Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất

nghiên cứu trước các phương án tiến hành thí nghiệm và cả ở nhà trong bài học mới sau mỗi tiết dạy.

Tổ chức cho giáo viên trao đổi về kỹ năng sử dụng, quy tắc an toàn của thiết bị khi vận hành, về kinh nghiệm tổ chức thực hành cho học sinh... Cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Mời chuyên gia tập huấn, hướng dẫn các thao tác, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên . Ngoài việc tham gia tập huấn, mỗi giáo viên bộ môn cần làm tốt công tác tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực cho bản thân đáp ứng được yêu cầu dạy học trong điều kiện mới.

- Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh nêu cao ý thức giữ gìn và bảo vệ CSVC, thiết bị dạy học được trang bị, đảm bảo giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch khai thác sử dụng CSVC, thiết bị dạy học, coi đó là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để tăng cường CSVC, các điều kiện phương tiện dạy học môn Công nghệ theo TCNL phải được sự quan tâm của UBND Tỉnh, Sở GD & ĐT, UBND huyện cùng các cơ quan, đoàn thể, hội.

Hiệu trưởng, CBQL phải năng động trong việc huy động các nguồn lực. Sát sao trong quản lý tài sản. Chuẩn bị đủ các yếu tổ thiết yếu để bảo vệ, bảo quản tài sản đã có. Ngoài nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cung cấp, Hiệu trưởng cần biết tận dụng các cơ hội để khai thác nguồn kinh phí theo phương thức xã hội hóa, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài xã hội hỗ trợ cho các hoạt động tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học môn Công nghệ theo TCNL của nhà trường; Thường xuyên quản lý, giám sát chặt chẽ các nguồn đầu tư cho việc xây dựng CSVC, trong mua sắm trang TBDH, việc đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm tránh dàn trải, hiệu quả thấp làm lãng phí kinh phí nhà trường.

Cần có cán bộ phụ trách CSVC, phòng thí nghiệm, thực hành, thiết bị vững chuyên môn; giáo viên, học sinh có ý thức, đảm tính bảo an toàn, hiệu quả tránh hỏng hóc trong quá trình sử dụng.

3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trong năm biện pháp đề xuất trên mỗi biện pháp đều có những mục tiêu, nội dung và cách thức tiến hành riêng, đều có những ưu, nhược điểm nhất định phù hợp với nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng quản lý

hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình theo TCNL, nhất thiết phải thực hiện đồng bộ các biện pháp trên vì chúng có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung lẫn nhau, là cơ sở tiền đề cho nhau và đều chung một mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ.

Trong năm biện pháp đó, thì biện pháp thứ 1 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng”; Biện pháp thứ 2 “Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học”; Biện pháp thứ 3: “Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn”; Biện pháp 4 “Chỉ đạo giáo viên đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ dựa vào năng lực học sinh đạt được” là các biện pháp cơ bản và có tính quyết định trong quản lý dạy - học môn Công nghệ theo TCNL.

Trong đó biện pháp thứ 1 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng” đóng vai trò là tiền đề để thực hiện các biện pháp còn lại. Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Chính vì điều đó mà nhận thức là yếu tố quan trọng quyết định các vấn đề tiếp sau, khi có nhận thức đúng đắn thì người CBQL sẽ có cách thức quản lý phù hợp (biện pháp 2,3,4,5); Giáo viên sẽ có những phương pháp, hình thức dạy học, cách kiểm tra đánh giá phù hợp (biện pháp 2,3,4); học sinh sẽ có phương pháp học tập phù hợp (biện pháp 2,3) từ đó nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường.

Biện pháp thứ 5 “Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực” là biện pháp đóng vai trò điều kiện cho việc triển khai thực hiện biện pháp khác.

3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm‌

Mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết và mức độ khả thi của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên đã được đề xuất. Trên cơ sở đó, điều chỉnh các giải pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các giải pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.3.2. Quá trình khảo nghiệm

Gặp gỡ, trao đổi bằng bảng hỏi với 33 cán bộ quản lý và giáo viên Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên để trưng cầu ý kiến về tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất.

Bảng hỏi có 3 mức độ đánh giá:

+ Rất cấp thiết, cấp thiết, không cấp thiết.

+ Rất khả thi, khả thi, không khả thi.

+ Mức độ điểm: 3,2,1

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

3.3.3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 33 đối tượng được khảo sát về tính cấp thiết của các giải pháp quản lý hoạt động dạy học Công nghệ theo tiếp cận năng lực học sinh ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên được tập hợp trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của một số biện pháp quản lý dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Nội dung khảo nghiệm

Tính cấp thiết


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Rất cấp

thiết

Cấp thiết

Không

cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL

môn Công nghệ nói riêng


28


84.8


5


15.2


0


0.0


94


2,85


1


2

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

trong quá trình dạy học


25


75.8


8


24.2


0


0.0


93


2,82


2


3

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng

dụng KHCN vào thực tiễn


10


30.3


23


69.7


0


0.0


76


2,3


5


4

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ dựa

vào năng lực học sinh đạt được


20


60.6


13


39.4


0


0.0


86


2.6


3


5

Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ dạy học

môn Công nghệ theo TCNL


15


45.5


18


54.5


0


0.0


81


2.45


4

Tổng


59.4


40.6


0


2.6


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - 14

Kết quả từ bảng 3.1 cho thấy những đối tượng được hỏi có sự đánh giá cao về tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó, số ý kiến đánh giá là rất cần thiết chiếm tỉ lệ 59.4%, cần thiết 40,6%, không có sự lựa chọn là không cần thiết. Điều này chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là cần thiết trong quản lý hoạt động

dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ nói riêng theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình. Trong đó các giải pháp được xếp thứ hạng cần thiết trong quá trình nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên như sau:

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ nói riêng được đánh giá thứ 1 với 84.8% là rất cần thiết, điểm TB=2.85 đây là giải pháp có ảnh hưởng lớn nhất, vì khi cả CBQL, giáo viên, học sinh có nhận thức đúng, đầy đủ về vấn đề dạy học theo TCNL là rất cấp thiết thì mới có hành động đúng để áp dụng vào thực hoạt động tế quản lý, hoạt động dạy và hoạt động học.

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học: Là giải pháp cũng có ảnh hưởng rất lớn, được đánh giá là thiết rất cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học với 75.8% là rất cần thiết, điểm TB=2.82.

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ theo dựa vào năng lực học sinh đạt được: Mức độ cần thiết là 60.6%, điểm TB= 2.6.

Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ theo TCNL: Được xếp thứ hạng 3 với 45.5% là cần thiết và điểm TB= 2.45.

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng dụng KHCN vào thực tiễn: Được đánh là là ít ảnh hưởng nhất trong các biện pháp, với 30.3% mức độ đánh giá là rất cần thiết, điểm TB=2.3.

Sự đánh giá của các đối tượng được tham gia khảo sát về mức độ cần thiết của các giải pháp được đề xuất về cơ bản cũng thống nhất, không có sự khác biệt lớn.

3.3.3.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp

Kết quả thống kê ý kiến đánh giá của 33 đối tượng được khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý dạy học Công nghệ theo tiếp cận năng lực

TT


Nội dung khảo nghiệm

Mức độ khả thi


Tổng điểm


Điểm TB

Xếp thứ bậc

Rất khả

thi

Khả thi

Không

khả thi

SL

%

SL

%

SL

%


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ

nói riêng


25


75.8


8


24.2


0


0.0


91


2,75


1


2

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

trong quá trình dạy học


25


66.7


11


33.3


0


0.0


88


2,67


2


3

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng

dụng KHCN vào thực tiễn


10


24.2


20


60.6


5


15.2


69


2,09


5


4

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ dựa

vào năng lực học sinh đạt được


20


45.5


13


39.4


5


15.2


76


2.3


4


5

Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư CSVC phục vụ dạy học

môn Công nghệ theo TCNL


15


54.5


15


45.5


0


0.0


84


2,55


3

Tổng


53.3


37.0


9.7


2.47



Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Điểm TB = 2.47 cho thấy, các biện pháp đề xuất nêu trên rất có tính khả thi. Trong đó, biện pháp 1 “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ nói riêng” và biện pháp 2 “Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học” có điểm TB = 2.75; 2.67 được cho là khả thi nhất; Thì biện pháp 3 “Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học sinh ứng dụng KHCN vào thực tiễn” được đánh giá có tính khả thi thấp nhất (có điểm TB= 2.09). Tuy nhiên, để các

biện pháp trên mang tính khả thi hơn, cần phải quan tâm hơn nữa đến các điều kiện hỗ trợ thực hiện các biện pháp cũng như sự phối kết hợp giữa CBQL, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

3.3.3. Tương quan giữa tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.3. Mức độ tương quan giữa tính cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực


TT


Các biện pháp

Tính cấp thiết

Mức độ

khả thi


Tương quan

Điểm trung

bình

Thứ bậc

Điểm trung

bình

Thứ bậc


1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh về dạy học theo TCNL nói chung và dạy học theo TCNL môn Công nghệ

nói riêng


2.82


1


2.7


1


0


2

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn công nghệ theo TCNL nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

trong quá trình dạy học


2.85


2


2.75


2


0


3

Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, khuyến khích học

sinh ứng dụng KHCN vào thực tiễn


2.3


5


2.09


5


0


4

Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Công nghệ dựa vào năng lực học sinh đạt

được


2.6


3


2.3


4


-1


5

Quản lý sử dụng hiệu quả và đầu tư

CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ theo TCNL


2.45


4


2.55


3


+1

Tổng






Kết quả bảng 3.3 cho thấy: Giữa việc đánh giá về tính cấp thiết thì đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất có phần thấp hơn. Số ý kiến đánh giá

từng giải pháp ở các mức độ khả thi cơ bản là tương đương nhau và có thể triển khai trong thực tiễn quản lý hoạt động dạy học Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế của các nhà trường trong địa bàn huyện thì hầu hết đều đánh giá cao tính cấp thiết và mức độ khả thi của các nhóm biện pháp đưa ra; tất cả 5 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí là rất khả thi. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất nếu được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hết sức lưu ý vì thực tế mỗi biện pháp đều có những ưu - nhược điểm riêng và chúng có mối quan hệ hữu cơ, thống nhất biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.

Chính vì điều đó khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL đối với trường THPT huyện Phú Bình phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở nhà trường THPT mới được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ trong giai đoạn hiện nay và chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới sắp tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/06/2023