Phân Tích Biến Động Chi Phí Chi Tiết Theo Từng Khoản Mục Giá Thành

Qua bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vi sản phẩm ta có những nhận thấy:

- Đối với xi măng PCB.40: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng 94.536đ/tấn tương đương 21,10%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 114.989đ/tấn tương đương 21,20%. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.546đ/tấn tương đương 4,04%, đến năm 2008 chi phí nhân công tăng 2.205đ/tấn tương đương 5,54% so với năm 2007. Chỉ có chi phí sản xuất chung có xu hướng giảm, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 4.786đ/tấn tương đương 20,16%, năm 2008 so với năm 2007 tuy tăng nhưng chỉ 5đ/tấn tương đương 0,03%.

Từ đó, làm giá thành đơn vị sản phẩm trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 91.296đ/tấn tương đương 17,90%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 117.199đ/tấn tương đương 19,49%.

- Đối với xi măng PCB.30: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng 75.306đ/tấn tương đương 17,27%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 105.123đ/tấn tương đương 20,56%. Chi phí nhân công trực tiếp năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.433đ/tấn tương đương 7,01%, đến năm 2008 chi phí nhân công tăng 2.723đ/tấn tương đương 7,33% so với năm 2007. Chỉ có chi phí sản xuất chung có xu hướng biến động tích cực, năm 2007 giảm so với năm 2006 là 3.850đ/tấn tương đương 17,89%, năm 2008 so với năm 2007 tuy tăng, nhưng mức tăng chỉ 259đ/tấn tương đương 1,47%.

Từ đó, làm giá thành đơn vị sản phẩm trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 73.889đ/tấn tương đương 15,01%, năm 2008 so với năm 2007 tăng 107.587đ/tấn tương đương 19,00%.

Qua phân tích về giá trị các khoản mục chi phí trong giá thành ta thấy rằng: nhìn chung chí phí nguyên vật liệu trực tiếp có xu hướng chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá thành sản phẩm (đối với cả 2 loại xi măng PCB.40 và PCB.30). Trong khi đó, tỷ trọng của chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung lại ngày càng giảm. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò then chốt quyết định giá thành sản phẩm. Thực tế, chi phí phí nguyên vật liệu trực tiếp có tốc độ tăng khá cao qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Chỉ có chi phí sản xuất chung có chiều hướng giảm tích cực. Tuy nhiên, vì chi phí sản xuất chung chiếm

tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành sản phẩm, nên giá thành đơn vị sản phẩm vẫn tăng nhanh. Vậy nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do những nhân tố khách quan hay chủ quan? Để giải quyết câu hỏi này, ta cần đi sâu phân tích biến động chi phí của từng khoản mục về lượng và giá. Từ đó, tìm ra nguyên nhân và giải pháp hiệu quả nhất.

4.3.2 Phân tích biến động chi phí chi tiết theo từng khoản mục giá thành

4.3.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Để tạo ra sản phẩm xi măng 50kg/bao, quy trình gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn chính là sản xuất xi măng, giai đoạn phụ là đóng bao. Nguyên vật liệu trực tiếp được đưa vào máy chế biến để tạo ra xi măng. Xi măng tạo ra được chứa trong bunker và lần lượt đươc đóng bao. Trong thực tế, chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ thường là do xi măng đã tạo ra và chứa trong bunker nhưng chưa kịp đóng bao. Nguyên vật liệu trực tiếp để sản xuất xi măng bao gồm: clinker, puzolan và thạch cao.

Trong phần phân tích này, do Cty tính chi phí dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vì vậy phần dở dang đầu kỳ và cuối kỳ được đưa vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, chính phần dở dang đầu kỳ và cuối kỳ này làm cho việc phân tích biến động lượng và biến động giá trong kỳ không chính xác. Vì vậy ta chỉ phân tích những chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ với sản lượng xi măng sản xuất được trong kỳ đó. Ta tính sản lượng xi măng sản xuất trong kỳ theo công thức sau:

SL trong kỳ = SL nhập kho trong kỳ - SLDD đầu kỳ + SLDD cuối kỳ

Từ bảng số liệu: Bảng báo cáo tình hình sản lượng xi măng PCB.40 và PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục); Bảng NVL trực tiếp sản xuất xi măng PCB.40 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục); Bảng NVL trực tiếp sản xuất xi măng PCB.30 trong năm 2006, 2007 và 2008 (Phụ lục) ta áp dụng công thức tính toán để lập bảng sau:


GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 89 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

www.kinhtehoc.net


Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Cty CP vật liệu - xây dựng 720


Bảng 19: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP SẢN XUẤT XI MĂNG PCB.40 VÀ PCB.30 TRONG NĂM 2006, 2007 VÀ 2008.

ĐVT: đồng



Sản phẩm


Vật tư

Chênh lệch giữa năm 2007/2006

Chênh lệch giữa năm 2008/2007

BĐ lượng

(t07–t06) ×Q07×P06

BĐ giá

(P07-P06)×Q07×t07

Tổng biến

động

BĐ lượng

(t08–t07) ×Q08×P07

BĐ giá

(P08-P07)×Q08×t08

Tổng biến

động

1

2

3=1+2

4

5

6=4+5

Xi măng PCB.40

Clinker

7.563.153

141.200.976

148.764.129

-8.106.390

243.223.786

235.117.396

Thạch cao

3.256.986

2.014.091

5.271.077

-4.619.122

413.147

-4.205.975

Puzolan

3.974.340

14.906.541

18.880.881

-7.876.250

-22.524

-7.898.774

Xi măng PCB.30

Clinker

24.721.857

503.982.999

528.704.856

-84.062.366

891.156.784

807.094.418

Thạch cao

-9.136.004

6.104.667

-3.031.337

0

497.779

497.779

Puzolan

-39.875.906

53.021.577

13.145.671

-1.327.029

8.492.469

7.165.440

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ - 12

(Nguồn:Bảng báo cáo sản lượng và bảng báo cáoNVL trực tiếp sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 trong năm 2006, 2007, 2008 của Cty CP VL-XD 720)


GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 90 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:

a / Xi măng PCB.40

* Biến động chi phí trong năm 2007 so với năm 2006

- Biến động lượng của clinker là 7.563.153đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,811tấn clinker/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,819 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 141.200.976đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 512.281đ/tấn (năm 2006) lên 605.703đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 148.764.129đ.

- Biến động lượng của thạch cao là 3.256.986đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,022tấn th.cao/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,026tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 2.014.091đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 441.216đ/tấn (năm 2006) lên 483.192đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 5.271.077đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là 3.974.340đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,195tấn puzolan/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,212.tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 14.906.541đ nguyên nhân là do giá thu mua đá puzolan từ 126.681đ/tấn (năm 2006) lên 164.782đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 18.880.881đ.

Nguyên nhân

- Biến động lượng của 3 loại vật tư clinker, thạch cao và đá puzolan đều có xu hướng tăng. Như vậy, doanh nghiệp đã không thực hiện tốt chính sách sử dụng tiết kiệm chi phí. Thực trạng của vấn đề này là do trong năm 2007 nhu cầu về xi măng tăng đột biến, Cty muốn tăng sản lượng sản xuất, nên phải thuê ngoài một lượng lao động. Số lao động này chưa thật sự có tay nghề và kinh nghiệm dẫn tới tình trạng hao phí nguyên vật liệu. Đặc biệt, là trong Q2/2007 khi xuất kho đá puzolan để đưa vào sản xuất xi măng PCB.40, thì phát hiện đá không đảm bảo phẩm chất như quy định, vì vậy trong quá trình sản xuất cần tiêu hao lượng đá nhiều hơn so với mức thông thường (mức tăng là 17kg puzolan/tấn xi măng). Tình hình trên cho thấy công tác quản lý nguyên vật liệu tại Cty là chưa tốt.

Tuy một phần là do nhân tố khách quan tác động, nhưng Cty cần có một kế hoạch cụ thể hơn trong sản xuất tránh tình trạng bị động trước sự thay đổi của thị trường vật liệu xây dựng.

- Biến động giá cũng có mức tăng khá cao. Một phần là Cty tăng sản lượng sản xuất xi măng ở mức cao nhằm đáp ứng những đơn đặt hàng bất thường. Chính vì nhu cầu vật tư phải mua trong thời gian ngắn, nên Cty phải chịu mức giá do nhà cung cấp đề ra và hưởng chiết khấu ít. Tuy nhiên, nguyên nhân chính của việc tăng giá này là do thị trường mua bán nguyên vật liệu trong năm 2007 có nhiều biến động bất thường tăng giá đột ngột. Đặc biệt là clinker, một loại vật tư nhập khẩu, thì biến động trên thị trường tỷ giá hối đoái cũng tác động không nhỏ đến giá thành của nó. Ngoài ra, việc giá xăng đầu tăng cao cũng là chi phí vận chuyển tăng gây nên việc tăng giá vật tư. Tuy nguyên nhân chủ yếu của việc biến động giá tăng mạnh trong năm 2007 là do khách quan, nhưng doanh nghiệp cũng cần điều chỉnh chính trách dữ trữ tồn kho nguyên vật liệu để chủ động hơn trong vấn đề giá.

* Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007

- Biến động lượng của clinker là -8.106.390đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,819tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007) xuống còn 0,812 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2008). Bên cạnh đó biến động giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 243.223.786đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 605.703đ/tấn (năm 2007) lên 762.371đ/tấn (năm 2008). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 235.117.396đ.

- Biến động lượng của thạch cao là -4.619.122đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,026tấn th.cao/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,021tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó biến động giá lại có xu hướng tiếp tục tăng tăng là 413.147đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 483.192đ/tấn (năm 2006) lên 493.482đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động giảm là 4.205.975đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là -7.876.250đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,212tấn puzolan/tấn xi măng lên (năm 2006) xuống còn 0,187tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng giảm là -22.524đ nguyên nhân là do giá thu mua đá puzolan

giảm từ 164.782đ/tấn (năm 2006) xuống còn 164.719đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là -7.898.774đ.

Nguyên nhân

- Biến động lượng của của 3 loại vật tư trong năm 2008 so với năm 2007 đều có xu hướng giảm rất tích cực. Để đạt được thành quả này Cty đã phải nỗ lực rất nhiều trong việc thu mua, quản lý cũng như sử dụng nguyên vật liệu. Trong năm 2007, Cty nhận thấy lượng nguyên vật liệu hao phí cho một đơn vị sản phẩm là cao so với mức thông thường. Chính vì vậy đến năm 2008, Cty đã thực hiện tăng cường công tác quản lý và dự trữ. Đồng thời, cải tạo máy móc thiết bị, thường xuyên duy tu bảo dưỡng để hạn chế hao phí không cần thiết trong quá trình chạy máy. Bên cạnh đó còn tổ chức khen thưởng để động viên cho những tổ lao động nào làm ra sản phẩm tốt với chi phí nguyên vật liệu đầu vào thấp nhất. Nhũng biện pháp này đã phần nào mang lại hiệu quả tích cực cho Cty.

- Biến động giá của 3 loại vật tư trong năm 2008 lại có chiều hướng khác nhau. Trong khi giá clinker và thạch cao có xu hướng tăng, thì đá puzolan lại có chiều hướng giảm. Nguyên nhân là do sau khi gặp tình trạng đá puzolan không đảm bảo chất lượng trong năm 2007 nên sang năm 2008 Cty đã tích cực tìm kiếm những đối tác mới. Cty đã tìm được một số nhà cung cấp gần TP Cần Thơ hơn, vì vậy giảm chi phí vận chuyển giúp hạ giá đá puzolan xuống. Mặc dù cả 3 loại nguyên vật liệu đều chịu sự tác động của việc thị tr ường nguyên vật liệu tăng giá. Trong năm 2008, giá xăng dầu vẫn tiếp tục tăng với mức độ cao. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát năm 2008 cũng được đánh giá là khá cao, nên đã đẩy giá rất nhiều mặt hàng trong đó có vật liệu xây dựng.

b/ Xi măng PCB.30

* Biến động chi phí trong năm 2007 so với năm 2006

- Biến động lượng của clinker là 24.721.857đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,761tấn clinker/tấn xi măng từ (năm 2006) lên 0,768tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 503.982.999đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 511.681đ/tấn (năm 2006) lên 606.757đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 528.704.856đ.

- Biến động lượng của thạch cao là -9.136.004đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,033tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2006) xuống còn 0,03tấn th.cao/tấn xi măng (năm 2007). Bên cạnh đó, biến động giá lại tăng là 6.104.667đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua thạch cao từ 441.216đ/tấn (năm 2006) lên 470.698đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động giảm là 3.031.337đ.

- Biến động lượng của đá Puzolan là -39.875.906đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,268tấn puzolan/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,223tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 53.021.577đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá puzolan từ 128.385đ/tấn (năm 2006) lên 162.833đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 13.145.671đ.

* Biến động chi phí trong năm 2008 so với năm 2007

+ Biến động lượng của clinker là -84.062.366đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ 0,768tấn clinker/tấn xi măng lên (năm 2006) lên 0,751 tấn clinker/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá cũng tăng là 89.115.6784đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua clinker từ 606.757đ/tấn (năm 2006) lên 752.362đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 808.141.345đ.

+ Biến động lượng của thạch cao là 0đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng tăng từ năm 2006 đến năm 2007 là không đổi. Biến động giá tăng là 497.779đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua th ạch cao từ 470.698đ/tấn (năm 2006) lên 472.734đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 497.779đ.

+ Biến động lượng của đá Puzolan là -1.327.029đ nguyên nhân là do mức tiêu hao vật tư để sản xuất ra 1 tấn xi măng giảm từ 0,223tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2006) xuống 0,222tấn puzolan/tấn xi măng (năm 2007). Đồng thời biến động giá tăng là 8.492.469đ nguyên nhân là do giá mua giá thu mua đá puzolan từ 162.833đ/tấn (năm 2006) lên 167.527đ/tấn (năm 2007). Từ đó, làm tổng biến động tăng là 7.165.440đ.

Nguyên nhân

Vì việc sử dụng nguyên liệu để sản xuất xi măng PCB.40 và PCB.30 là tương tự nhau. Vì vậy, những biến động của xi măng PCB.40 cũng l à những biến động của xi măng PCB.30. Do đó, trong phần phân tích nguyên nhân biến động lượng và biến động giá vật tư sản xuất xi măng PCB.30 ta không đề cập đến những tác nhân đó nữa. Mà chỉ đi sâu giải thích những khác biệt dẫn đến những biến động không đồng nhất giữa hai loại xi măng này.

- Về biến động lượng: ta nhận thấy dù cùng sản xuất trên một dây chuyền công nghệ, xí nghiệp và với cùng đội ngũ nhân công như nhau. Tức là quá trình sản xuất xi măng PCB.30 cũng phải chịu những tác động như đã nêu trong phần phân tích biến động lượng của xi măng PCB.40. Tuy nhiên, mức hao phí vật tư để sản xuất 1 tấn xi măng của xi măng PCB.30 lại có mức tăng không cao (clinker) và một số vật tư khác (thạch cao, đá puzolan) lại có chiều hướng giảm. Thực tế nghịch lý này là do đặc điểm tổ chức sản xuất của Cty, thường sản xuất xi măng PCB.40 và đầu tháng và sản xuất xi măng PCB.30 vào khoảng giữa tháng, vì vậy việc sản xuất xi măng PCB.40 thường gặp nhiều vấn đề hơn xi măng PCB.30. Bên cạnh đó, do xi măng PCB.30 là mặt hàng sản xuất chính yếu của Cty, thường sản xuất với số lượng lớn, nên việc kiểm tra giám sát được chú trọng hơn.

- Về biến động giá: vì Cty thường mua nguyên vật liệu nhập kho và xuất dùng khi sản xuất nên giá nguyên vật liệu dùng cho cả hai loại xi măng là tương đương nhau. Tuy nhiên, do Cty áp dụng xuất kho theo phương pháp FIFO (nhập trước xuất trước), nên chi phí vật tư trên 1 tấn xi măng của hai loại có chênh lệch nhau ở mức độ vừa phải. Riêng thạch cao là mặt hàng sử dụng với số lượng không nhiều. Trong trường hợp thuận lợi Cty mua với số lượng lớn để hưởng chiết khấu thì gần như chi phí thạch cao sản xuất một tấn xi măng là không đổi giữa hai loại xi măng. Ngoài yếu tố trên, thì giá vật tư để sản xuất xi măng PCB.30 cũng chịu tác động của các nhân tố nh ư đã nêu trong phần phân tích biến động giá xi măng PCB.40.

4.3.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp

Do công ty thực hiện việc trả lương theo hình thức khoán sản phẩm. Vì vậy, ta chỉ phân tích biến động giá.

GVHD: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA 95 SVTH: NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023