Cơ Sở Lí Luận Về Gdkns Cho Hsth Người Dtts Khu Vực Tây Nguyên Thông Qua Hoạt Động Dạy Học.


thực hiện theo hai hướng tiếp cận là khai thác nội dung môn học và tăng cường sử dụng các PPDH tích cực trong các môn học để GDKNS.

6.2. Về đối tượng khảo sát

HSTH người DTTS ở các khối lớp 4, 5 ở các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu.

6.3. Về địa bàn khảo sát

- Luận án khảo sát tại 3 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk:

+ Cán bộ quản lý: 60

+ GV: 530

+ HSTH: 15

- Tiến hành thực nghiệm ở 2 trường tiểu học tại tỉnh Kon Tum.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 293 trang tài liệu này.

+ 01 Trường thuộc vùng sâu, vùng xa: Trường Tiểu học Đăk Rơ Ông, H. Tu Mơ Rông, Kon Tum

+ 01 Trường thuộc khu vực nông thôn: Trường Tiểu học Lê Đình Chinh, xã Đăk La, H. Đăk Hà, Kon Tum

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học - 3

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp luận

7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc

Theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc trong luận án này thì quá trình giáo dục KNS là một hệ thống bao gồm các thành tố như: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục …Các thành tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Hoạt động GDKNS trong trường tiểu học có quan hệ với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường và với hoạt động GDKNS trong gia đình và xã hội.

7.1.2. Tiếp cận hoạt động – nhân cách

Nhân cách, năng lực của con người được hình thành thông qua các hoạt động. Thông qua hoạt động, HS mới hình thành và phát triển các KNS. Việc xây dựng các biện pháp GDKNS cho HSTH cần phải dựa trên các hoạt động mang tính trải nghiệm đa dạng, phù hợp với đặc điểm tâm lý của HS, nhu cầu, hoạt động học tập của HSTH.

7.1.3. Tiếp cận xã hội - lịch sử

Giáo dục nói chung và GDKNS nói riêng luôn gắn với bối cảnh văn hóa - xã hội của vùng miền và Quốc gia. Trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, GDKNS đòi hỏi phải phù hợp với chương trình


mới, đồng thời phải tính đến bối cảnh văn hóa - xã hội ở khu vực Tây Nguyên đặt ra những yêu cầu KNS nào cần giáo dục để giúp các em thích ứng với cuộc sống nơi đây.

7.1.4. Tiếp cận thực tiễn

Tiếp cận quan điểm thực tiễn trong nghiên cứu đề tài này là việc đề xuất những biện pháp GDKNS phải dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, phải vận dụng được vào thực tiễn và mang lại kết quả trong thực tiễn GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết

- Mục đích: tìm kiếm tài liệu để xây dựng cơ sở lí luận của hoạt động GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

- Nội dung: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát kết quả nghiên cứu các đề tài, luận án, công trình có liên quan để làm sáng tỏ các khái niệm công cụ, những vấn đề lí luận, xây dựng khung lí luận về KNS và GDKNS cho HSTH thông qua hoạt động dạy học.

7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Phương pháp quan sát:

+ Mục đích: Quan sát, dự giờ để phát hiện những ưu điểm và tồn tại của GV trong việc sử dụng các PPDH tích cực để GDKNS cho HS thông qua hoạt động dạy học.

+ Nội dung: Tiến hành quan sát hoạt động của HSTH người DTTS ở một số trường tiểu học khu vực Tây Nguyên và ghi lại bằng biên bản quan sát để rút ra những nhận định, đánh giá về đặc điểm tâm lí, giao tiếp nói chung và đặc điểm các KNS của HS nói riêng.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:

+ Mục đích: Thu thập thông tin về thực trạng KNS, GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

+ Nội dung: Khảo sát, phân tích kết quả đánh giá của CBQL, GV trường tiểu học ở khu vực Tây Nguyên để tìm hiểu nhận thức, thái độ và thực trạng KNS, GDKNS cho HSTH người DTTS ở khu vực này.


+ Đối tượng: Khảo sát thực trạng KNS, GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên (Điều tra ở 590 CBQL, GV giảng dạy tại các trường tiểu học trên địa bàn Tậy Nguyên); Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất (Điều tra 97 CBQL, GV); Thực nghiệm trên 102 HS tại 2 trường tiểu học ở tỉnh Kon Tum.

- Phương pháp phỏng vấn:

+ Mục đích: Nhằm thu thập số liệu về thực trạng trên cơ sở quá trình giao tiếp, hỏi và trả lời về KNS, GDKNS của HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

+ Nội dung:

Tiến hành phỏng vấn một số HSTH người DTTS Tây Nguyên để tìm hiểu nhu cầu GDKNS của các em.

Tiến hành phỏng vấn một số CBQL, GV và HS nhằm bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi và kết quả quan sát, xác định rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến KNS và GDKNS cho HSTH người DTTS.

+ Công cụ: Xây dựng bộ phiếu phỏng vấn dành riêng cho các đối tượng (CBQL, GV, HS) - Phụ lục 3

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đặc điểm văn hoá, phong tục, lối sống của người DTTS khu vực Tây Nguyên; nhận định thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS trong nhà trường tiểu học; thu thập ý kiến đề xuất về các KNS và những biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

+ Mục đích: Nhằm xác định hiệu quả của các biện pháp được lựa chọn tại các trường tiểu học trong khu vực để kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong hoạt động GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên

+ Nội dung: Tìm hiểu và thu thập kết quả trước và sau khi thực nghiệm của các biện pháp được đề xuất trong năm học 2020 - 2021; xử lí kết quả thực nghiệm.

+ Mẫu thực nghiệm: CBQL, GV, HS tại 2 trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

7.3. Phương pháp toán thống kê

Sử dụng các công thức toán học với phần mềm SPSS phiên bản 23.0 để mô tả giá trị trung bình, tỉ lệ phần trăm, độ lệch tiêu chuẩn, hệ số tương quan, kiểm tra


độ tin cậy... và trình bày dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ. Từ đó phân tích, so sánh để có những kết quả định lượng trong điều tra và thực nghiệm sư phạm.

8. Những luận điểm cần bảo vệ

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học cần chứng minh, luận án đưa ra luận điểm cần bảo vệ sau:

- GDKNS cho HSTH nói chung và HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên nói riêng có vai trò vô cùng quan trọng, giúp HS có được những KNS cần thiết để giải quyết thành công và hiệu quả các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

- GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên hiện nay còn nhiều hạn chế chưa đạt được yêu cầu, nhiều KNS của HSTH người DTTS còn yếu và thiếu do nhiều nguyên nhân khác nhau.

- Để GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học cần thực hiện các biện pháp sau: (1) Xác định ma trận tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS; (2) Thiết kế bài dạy tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS; (3) Tổ chức bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS; (4) Đánh giá bài dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung GDKNS cho HSTH người DTTS; (5) Bồi dưỡng năng lực khai thác tiềm năng GDKNS thông qua nghiên cứu bài học.

9. Đóng góp mới của luận án

9.1. Về lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và xây dựng khung lí luận về KNS, GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc trưng vùng DTTS; Xây dựng được một số khái niệm KNS, GDKNS, GDKNS thông qua hoạt động dạy học, qua đó xác lập được lí luận GDKNS cho HSTH người DTTS thông qua hoạt động dạy học với các thành tố mục tiêu GDKNS, nguyên tắc, nội dung, phương pháp và các con đường GDKNS, đánh giá kết quả GDKNS; đồng thời, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

9.2. Về thực tiễn

- Luận án đã phân tích thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học trên cơ sở bám sát khung lí luận đã được xây dựng, xác định được những nguyên nhân và hạn chế về KNS.


Trên cơ sở phân tích đặc điểm tâm lý, xã hội và bối cảnh sống của HSTH người DTTS khu vực Tây nguyên kết hợp với trưng cầu ý kiến của đội ngũ CBQL, GV đã xác định được những KNS cần GD cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên.

- Luận án đã đề xuất được 5 biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học mang tính khoa học, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động GDKNS cho HSTH.

- Luận án cũng đã khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất cùng với việc triển khai thực nghiệm có kết quả các biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tư liệu tham khảo cho các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo GV tiểu học, hoặc làm tài liệu bồi dưỡng GV tiểu học về GDKNS.

10. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

Chương 2: Thực trạng GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học.

Chương 3: Biện pháp GDKNS cho HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên thông qua hoạt động dạy học và thực nghiệm sư phạm.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

KHU VỰC TÂY NGUYÊN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu về kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng sống

1.1.1.1. Trên thế giới

Thuật ngữ “kĩ năng sống” được Winthrop Adkins sử dụng lần đầu tiên trong một chương trình đào tạo nghề thực hiện vào những năm 1960 với tên gọi “The Adkins Life Skills Programme: Employability Skills Series”. Cho đến nay KNS và GDKNS đã được nhiều nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà tâm lý học,… quan tâm tìm hiểu và nghiên cứu, tập trung nhiều về các khía cạnh: khái niệm, nội dung và hình thức GDKNS. UNESCO đã chỉ ra ba thành tố của học vấn là: kiến thức, kĩ năng và thái độ, trong đó kĩ năng và thái độ đóng vai trò then chốt và cho rằng KNS là năng lực cá nhân, giúp cho việc thực hiện đầy đủ chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày [2], [3], [5], [10].

Từ những năm 70 của thế kỷ XX đã có những nghiên cứu và đưa ra cảnh báo về vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, A. Toffler với “Cú sốc của tương lai” và J. Delors với “Học tập - một kho báu tiềm ẩn” và một số những nghiên cứu thử nghiệm GDKNS trong giáo dục dân số, giáo dục môi trường. Năm 1979 Gilbert Botvin đã nghiên cứu và đưa ra một chương trình đào tạo KNS cho thanh thiếu niên từ lớp 7 đến lớp 9 thông qua các modul tương tác nhằm tạo điều kiện cho người học được tiếp cận và hình thành những kĩ năng xã hội như: kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tính quyết đoán để thể hiện sự từ chối sử dụng các chất gây nghiện. Chương trình đào tạo này được triển khai ở nhiều loại hình trường học từ các trường công lập đến các trung tâm trại tạm giam trẻ chưa thành niên và đạt được những kết quả khả quan. Nó không chỉ ngăn ngừa tình trạng hút thuốc trong thanh thiếu niên mà còn giúp cải thiện mối quan hệ giữa GV và HS, nâng cao hiệu quả học tập cho người học [95].

Gần đây diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người tại Darka đã xác định rõ: KNS là một trong 6 mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia “Mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình GDKNS”. Các nước trên thế


giới nói chung, các nước phát triển nói riêng đều đã và đang quan tâm nhiều đến KNS, GDKNS cho người học [5].

Vào những năm 1990, khái niệm KNS lại xuất hiện trong một số chương trình giáo dục của UNICEF. Những nghiên cứu về KNS trên thế giới giai đoạn này đều mong muốn hướng đến tìm một quan niệm chung về KNS và GDKNS và từ đó đưa ra mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDKNS và hệ thống các KNS cơ bản cần có để giúp thế hệ trẻ vào đời thành công. Các tổ chức lớn trên thế giới đi tiên phong trong việc khuyến khích tất cả các quốc gia trên đưa GDKNS vào chương trình giáo dục của mình. Mục tiêu của GDKNS cho thế hệ trẻ toàn cầu được các tổ chức này thống nhất là nâng cao tiềm năng của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ để họ có được những hành động nhằm thích ứng và làm chủ cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống [100], [103].

Một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng triển khai những chương trình, dự án nhằm can thiệp giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS với những đối tượng có nguy cơ cao và trong đó cũng đã sử dụng cách tiếp cận KNS với quan niệm về KNS là những kĩ năng cốt lõi trên [102].

Với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như: WHO, UNICEF, UNESCO, UNFPA... chương trình GDKNS bước đầu được triển khai rộng khắp trên thế giới. Vì vậy, những nghiên cứu lý luận về KNS tương đối phong phú, các cuộc hội thảo được diễn ra sâu rộng, cung cấp những tài liệu và phối hợp với nhau để đẩy mạnh hoạt động GDKNS cho thanh thiếu niên trên toàn thế giới với nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Theo tổ chức UNICEF (Quỹ Nhi đồng liên hiệp quốc), GDKNS là tạo ra sự thay đổi hành vi, là khả năng chuyển đổi kiến thức và thái độ thành hành động. Với mục đích là giúp cho người học có những kĩ năng ứng phó với các vấn đề của cuộc sống và tự hoàn thiện mình, UNICEF đưa ra cách phân loại KNS gồm 3 nhóm kĩ năng bao gồm: 1) Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sống với chính mình ( kĩ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên định, đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng, đặt mục tiêu, xác định giá trị,...), 2) Nhóm kĩ năng tự nhận thức và sống với người khác( kĩ năng thiết lập quan hệ/ tương tác liên nhân cách, sự cảm thông, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp, thương lượng, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn...3) Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả (gồm: Tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề...) [5], [14], [15], [16], [17], [18].


Theo quan niệm của tổ chức WHO (Tổ chức Y tế thế giới), KNS là năng lực mang tính tâm lý xã hội và giao tiếp được vận dụng trong tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày. Với tinh thần đó, WHO đưa ra hệ thống các KNS cần được giáo dục cho người học là: 1) Kĩ năng nhận thức bao gồm các kĩ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, tư duy phân tích, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, tự nhận thức, đặt mục tiêu, xác định giá trị… 2) Kĩ năng đương đầu với xúc cảm, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát và tự điều chỉnh,… 3) Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác bao gồm: giao tiếp; tính quyết đoán; thương thuyết, từ chối, hợp tác; sự cảm thông, chia sẻ; khả năng nhận thấy sự thiện cảm của người khác...[5], [14], [15], [16], [17], [18].

Theo quan niệm của tổ chức UNESCO (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa liên hiệp quốc) thì KNS là năng lực giúp con người thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Theo UNESCO, ngoài những KNS chung, còn có những KNS trong những lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội như: giáo dục công dân; vệ sinh, thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng; giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản vị thành niên; phòng tránh HIV/AIDS; phòng chống rượu, thuốc lá, ma tuý và các tệ nạn xã hội; ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; hoà bình và giải quyết xung đột; bảo vệ thiên nhiên và môi trường; phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ... [5], [14], [15], [16], [17], [18].

Giáo dục cảm xúc xã hội (Social and Emotional Learning - SEL) và giáo dục kĩ năng sống

SEL là một lãnh vực mới phát triển trong 20 năm trở lại đây. Nó bắt đầu vào thời điểm cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, khi việc nghiên cứu về Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) bắt đầu được nhiều nhà tâm lý học quan tâm. Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” bắt đầu được phổ biến vào năm 1995 khi cuốn sách cùng tên của học giả Daniel Goleman trở thành sách bán chạy nhất trong thời gian đó. Từ đó, rất nhiều nhà nghiên cứu ở các lĩnh vực có liên quan bắt đầu tìm kiếm những chuẩn mực chung để phát triển một mô hình hỗ trợ cho việc phát triển khả năng cảm xúc, xã hội và học thuật của trẻ em và thanh niên trong môi trường học đường.

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023