Brent Davies, Linda Ellison & Christopher Bowring - Carr, School Leadership In The 21St Century; Developing A Strategic Approach, London New York Routledgefalmer 2005 - 87.

Kết luận chương 3


Căn cứ vào cơ sở lý luận, yêu cầu chung của dạy học môn Công nghệ theo TCNL, căn cứ vào nhiệm vụ của hiệu trưởng trường THPT, căn cứ vào kết quả khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Công nghệ ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL như sau:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ nói riêng.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng dụng KHCN vào thực tiễn.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ theo năng lực học sinh đạt được.

- Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

Mỗi biện pháp có ưu thế và ý nghĩa khác nhau trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT theo TCNL. Tuy nhiên, các biện pháp trên lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, biện pháp này là cơ sở, tiền đề của biện pháp kia. Để nâng cao chất lượng dạy học trong trường THPT, đòi hỏi các biện pháp phải được nghiên cứu, thực hiện trong mối quan hệ tổng thể, trên cơ sở vận dụng khai thác thế mạnh riêng phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường THPT huyện Phú Bình.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


1. Kết luận

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 15

Trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông, nhất là chuẩn bị cho chương trình phổ thông mới, dạy học theo TCNL là một trong những nội dung quan trọng. Việc dạy học theo TCNL đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý, điều kiện về đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, điều kiện về năng lực học sinh. Xuất phát từ vai trò của hoạt động dạy học theo TCNL, đội ngũ CBQL nhà trường THPT nói chung và người hiệu trưởng nói riêng phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

Quá trình khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên cho thấy những năm qua, công tác quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở đây đã có những tiến bộ, song vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục trong tình hình phát triển hiện nay. Qua đó tác giả đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học dẫn đến những tồn tại đã nêu như: Năng lực của CBQL; nhận thức và năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên dạy môn Công nghệ; ý thức, thái độ học tập môn Công nghệ của học sinh; Chương trình môn Công nghệ; Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học môn Công nghệ.

Việc khảo sát thực trạng cho phép chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại và đề xuất những biện pháp quản lý khoa học, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các nhà trường. Các biện pháp đó là:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ nói riêng.

- - Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học.

- Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng dụng KHCN vào thực tiễn.

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ theo năng lực học sinh đạt được.

- Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

Kết quả khảo nghiệm cho phép đánh giá các biện pháp này có mức độ cần thiết và tính khả thi rất cao. Như vậy có thể vận dụng các biện pháp đó để quản lý dạy học không chỉ ở trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên mà còn có thể áp dụng cho các trường có môi trường giáo dục và hoàn cảnh kinh tế - xã hội tương đồng.

2. Khuyến nghị

2.1. Về phía Sở GD&ĐT

Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý của trường THPT trong tỉnh, trong đó đặc biệt chú ý nội dung quản lý hoạt động dạy học theo TCNL.

Tạo điều kiện để CBQL, giáo viên các trường THPT trên địa bàn tỉnh được tập huấn nhiều hơn nữa với chương trình giáo dục phổ thông mới chuẩn bị áp dụng vào giảng dạy tại THPT từ năm học 2021 - 2022; đặc biệt là việc dạy học và quản lý hoạt động dạy học theo TCNL trong khuôn khổ chương trình giáo dục phổ thông mới.

2.2. Về phía CBQL các trường THPT

Hiệu trưởng các trường cần tích cực hơn nữa trong việc tham gia các lớp bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, nắm bắt và triển khai kịp thời các thông tin dạy học, quản lý dạy học theo TCNL.

Tạo điều kiện cho giáo viên Công nghệ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật được những thông tin khoa học tiên tiến phục vụ cho hoạt động dạy học theo TCNL.

Cần nâng cao ý thức trách nhiệm và động viên kịp thời với giáo viên có khả năng sáng tạo trong dạy học môn Công nghệ theo TCNL.

Tổ chức nhiều phong trào thi đua trong dạy và học môn Công nghệ.

Quan tâm chỉ đạo đội ngũ giáo viên Công nghệ thực hiện tốt đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc thù môn học Công nghệ, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.

Tìm kiếm các nguồn kinh phí bổ sung, đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy học môn Công nghệ, đặc biệt là thiết bị thực hành.

Mở lớp tập huấn, các buổi hội thảo để trao đổi về dạy học theo tiếp cận năng lực người học.

Tham quan, học tập các trường đã có những thành công trong đổi mới phương pháp dạy học, những trường có thành tích cao trong quản lí dạy học theo định hướng TCNL.

2.3. Về phía giáo viên dạy Công nghệ

Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm.

Sử dụng các phương pháp dạy học, hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh theo TCNL.

Xác định rõ ràng các năng lực cần hình thành để TCNL trong mỗi bài học của môn Công nghệ.

Tăng cường sử dụng trang thiết bị dạy học, thiết bị thực hành và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Công nghệ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2014), Lý luận dạy học hiện đại, Cở sở đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT, ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trường Bộ GD&ĐT.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. (Ban hành kèm theo thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28/2/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), công văn 5555/BGDĐT ngày 08/10/2014 về hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá của trường THPT và trung tâm GDTX.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017 v/v hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017

- 2018.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

7. Bộ GD&ĐT (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Công nghệ

8. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiền,(2016), Quản lí và lãnh đạo nhà trường,

Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Brent Davies, Linda Ellison & Christopher Bowring - Carr, School leadership in the 21ST century; Developing a strategic approach, London new York RoutledgeFalmer 2005 - 87.

10. Đặng Tự Ân (2014), Mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN) xu thế của giáo dục hiện đại, hội thảo khoa học thường niên với chủ đề “Xây dựng mô hình quản lý trường học trong bối cảnh đổi mới giáo dục”,

11. Đặng Quốc Bảo - Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 14/11/2013, Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 8 (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.

14. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Ngọc Thống (2011) “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực” Tạp chí Khoa học giáo dục, số 68 tháng 5, Hà Nội.

16. Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục - nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Đặng Quốc Bảo, Đặng Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội - 4

18. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

19. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số đặc biệt tháng 5/2012.

20. Hanold Koontz - Cyvic Odonnell - Heninz Odonnell… Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

21. Hà Thế Truyền (2015), Quản lý dạy học trong trường trung học phổ thông- Bài giảng dành cho học viên Cao học chuyên ngành Quản lý giáo dục.

22. Hội thảo quốc gia (19/4/2019), “Đào tạo giáo viên Công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, trường Đại học sư phạm Hà nội đăng trên Tạp chí giáo dục.

23. Học viện Quản lý giáo dục (2014), Quản lý dạy học từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: Vấn đề và giải pháp.

24. Lê Thùy Linh (2014), Dạy học Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án tiến sỹ Giáo dục học - Đại học Sư phạm

- Đại học Thái Nguyên.

25. Lê Huy Hoàng “5 mạch nội dung chính của môn Công nghệ trong chương trình mới”, Báo giáo dục thời đại.vn, nguồn Hiếu Nguyễn 11/6/2018.

26. Lê Thảo Nguyên (2017), Dạy học theo tiếp cận năng lực trong chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền thông, Luận án tiến sỹ, Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

27. Nguyễn Thị Tính (2015), Lý luận chung về quản lý và quản lý giáo dục học Giáo dục học, Nxb Đại học Thái Nguyên.

28. Nguyễn Văn Hộ (2007), Lý luận dạy học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

29. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo cách tiếp cận năng lực, Trường ĐHSP Hà Nội.

30. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Các giải pháp đổi mới quản lý quản lý dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kỹ thuật, Luận án tiến sỹ Quản lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

31. Nguyễn Đức Hậu (2018), luận văn Thạc sỹ “Quản lý hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ.

32. Nguyễn Quang Uẩn (2010), Tuyển tập nghiên cứu về Tâm lý-Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm Hà nội.

33. Nguyễn Công Khanh (2019) “Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Công nghệ” - Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

35. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy, tự học, Nxb Giáo dục Việt Nam.

36. Paul Herc Hersey và Ken Blanc Hard (1995), Quản lý nguồn nhân lực, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

37. Phan Tuấn Dũng (2018), Luận văn Thạc sỹ, Quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

38. Phạm Thành Nghị (2008), "Tiếp cận năng lực trong phát triển con người", Tạp chí nghiên cứu con người, số 6 tr.21.

39. Phạm Văn Khôi (Chủ biên) (2008), Từ điển giáo khoa Kỹ thuật - Công nghệ, NXB Giáo dục Việt Nam.

40. Rachel Bolstad (2004), School - based curriculum Development: Principles, processes, and practices, New Zealand Council for Educational Research.

41. Tôn Quang Cường (2010), “Thiết kế chương trình đào tạo giáo viên theo tiếp cận năng lực đầu ra”, Tạp chí giáo dục, số 298.

42. Tài liệu, Tìm hiểu chương trình môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Đại học Sư phạm Hà Nội.

43. Từ điển bách khoa Việt nam 2011, Nxb từ điển Bách khoa Việt Nam

44. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, Nxb Giáo dục.

45. Trần Trung Dũng (2016), Quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Đại học Vinh.

46. T.N Postlethwaite (2004), Monitoring Educational Achivenment, Paris 2004; UNESCO: Internationl Insture for Education Planning.

47. Trần Thị Viên (2016) Quản lí hoạt động dạy học nghề theo hướng tiếp cận năng lực thực hiện của học viên tại Trung tâm GDTX Yên Lập, tỉnh Phú Thọ” Luận văn Thạc sỹ QLGD – ĐHSP – ĐHTN.

48. Xavie Rogiers, Khoa học sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

49. Wilbert J McKeacchie (2001), Những thủ thuật trong dạy học, Dự án Việt - Bỉ

50. William E. Blank (1982), Handbook for Developing Competency - Báed Training Programs, Prentice - Hall, Inc. Englewood Cliffs, New Jersey 07632

51. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2011), Đánh giá thực trạng dạy và học môn Công nghệ, hoạt động giáo dục nghề phổ thông, hoạt động giáo dục hướng nghiệp và nhu cầu giáo dục kinh doanh ở bậc trung học phổ thông Việt Nam.

52. Vụ Giáo dục trung học (2014), Tài liệu tập huấn Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng năng lực học sinh cấp trung học phổ thông môn Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023