Thực Trạng Lập Lập Kế Hoạch Dạy Học Địa Lí Của Tổ Chuyên Môn Định Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Ở Các Trường Thpt Huyện Kim Động,

Qua kết quả khảo sát và phỏng vấn trực tiếp cho thấy, việc xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng PTNL cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên đạt ở mức độ trung bình.

Được đánh giá ở mức Khá là “Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi (ĐTB: 3,1). Nội dung công tác kế hoạch được đánh giá ở mức Trung bình là:

Xây dựng kế hoạch dạy học của bộ môn Địa lí theo tiếp cận năng lực (ĐTB: 2,5).

Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học theo học kỳ, năm học theo định hướng phát triển năng lực (ĐTB: 2,4).

Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của bộ môn, kế hoạch cá nhân (ĐTB: 2,5)

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch của môn học theo kế hoạch hoạt động của nhà trường và của tổ chuyên môn (ĐTB: 2,2)

Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên môn Địa lí (ĐTB: 1,8)

Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lí (ĐTB: 1,9)

Kế hoạch đổi mới sinh hoạt chuyên môn (ĐTB: 1,9)

Nội dung trong công tác kế hoạch được đánh giá ở mức trung bình là:

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí (ĐTB: 1,7)

Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa môn Địa lí (ĐTB: 1,7)

Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí ở mức độ tốt vì đây là công việc hàng năm của các trường. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Địa lí, xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa môn Địa lí chưa được coi trọng đúng mức. Qua trao đổi tìm hiểu, mặc dù cán bộ quản lí giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, các chương trình hoạt động ngoại khóa nhưng do chưa có hướng dẫn chi tiết, chưa có các điều khoản bắt buộc, hạn hẹp về kinh phí nên các trường chưa lập kế hoạch về các hoạt động này.

2.3.3.2. Thực trạng lập lập kế hoạch dạy học Địa lí của tổ chuyên môn định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Bảng 2.11.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng lập lập kế hoạch dạy học Địa lí của tổ chuyên môn định hướng phát triển năng lực học sinh


TT

Kế hoạch

của tổ chuyên môn

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu


ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học môn học

được xác định cụ thể


4


15,4


8


30,8


11


42,3


3


11,5


2,5


2

Kế hoạch xác định rõ cho hoạt động dạy học lí thuyết và hoạt động ngoại khóa môn học, trải

nghiệm sáng tạo.


2


7,7


4


15,4


9


34,6


11


42,3


1,9


3

Kế hoạch bao quát được kế hoạch của từng giáo viên thuộc

nhóm chuyên môn Địa lí.


2


7,7


6


23,1


6


23,1


12


46,1


1,9


Trung bình chung









2,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên - 10

Kết quả điều tra cho thấy thực trạng lập lập kế hoạch dạy học Địa lí của tổ chuyên môn định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên là ở mức độ trung bình.

Trong đóviệc xây dựng kế hoạch của tổ nhóm chuyên môn ở việc xây dựng nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học môn học được xác định cụ thể về thời gian, chương trình nội dung môn học ở mức độ trung bình khá (ĐTB: 2,5)

Tuy nhiên, qua nghiên cứu kế hoạch dạy học Địa lí của tổ nhóm chuyên môn ở các trường, tác giả nhận thấy rằng kế hoạch chưa chi tiết cho hoạt động dạy học lí thuyết và hoạt động ngoại khóa môn học, trải nghiệm sáng tạo, kế hoạch chưa bao quát được kế hoạch của từng giáo viên thuộc nhóm chuyên môn Địa lí mức độ trung bình trung cho hoạt động này là 1.9.

2.3.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Việc tổ chứctriển khai là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, hiện thực hóa các nội dung trong kế hoạch đã đề ra, góp phần đưa HĐDH môn Địa lí diễn ra theo đúng hướng. Để tìm hiểu rõ hơn thực trạng công tác này ở các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên chúng tôi đã tiến hành khảo sát (câu hỏi 10, phụ lục 1). Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.12.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TT

Tổ chức thực hiện

Tốt

Khá

TB

Yếu

ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định

hướng phát triển năng lực.


5


19,2


8


30,8


10


38,5


3


11,5


2,6


2

Tổ chức nâng cao năng lực cho CBQL và GV về thực hiện phương thức sư phạm trong dạy học môn Địa lí theo định hướng

phát triển năng lực.


0


0


4


15,4


7


26,9


15


57,7


1,6


3

Thống nhất về HTTC dạy học, về PPDH, về KTĐG quả dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển

năng lực.


0


0


4


15,4


11


42,3


11


42,3


1,7


4

Huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định

hướng phát triển năng lực


0


0


3


11,5


6


23,1


17


65,4


1,5


5

Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động CSVC,

kinh tế.


0


0


4


15,4


11


42,3


11


42,3


1,7

6

Định rõ tiến trình, tiến độ

thực hiện.

8

30,8

10

38,5

6

23,1

2

7,6

2,9


Trung bình chung









2,0

Kết quả điều tra cho thấy việc tổ chức thực hiện các kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đạt ở mức độ trung bình (ĐTB chung 2,0) kế hoạch chưa thể hiện được tổ chức nâng cao năng lực cho CBQL và GV về thực hiện phương thức sư phạm trong dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực (ĐTB 1,6). Việc huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực con yếu (ĐTB 1,5). Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạch giữa các tiêu chí không đồng đều.

Bản kế hoạch của tổ chuyên môn đã giải thích mục tiêu, yêu cầu của kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực, nêu rõ tiến độ và tiến trình thực hiện (ĐTB: 2,6), kế hoach đã thể hiện tiến trình, tiến độ thục hiện (ĐTB 2,9). Tuy nhiên chưa có sự thống nhất, phân tích cụ thể, rõ ràng về các hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, biện pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học.

Kế hoạch chưa nêu được biện pháp huy động nguồn lực để thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học cũng như việc sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lí, huy động cơ sở vật chất chưa được quan tâm.

2.3.3.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên.

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 11 (phụ lục 1) để khảo sát thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.13.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TT

Công tác chỉ đạo của cán bộ quản lí

Tốt

Khá

TB

Yếu

ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chỉ đạo TCM chú trọng tất

cả các khâu trong quy trình hoạt động


3


11,5


4


15,4


17


65,4


2


7,7


2,3


2

Chỉ đạo các TCM tổ chức

trao đổi về PPDH dạy học môn Địa lí


3


11,5


6


23,1


16


61,5


1


3,9


2,4


3

Chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thực hiện các HTTC dạy học, PPDH môn Địa lí

theo định hướng phát triển năng lực


6


23,1


6


23,1


10


38,5


4


15,3


2,5


4

Chỉ đạo GV soạn giảng, giảng dạy những nội dung bài học các môn Địa lí theo định hướng phát triển năng

lực.


6


23,1


6


23,1


10


38,5


4


15,3


2,5


5

Chỉ đạo sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học của từng GV để đổi mới nâng cao chất lượng

dạy học.


5


19,2


9


34,6


7


26,9


5


19,3


2,5


6

Chỉ đạo GV huy động cộng đồng, cha mẹ HS tham gia vào quá trình dạy học trải nghiệm cho HS, đánh giá kết quả học

tập, rèn luyện của HS.


0


0


4


15,4


8


30,8


14


53,8


1,6


7

Chỉ đạo GV đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổngkết kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực và đánh

giá sự tiến bộ của HS


3


11,5


6


23,1


8


30,8


9


34,6


2,1


8

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn Địa lí theo định hướng

phát triển năng lực.


3


11,5


3


11,5


8


30,8


12


46,2


1,9


Trung bình chung









2,2

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên của cán bộ quản lí mới đạt ở mức trung bình 2.2.

Các nội dung được đánh giá cao nhất nhưng vẫn ở mức Trung bình:

Chỉ đạo TCM hướng dẫn GV thực hiện các HTTC dạy học, PPDH môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực (ĐTB: 2,5).

Chỉ đạo sinh hoạt TCM theo hướng nghiên cứu bài học của từng GV để đổi mới nâng cao chất lượng dạy học (ĐTB: 2,5).

Chỉ đạo GV soạn giảng, giảng dạy những nội dung bài học các môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực (ĐTB: 2,5).

Việc chỉ đạo GV huy động cộng đồng, cha mẹ HS tham gia vào quá trình dạy học trải nghiệm cho HS, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS con yếu ( ĐTB 1,6)

Trên thực tế, các hoạt động này chưa thực sự được quan tâm sát sao ở các trường THPT huyện Kim Động.

Một số nội dung chỉ đạo của cán bộ quản lí chưa được thực sự được quan tâm như khâu chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ dạy học môn Địa lí và chỉ đạo giáo viên đánh giáthường xuyên, đánh giá định kỳ, đánh giá tổngkết kết quả học tập của HS theo tiếp cận năng lực và đánh giá sự tiến bộ của HStrong suốt quá trình dạy học.

Trong suốt quá trình đánh giá quá trình: “Chỉ đạo GV huy động cộng đồng, cha mẹ HS tham gia vào quá trình dạy học trải nghiệm cho HS, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS (ĐTB: 1,6). Trên thực tế, các hoạt động trải nghiệm môn học chưa được sử dụng cho nên việc huy động cộng đồng tham gia vào quá trình trải nghiệm còn yếu.

2.3.3.5. Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 12 (phụ lục 1) để khảo sát thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14.Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh

TT

Kiểm tra đánh giá

Tốt

Khá

TB

Yếu

ĐTB

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựngchuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường, giáo

viên dạy học Địa lí.


0


0


4


15,4


10


38,5


12


46,1


1,7


2

Xây dựng công cụ và lực lượng đánh giá kết quả dạy học môn Địa lí theo định hướng phát

triển năng lực


0


0


3


11,5


11


42,3


12


46,2


1,7


3

Lấy ý kiến phản hồi từ đồng nghiệp,TCM về phương thức dạy học

của GV


3


11,5


6


23,1


6


23,1


11


42,3


2,0


4

Hiệu trưởng tự kiểm tra công tác quản lý của mình để điều chỉnh quátrình dạy học cho hiệu quả hơn và đảm

bảo chất lượng dạy học.


3


11,5


7


26,9


15


57,7


1


3,9


2,5


5

Nhận xét, kết luận, động viên khen thưởng, nhắc

nhở nhữngsai trái.


3


11,5


8


30,8


6


23,1


9


34,6


2,2


Trung bình chung









2,0

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên đạt ở mức độ trung bình.

Tuy nhiên việc xây dựngchuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường, giáo viên dạy học Địa lí và xây dựng công cụ và lực lượng đánh giá kết quả dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực còn được đánh giá ở mức độ thấp.

Qua tìm hiểu thực thế cho thấy hiện tại các trường THPT trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên chưa có trường nào xây dựngchuẩn đánh giá phù hợp với đặc điểm của nhà trường, giáo viên dạy học Địa lí, hay xây dựng công cụ và lực lượng đánh giá kết quả dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực.

Khi kiểm tra đánh giá hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh đa số cán bộ quản lí sử dụng phương thức đánh giá dựa trên kế hoạch đăng kí đầu năm của giáo viên và kết quả học tập của học sinh.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Địa lí theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Chúng tôi sử dụng câu hỏi 13 (phụ lục 1) để khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Địa lý theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Kết quả khảo sát như sau:

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 21/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí