nhưng không quên bổn phận, trách nhiệm của mỗi thành viên trong mối quan hệ khác phái:

Nghĩa đa mang thề nguyền đã nặng Mối tình này kết đặng chớ xa Chạnh đau lòng như thiết như tha

Nhớ câu thề non hẹn bể lẽ đâu mà dám quên.

[75, tr. 1646]

Tâm trạng buồn thương của nhân vật trong bài thơ là sự bộc lộ thẳng thắn xúc cảm yêu thương, bên cạnh đó, còn cho thấy sự bền lòng chung thủy vì đã trao tình với hình thức thề nguyền, cả hai làm cho mối tình chất chứa bi lụy, nhưng nhờ sự tỉnh táo của lý trí, nhắc nhở cách cư xử trước sau của Nghĩa đã gia thêm tính sâu đậm và sự bền chặt của mối lương duyên.


Chữ tình càng trọng, chữ nghĩa càng dài Cũng vì duyên nợ khéo đặt bày

Khiến hôm nay gặp gỡ, ngàn ngày không quên.

[75, tr. 2303]

Nghĩa và Tình đã bổ trợ cho nhau trong vai trò giữ gìn sự gắn kết, thủy chung của lứa đôi. Đây cũng là lý do tại sao khi chọn bạn đời, các chàng trai cô gái thường tập trung vào Nghĩa, vì Tình là bản năng, mang tính tất yếu nhưng dễ mai một, trong khi Nghĩa sẽ bù đắp, tạo nên sự vững chắc, bền bỉ cho Tình. Người con trai chủ động chọn người bạn đời biết Nghĩa: “Nước trong giếng đá, cá lội thấy hình/ Thấy em có nghĩa động tình anh thương” [75, tr. 1835]. Nghĩa là yếu tố thuyết phục và ưu tiên nhất trong sự chọn lựa đối tượng để trao gởi Tình. Cách bộc lộ tình cảm của các chàng trai cô gái tương tự như sự thể hiện tình cảm của các nhân vật chính trong truyện thơ Nôm, đã được Trần Đình Hượu nhận xét: “Không phải ở đây tình không sâu sắc nhưng theo cách nghĩ của tác giả tình được chuyển thành nghĩa, phát lộ theo nghĩa và theo lễ. Cái đẹp là ở nghĩa và lễ nữa chứ không phải ở tình” [61, tr. 197].

Nghĩa, suy cho cùng là những hành xử nhân ái, kính nhượng, tương thân tương trợ giữa người với người. Nghĩa là bản chất nhân văn của con người. Ở đâu có con người ở đó có sự xuất hiện của Nghĩa. Đối với Nho giáo, Nghĩa là con đường đưa con người đạt đến tính chân thiện, trải dài qua các mối quan hệ: Nghĩa vua – tôi, biểu hiện qua đức Trung quân; Nghĩa mẹ cha, là trách nhiệm nuôi dạy con cái của cha mẹ; đối với người con, Nghĩa lồng trong đạo Hiếu; Nghĩa vợ chồng là sự tương kính và thủy chung; Nghĩa anh em, đó là sự nhường nhịn, yêu quý nhau; Nghĩa bạn bè cốt là giữ chữ Tín. Tính nền tảng cơ bản của Nghĩa đôi khi lại nổi bật, trở thành đại diện cho những đức tính mà nó nâng đỡ. Chúng ta thường nghe các cụm từ: Nghĩa vua tôi, Nghĩa mẹ cha, Nghĩa chồng, Nghĩa vợ, Nghĩa anh em, Nghĩa bạn bè... Nghĩa vừa là nguyên nhân thúc đẩy đưa đến những hành xử cao đẹp vừa là mục đích hướng đến của những lối hành xử đó. Riêng đối với người dân Việt, họ đã không để cho Nghĩa đơn độc trong quá trình thực hiện sứ mệnh của mình, Nghĩa luôn có sự hỗ trợ của chữ Tình (trừ mối quan hệ vua – tôi). Trong gia đình thì Tình

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí