Hình Cơ Cấu Tổ Chức Chi Nhánh Tại Ngân Hàng Bidv


Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng

Giá trị cốt lòi: Chất lượng tin cậy - Hướng đến khách hàng - Đổi mới phát triển- Chuyên nghiệp sáng tạo - Trách nhiệm xã hội.

Lĩnh vực hoạt động

- Ngân hàng: Là ngân hàng có kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam, cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích như: huy động vốn, cung cấp tín dụng, tài trợ thương mại, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài khỏan, dịch vụ thẻ...

- Bảo hiểm: BIDV cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ được thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

- Chứng khoán: Cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tư và tư vấn đầu tư cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

- Đầu tư tài chính: Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước.

Quy mô và Mạng lưới (đến cuối 2018)

- Tổng tài sản đạt 1.313.038 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- Vốn chủ sở hữu: 54.551 tỷ đồng

- Số lượng nhân sự: 25.416 nhân viên

- Mạng lưới hoạt động rộng lớn khắp 63 tỉnh/ thành phố: 01 Trụ sở chính, 190 chi nhánh tại Việt Nam, 01 Chi nhánh tại Myanmar, và 871 Phòng giao dịch; 02 Đơn vị trực thuộc (Trường Đào tạo Cán bộ BIDV, Trung tâm Công nghệ Thông tin)

- 06 Văn phòng Đại diện tại nước ngoài (Campuchia, Myanmar, Lào, Séc, Đài Loan, Trung Quốc, Liên bang Nga)

- 13 Công ty con và 08 công ty liên doanh-liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Cho thuê tài chính TNHH BIDV SuMi-TRUST (BSL), Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế (BIDVI), Công ty


TNHH Đầu tư Phát triển Quốc tế (IIDC), Công ty Cổ phần Chứng khoán MHB (MHBS), Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Campuchia (IDCC), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC), Công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI), Công ty Chứng khoán Campuchia - Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Campuchia - Việt Nam, Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB), Công ty Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife, Công ty Cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC)…

Hình 1 2 Hình logo một số công ty con trực thuộc BIDV Nguồn Ngân hàng BIDV Vị 1


Hình 1 2 Hình logo một số công ty con trực thuộc BIDV Nguồn Ngân hàng BIDV Vị 2

Hình 1.2. Hình logo một số công ty con trực thuộc BIDV

Nguồn: Ngân hàng BIDV


Vị trí trong ngành

- Là ngân hàng có tổng tài sản và quy mô dư nợ tín dụng lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

- Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

- Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

- Là niềm tự hào của các thế hệ Cán bộ nhân viên và của ngành tài chính ngân hàng trong 62 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.


- BIDV là ngân hàng trong Top 30 ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, trong 1.000 ngân hàng tốt nhất thế giới do Tạp chí The Banker bình chọn.

1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Ngân hàng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn ngân hàng lớn nhất Việt Nam (bao gồm Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Vietcombank, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-VietinBank, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-AgriBank). BIDV đã trải qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển lâu dài hơn 62 năm với nhiều giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn 1957 – 1981: Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam”: được thành lập theo Quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ; gắn với thời kỳ “lập nghiệp - khởi nghiệp” (1957 - 1981) của BIDV với chức năng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theo nhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Giai đoạn này, đất nước trải qua ba thời kỳ lớn gồm: (i) cải tạo phát triển kinh tế đất nước sau khi hòa bình lập lại (1957 - 1960); (ii) vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1961 - 1975); (iii) khôi phục kinh tế sau chiến tranh, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1975 - 1981).

Giai đoạn 1981 - 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (đổi tên năm 1981). Giai đoạn này gắn với một thời kỳ sôi nổi của đất nước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990). Trong giai đoạn này BIDV đã thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tế thị trường.

Giai đoạn 1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (đổi tên năm 1990). Giai đoạn này gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV từ một ngân hàng thương mại “quốc doanh” sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại, tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế. BIDV đã thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hoạt động thực tế, trong vai trò đối với nền kinh tế mà BIDV đảm nhiệm: chuyển từ giai đoạn đầu tư chỉ đơn giản là “xây dựng” sang một trạng thái chất lượng mới - đầu tư để “tăng trưởng, để thúc đẩy “phát triển”. BIDV không đơn thuần cung ứng một loại


dịch vụ phục vụ hoạt động xây dựng mà đã chuyển sang đóng vai trò “động lực thúc đẩy phát triển”. Bắt đầu từ đây, BIDV thực sự chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại.

Giai đoạn 2012 đến nay: Giai đoạn “Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” là một bước phát triển mạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập. Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế, sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập và cạnh tranh quốc tế mạnh mẽ.

Ngày 28/12/2011, BIDV đã tiến hành cổ phần hóa thông qua việc bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO). Ngày 27/04/2012, BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Ngày 24/01/2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên sàn chứng khoán. Sau cổ phần hóa, tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ giảm xuống dưới 100%, đồng nghĩa với việc thay đổi cơ cấu sở hữu của Ngân hàng - từ chỗ chỉ có duy nhất là sở hữu nhà nước sang bao gồm cả sở hữu tư nhân. Tuy phần vốn nhà nước nắm giữ trong BIDV vẫn là áp đảo, song rò ràng đã có sự thay đổi thực sự về chất - từ cơ cấu sở hữu đến hệ thống quản trị ngân hàng - cả cơ chế lẫn bộ máy và phương thức vận hành. Đó là những thay đổi đảm bảo cho BIDV tăng cường tính minh bạch và theo thông lệ quốc tế, hoạt động hiệu quả trong môi trường thị trường và cạnh tranh quốc tế.

Quá trình tăng vốn

Năm 1995, Chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thương mại với số vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng.

Năm 2001 - 2006, Thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng, tăng vốn điều lệ từ 1.100 tỷ đồng lên 4.077 tỷ đồng.

Năm 2008, Tăng vốn điều lệ lên 8.756 tỷ đồng. Năm 2009, Tăng vốn điều lệ lên 10.498 tỷ đồng.

Năm 2010, Tiếp tục tăng vốn điều lệ, đạt mức 14.600 tỷ đồng.

Năm 2011 Điều chỉnh giảm vốn điều lệ xuống mức 12.947 tỷ đồng.

Ngày 27/04/2012, Chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng.


Ngày 16/01/2014: Cổ phiếu Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chấp nhận niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh .

Năm 2013, Vốn điều lệ của công ty là: 28.112 tỷ đồng. Ngày 22/5/2015, Vốn điều lệ nâng lên 31.481 tỷ đồng.

Ngày 14/08/2015, Vốn điều lệ công ty nâng lên 34.187 tỷ đồng.

Đến cuối 2016: Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt quy mô tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng.

1.1.3. Cơ cấu tổ chức - Bộ máy quản lý



Hình 1 3 Hình Bộ máy quản lý ngân hàng BIDV Nguồn Phòng tổ chức hành chánh 3

Hình 1.3. Hình Bộ máy quản lý ngân hàng BIDV


Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh BIDV


Hình 1 4 Hình Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV Nguồn Phòng tổ chức hành chánh 4


Hình 1.4. Hình Cơ cấu tổ chức ngân hàng BIDV


Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh BIDV


Hình 1 5 Hình Cơ cấu tổ chức chi nhánh tại ngân hàng BIDV Nguồn Phòng tổ 5

Hình 1.5. Hình Cơ cấu tổ chức chi nhánh tại ngân hàng BIDV


Nguồn: Phòng tổ chức hành chánh BIDV

Khối Quản lý khách hàng: Các Phòng Khách hàng doanh nghiệp, trong đó bao gồm Tổ Tài trợ thương mại trực thuộc Phòng Khách hàng doanh nghiệp; Các Phòng Khách hàng cá nhân; Phòng Kinh doanh thẻ (nếu có).

Khối Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý rủi ro.

Khối Tác nghiệp: Phòng Quản trị tín dụng, trong đó bao gồm Tổ Quản lý thông tin khách hàng trực thuộc Phòng Quản trị tín dụng; Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp; Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân; Phòng/Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ.

Khối Quản lý nội bộ: Phòng Quản lý nội bộ; hoặc: Phòng Kế hoạch - Tài chính và Phòng Tổ chức Hành chính.

Khối trực thuộc: gồm Các Phòng Giao dịch

Đối với các Chi nhánh có các Phòng/Tổ đặc thù ngoài mô hình tổ chức mẫu nêu trên, BIDV sẽ có văn bản quy định riêng.

1.1.4. Tầm nhìn đến năm 2025

Các mục tiêu định hướng ưu tiên đến 2025

Tiếp tục là ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ lực, chủ đạo về quy mô, thị phần, khả năng điều tiết thị trường.

Nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đáp ứng chuẩn mực Basel II. Phấn đấu đến năm 2025, vốn chủ sở hữu gấp 3 lần hiện tại.

Nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh các biện pháp xử lý thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC.


Đa dạng hóa nền khách hàng và sản phẩm dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, phát triển khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp FDI; Gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ, thị phần tín dụng doanh nghiệp FDI, SME; Đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu các nguồn thu nhập chính, phấn đấu gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập gấp 1,4-1,5 lần so với đầu kỳ.

Tổ chức quản trị kinh doanh theo mô hình ngân hàng hiện đại, tiên tiến, hướng tới thông lệ, đảm bảo minh bạch, công khai, hiệu quả, trong đó ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số (digital banking) một cách toàn diện trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh.

Phát triển đội ngũ nhân sự chất lượng cao; bồi đắp văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV trở thành thương hiệu ngân hàng có giá trị, sức khỏe thương hiệu mạnh, được lan tỏa nhận biết sâu rộng với thị trường trong nước và quốc tế.

Các mục tiêu đối với xã hội và cộng đồng

Với vai trò là một định chế tài chính lớn, BIDV luôn ưu tiên thực hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động.

Phát triển kinh tế địa phương: chủ động, tích cực xúc tiến đầu tư tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, khơi dậy tiềm năng của địa phương, ưu tiên tài trợ tín dụng và các dịch vụ tài chính đối với khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo ra nhiều công ăn việc làm, sinh kế bền vững cho người lao động, phát triển kinh tế vùng miền kết hợp an ninh quốc phòng.

Phát triển nền nông nghiệp bền vững: BIDV đã và đang triển khai Dự án Chuyển đổi Nông nghiệp bền vững và tiếp tục quản lý quỹ quay vòng của chuỗi các Dự án Tài chính Nông thôn để bảo đảm nguồn vốn tín dụng được quản lý an toàn, cho vay đúng đối tượng, hiệu quả cho các dự án nông nghiệp sạch, bền vững; đồng thời tiếp tục triển khai các gói tín dụng linh hoạt để hỗ trợ khách hàng thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ.

Góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.

Bên cạnh các hoạt động tín dụng tạo công ăn việc làm cho người lao động, BIDV sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động vì cộng đồng, tài trợ trực tiếp nhằm góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về: Y tế; Giáo dục; Giảm nghèo bền vững; Xây dựng nông thôn mới; Phòng chống và cứu trợ thiên tai...

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 03/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí