Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 20

du lịch đến với những người chưa có điều kiện tham quan du lịch tại Thừa Thiên Huế. Vì vậy, để đạt được hiệu quả từ hình thức du lịch này thì cần có sự kết hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp du lịch Thừa Thiên Huế với các công ty lữ hành trong nước.

Lộ trình thực hiện: Năm 2021 - 2025

Cách thức thực hiện:

Các doanh nghiệp du lịch Thừa Thiên Huế kết hợp với các công ty/doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình tua giảm giá và quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo điều kiện cho du khách có thu nhập thấp có điều kiện tham quan du lịch Thừa Thiên Huế.

Lựa chọn và bố trí khách sạn, nhà hàng và điểm du lịch phù hợp với nhu cầu và kinh phí của khách.

Giải pháp 7: Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường sinh thái du

lịch

Mục đích: Giúp người dân, khách du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch và

lữ hành hiểu được vai trò, tầm quan trọng của việc giữ gìn hệ sinh thái và bảo vệ môi trường bền vững.

Nội dung: Bảo vệ môi trường sinh thái du lịch là nhiệm vụ rất quan trọng trong phát triển du lịch bền vững. Ngoài ra, để đạt được những kết quả trong bảo vệ này thì chính quyền các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải xây dựng các quy định, nội quy bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời cần có chính sách phù hợp nhằm lôi kéo cộng đồng dân cư tham gia vào phát triển và bảo vệ sinh thái du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Cách thức thực hiện:

Xây dựng các quy định và tuyên truyền, phổ biến luật pháp về bảo vệ môi trường đến người dân, khách du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch và lữ hành.

Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 20

Khuyến khích, động viên các tổ chức tham gia tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Xử lý kịp thời và nghiêm minh các đối tượng tổ chức và cá nhân xâm hại tài nguyên và môi trường.


thể

Lộ trình thực hiện: Năm 2021 - 2025

Giải pháp 8: Giáo dục ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật


Mục đích: Giữ gìn và lưu truyền cho thế hệ mai sau các giá trị văn hóa vật

thể và phi vật thể.

Nội dung: Thừa Thiên Huế là nơi còn lưu giữ rất nhiều di tích văn hóa vật thể và phi vật thể, việc giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trùng tu và bảo tồn chưa đủ và không đạt hiệu quả cao. Vì vậy, giáo dục bảo tồn cho du khách, học sinh, sinh viên và người dân địa phương sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.

Cách thức thực hiện:

Xây dựng các quy định và tuyên truyền, phổ biến luật pháp về bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đến người dân, khách du lịch, các tổ chức kinh doanh du lịch và lữ hành.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tôn tạo và khôi phục các giá trị văn hóa đã bị mai một qua các thời kỳ.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể, các cơ sở văn hóa/làng nghề bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể.

Xử lý kịp thời và nghiêm minh các đối tượng tổ chức, cá nhân xâm hại các giá trị văn hóa vật thể hoặc xuyên tạc các giá trị văn hóa phi vật thể.

Lộ trình thực hiện: Năm 2021 - 2025.

Thông qua luận án này, tác giả luận án đã đưa ra ba nhóm giải pháp chính với tám giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như trên.

4.3. Kiến nghị

Để các giải pháp trên có thể áp dụng vào thực triển trong việc phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế, tác giả luận án kiến nghị đến các cấp quản lý liên quan như sau:

Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hỗ trợ chính sách nhằm thu hút nhà đầu tư du lịch tham gia liên doanh liên

kết phát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế để tích cực tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC);

Tạo điều kiện ngành du lịch Thừa Thiên Huế tham gia các hội chợ, triễn lãm, hội nghị quốc tế về du lịch nhằm quảng bá hình ảnh con người và du lịch Thừa Thiên Huế;

Hỗ trợ chính sách nhằm thúc đẩy ngành du lịch Thừa Thiên Huế phát triển hướng đến tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung;

Hỗ trợ kinh phí, nguồn nhân lực trong và ngoài nước bảo tồn, trùng tu các di sản văn hóa, du lịch và sinh thái.

Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế

Xây dựng kế hoạch, chính sách thu hút đầu tư và xúc tiến du lịch, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các khách sạn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du khách, quy hoạch và hoàn thiện hệ thống giao thông đấu nối các địa điểm du lịch với đường xuyên Á và các trục đường bộ khác và đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, cũng như ứng dụng nó rộng rãi.

Kết hợp với các cơ sở đào tạo, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, lữ hành và ẩm

thực.


Xây dựng các tuyến, tua du lịch hỗ trợ người có thu nhập thấp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp/công ty khách sạn, lữ hành quảng bá hình ảnh của

mình trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách theo quy định của pháp luật và tổ chức du lịch quốc tế.

Xây dựng chính sách ưu đãi người lao động có trình độ và tâm huyết với ngành du lịch.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ du khách.

Áp dụng công nghệ thông tin và viễn thông vào quản lý, quản bá, tiếp thị

kinh doanh dịch vụ.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sinh thái du lịch bền vững.

Nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ du khách theo quy định của pháp luật và tổ chức du lịch quốc tế.

Giáo dục và tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, sinh thái bền vững.

Tham gia vào các công trình du lịch và hạ tầng du lịch theo hình thức xã hội hóa nhằm giúp cho hạ tầng du lịch có thể đấu nối tốt với các tuyến du lịch trong nước và quốc tế.


Tiểu kết Chương 4

Triển vọng phát triển du lịch đến năm 2030 đã được đề cập ở trên góp phần vào chiến lược phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. Những triển vọng này cũng là giúp chính quyền, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân địa phương nhận biết tầm quan trọng của việc định hướng phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà.

Từ các căn cứ để đề xuất giải pháp như: Quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2030; kinh nghiệm phát triển du lịch của các thành phố trong nước và quốc tế; các điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của phát triển du lịch hiện nay, tác giả luận án đã đề xuất 8 giải pháp quan trọng, tuy nhiên cần tập trung vào 3 giải pháp cốt lõi (giải pháp 1, 3 và 5). Các giải pháp này bổ sung và hỗ trợ cho nhau nhằm giúp cho sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền vững và sâu rộng.

Đồng thời, tác giả luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đến các cấp làm thế nào giúp du lịch Thừa Thiên Huế phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

KẾT LUẬN

Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý thuận lợi, sở hữu các dạng địa hình từ đồng bằng, miền núi, ven biển; từng là Kinh đô của triều đại nhà Nguyễn, vì thế Huế được xem là một trong những vùng đất văn hiến có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc, nhiều di sản và lễ hội độc đáo. Cùng với đó là nét đẹp trầm lắng, dịu dàng và bình yên của cảnh quan và con người nơi đây đã khiến Huế trở nên đặc biệt và thu hút. Sự kết hợp từ nhiều yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” đã ban cho Huế một sức mạnh, cũng như tạo nhiều cơ hội tốt giúp Huế khai thác các lợi thế để phát triển ngành du lịch một cách bền vững.

Phát huy những thế mạnh trên của tỉnh nhà, ngành du lịch Thừa Thiên Huế trong thời gian qua đã nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, ngoài những cơ hội mang lại, hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra nhiều thách thức cho phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế như: đòi hỏi về cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, cơ sở hạ tầng, trình độ nhân lực, sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh, bảo tồn các di sản, ứng dụng công nghệ và bảo vệ môi trường…Từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu thực trạng và đề xuất những giải pháp để phát triển ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã được tác giả luận án thực hiện như sau:

Thứ nhất, với những cơ sở lý luận về phát triển du, đặc biệt từ hai mô hình phát triển du lịch của Miossec và Butler, tác giả luận án đã xây dựng được mô hình phát triển và tiêu chí đánh giá để làm căn cứ đánh giá mức độ phát triển du lịch của vùng hoặc địa phương. Đồng thời, tác giả luận án cũng xác định các yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế thông qua việc nghiên cứu mô hình phát triển du lịch dựa vào hệ thống phân cấp của Gunn, sự tác động của hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Trên cơ sở các yếu tố này, tác giả đã phân tích làm rõ mức độ tác động của từng yếu tố để làm căn cứ cho việc xác định điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức của du lịch Thừa Thiên Huế.

Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của các thành phố du

lịch có tài nguyên du lịch tương đồng với Thừa Thiên Huế đó là: hai điểm du lịch nội địa Hội An và Quảng Ninh, hai điểm du lịch quốc tế Chiangmai (Thái Lan) và Gyeongju (Hàn Quốc). Từ đó, tác giá đã phân tích, chọn lọc và rút ra được những thành công, không thành công của các điểm du lịch này để làm bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, luận án cũng đã nêu bật được thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong những năm vừa qua như: vị trí thuận lợi cho phát triển du lịch với quần thể di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên đẹp, quyến rũ đầy tiềm năng phát triển du lịch sinh thái; văn hóa ẩm thực... việc nêu được thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế sẽ giúp tác giả có những đánh giá về mức độ phát triển của du lịch Thừa Thiên Huế.

Với mô hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế do tác giả luận án đề xuất được xem là những gợi mở cho ngành du lịch tỉnh nhà. Qua việc nghiên cứu thực trạng trong những năm gần đây, chúng ta có thể thấy du lịch Thừa Thiên Huế trải qua ba giai đoạn (giai đoạn 1: Tìm hiểu đầu tư; giai đoạn 2: Đầu tư; giai đoạn 3: Phát triển kinh doanh).

Có thể thấy các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn. Qua việc phân tích ý kiến 400 khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan tỉnh Thừa Thiên Huế, với 22 câu khảo sát cho 5 nội dung chính: lựa chọn điểm đến; chi phí chuyến đi; sự cuốn hút; giao thông và dịch vụ hỗ trợ; và 1 nội dụng phụ là đánh giá chung về phá triển du lịch. Qua kiểm định mô hình theo phương pháp phân tích yếu tố khẳng định (CFA) của mô hình cấu trúc (SEM) và kết quả là: P - value = 0,000; TLI = 0,96; CFI = 0,97; GFI = 0,91; CMIN/df = 2,86; RMSEA = 0,068. Điều này cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với thông tin khảo sát, có nghĩa là kết quả nghiên cứu phù hợp với mô hình phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của du lịch Thừa Thiên Huế.

Thứ ba, từ thực trạng và tiềm năng, mô hình phát triển và yếu tố tác động đến phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, tác giả luận án đưa ra bảng đánh giá

những điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức và tập trung đề xuất 8 giải pháp để giúp du lịch Thừa Thiên Huế phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế. Trong đó, tác giả luận án tập trung giải quyết 3 giải pháp cốt lõi là: hoàn thiện chính sách (giải pháp 1: Hoàn thiện chính sách nhằm giúp các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn mở rộng thị trường du lịch trong cọng đồng kinh tế ASEAN (AEC)), ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 (giải pháp 3: Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm quảng bá và quản lý du lịch thích ứng với xu hướng, nhu cầu thay đổi của du lịch thế giới nói chung và AEC nói riêng), kết hợp các loại hình du lịch (giải pháp 5: Phát triển du lịch sinh thái kết hợp khám phá di tích văn hóa lịch sử và thiên nhiên nhằm thu hút khách du lịch đường bộ dọc theo hành lang kinh tế Đông Tây). Các giải pháp này bổ sung và bổ trợ cho nhau nhằm giúp cho sự phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách bền vững và sâu rộng.

Luận án cũng đề xuất một số kiến nghị đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm thế nào giúp du lịch Thừa Thiên Huế phát triển nhanh, bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay.

Kết quả nghiên cứu trong đề tài Luận án “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” thực sự có giá trị kinh tế, xã hội, giúp các bên liên quan tham khảo và vận dụng vào thực tiễn nhằm đưa du lịch tỉnh nhà nói riêng, cả nước nói chung phát triển hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu cũng như các yếu tố khách quan khác, cho nên luận án khó tránh khỏi những thiếu sót, đánh giá mang tính chủ quan. Tác giả luận án hi vọng trong thời gian tới sẽ trở lại đề tài trên để nghiên cứu toàn diện, đầy đủ và sâu sắc hơn.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


1. Nguyễn Tuấn Anh (2016), “Vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh vào phát triển quốc tế ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á (Số 2(39) tháng 12/2016), tr.70-77.

2. Nguyen Hong Giang, Nguyen Tuan Anh, “A Study on the Impacts of the Modification of Hue City’s Master Plan Project”, 5th International Conference on Urban Planning, Transport and Construction Engineering (ICUPTCE'17), Pattaya (Thailand) May 2-4, 2017, ISBN 978-81-933894-3-0.

3. Nguyễn Tuấn Anh (2018), “Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 517 tháng 5/2017), tr.105-106.

4. Nguyễn Tuấn Anh (2019), “Kinh nghiệm phát triển du lịch trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của một số thành phố và bài học cho Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 543 tháng 6/2019), tr.31- 33.

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 09/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí