Trước đây, đa số người thợ dệt vải bằng những khung cửi rất nhỏ bé và đơn giản được đóng từ vài cây tre hoặc mấy thanh gỗ lắp vào bàn dậm, tay giật, thoi rò, go dệt. Có những khung cửi có bộ phận cấu tạo giống như những con cò. Khi người thợ dệt dậm chân, thì mỏ cò há to ra để điều khiển mối dệt. Tất cả thợ đệt đều phải bật tay và dậm chân, hai động tác ấy phải phối hợp nhịp nhàng trong khi dệt. Muốn dệt được lụa hoa, gấm thì phải có người ngồi trên nóc khung cửi mà giật giây, điều khiển go dệt. Thế nhưng, từ những khung cửi đó, biết bao sản phẩm đã được ra đời như: gấm, vóc, sa, the, nhiễu vân, hồng, lượt, sồi, đũi, lụa tơ tằm, vải tấm, vải sô... Mỗi loại có nhiều màu sắc khác nhau. Hoa trên lụa cũng có nhiều loại như: lụa vân tứ quý, hoa hồng, điệp, cúc, mai, chanh, thọ đỉnh (lư hương và chữ thọ), long vân (rồng mây)... Muốn có các loại lụa này phải có mẫu hoa đẹp để phóng hình ra bản bìa cứng đục lỗ từ đó các mũi kim dệt tạo thành các loại hoa lá như ý muốn.
Nghệ thuật trang trí và hoa văn trên lụa được coi là sự mẫu mực của phong cách tạo hình trên chất liệu mỏng, bằng sợi của các nghệ nhân. Để tạo ra được những loại sản phẩm tơ lụa tuyệt mỹ ấy, người thợ dệt phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, công phu, kiên trì và phải có công sức của nhiều người như quay tơ, làm hồ, dệt và nhuộm. Khâu làm hồ phải chuẩn bị các bước như mắc cửi, kéo cửi, sâu khổ, làm hồ và nối cửi. Người phụ dệt phải đẽo tơ và tuốt tơ. Một khung dệt trơn cần có 5 nguời, dệt the, dệt lụa hoa thì 6 người. Với phương pháp thủ công này, mỗi ngày đạt công suất từ 4-5 mét. Ngày nay, khung cửi dệt đã được cải tiến bằng khoa học. Trên một khung cửi thường có khoảng 400-600 kim dệt. Nhờ có sự hỗ trợ của máy móc, mỗi khung cửi chỉ cần một người làm cho công suất khoảng 10-15 mét/ngày. Muốn dệt được tấm lụa đẹp thì quan trọng nhất là phải có tơ đẹp, đều và mềm, óng mượt. Tơ đẹp dệt ra sờ vào mát, mịn thì được coi là lụa tốt. Nghề dệt lụa ở nước ta gắn bó với các tên làng như: Từ Sơn, Lim, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh), Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây), Tân Châu, Châu Đốc (An Giang), Nam Định,Thái Bình, Thanh Hoá... ở Tương Giang (Từ Sơn) người ta thường dệt vải vuông, vải mộc, dệt lụa vuông, dệt sồi và quai thao; Còn ở Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Tây) lại nổi tiếng với nghề dệt lụa hoa
vân tơ tằm. Vẫn là một màu lụa trắng ngà, qua cách cải tiến, người thợ đã dệt ra hoa phù dung, hoa cúc, hoa lan, hoa dây, hoa triện rải đều trên tấm lụa. Có một thời kỳ, nghề dệt cũng như một số nghề thủ công truyền thống khác đã bị mai một do chiến tranh, thiếu nguyên liệu sản xuất, thiếu thị trường tiêu thụ, nhiều thợ dệt đã chuyển sang nghề khác. Thế nhưng, khi đất nước ổn định, người dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa tiểu thủ công nghiệp, đời sống xã hội nâng lên, nhu cầu may mặc ngày càng tăng, hàng tơ lụa không chỉ có chỗ đứng trên thị trường trong nước mà hướng đến nhiều thị trường quốc tế.
Như vậy nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải của nước ta đã có từ rất lâu đời. Nó đã tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay và trở thành một nghề truyền thống của nhân dân ta, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam. [24],[27.1],[35.2]
2. Vai trò của nghề tơ lụa đối với Việt Nam.
Nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa vốn là một nghề truyền thống từ ngàn xưa của nhân dân ta. Nó không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, tinh thần mà còn có vai trò rất to lớn đối với nền kinh tế -xã hội nước ta.
2.1. Về mặt kinh tế
Trước hết, nghề tơ đã tạo việc làm và góp phần làm tăng thu nhập của người nông dân trồng dâu, nuôi tằm. Theo số liệu ước tính, ở Nha Xá, một sào dâu có thể thu lãi từ hai đến bốn triệu đồng, gấp 7-8 lần so với canh tác một sào lúa. Thậm chí sau khi hết vụ thu hoạch, cây dâu có thể chặt bán làm chất đốt, tạo thêm một nguồn thu nhập nữa cho người dân [25.1]. Lấy ví dụ như ở làng lụa Vạn Phúc hiện nay, thu nhập của người dân đang ngày một tăng với mức bình quân trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng [39.6]
Thứ hai, đối với các làng nghề chuyên ươm tơ, dệt lụa thì nghề tơ lụa đã góp một phần không nhỏ vào nguồn thu của địa phương. Chẳng hạn doanh thu từ trồng dâu, nuôi tằm ở xã Ngọc Lũ mỗi năm đạt 1,8 tỷ đồng, xã Tiên Phong đạt 1,5 tỷ đồng [25.1]. Hay như ở Vạn Phúc, doanh thu thương mại - dịch vụ năm 2005 là 53,2 tỷ đồng ( Phụ lục 1). Doanh thu từ lụa ở Vạn Phúc thường xuyên chiếm 63% - 65% tổng doanh thu của xã.
Thứ ba, tơ lụa là một nguồn thu ngoại tệ rất có giá trị. Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành năm 2004 đạt hơn 70 triệu USD [38.2]. Sản phẩm tơ, lụa Việt Nam được xuất sang nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh... Thị trường tơ lụa đang dần phục hồi, có nhu cầu rất lớn. Tơ lụa cấp thấp, nhu cầu của các thị trường Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh... cũng còn rất lớn [12.1] Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu từ tơ lụa của chúng ta như vậy là còn quá ít so với tiềm năng. Ngoài ra, do chúng ta còn yếu trong khâu giống, lượng nguyên liêu chưa đủ cung cấp cho ngành dệt do đó còn phải nhập tơ sống từ nước ngoài với giá cao, trong đó nhiều nhất là từ Trung Quốc (200tấn/năm) làm cho giá lụa cũng tăng lên, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời gian tới, nếu chúng ta đảm bảo được nguồn tơ, kỹ thuật nhuộm và dệt tốt, đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu thì đây sẽ là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 1
- Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng lụa tơ tằm Việt Nam - 2
- Tình Hình Sản Xuất Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm .
- Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.
- Nhận Xét Chung Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng.
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Mặt Hàng Lụa Tơ Tằm Việt Nam.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Thứ tư, nghề tơ lụa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, theo đó giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao dần tỷ trọng dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp.
Rõ ràng, với những giá trị to lớn của mình, nghề tơ lụa sẽ góp phần không nhỏ vào tiến trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nền kinh tế của nước ta.
Hàng tơ lụa có vai trò to lớn đối với nền kinh tế Việt Nam chính là do xuất phát từ những nguyên nhân sau :
Nguyên nhân thứ nhất, đó là vì lụa tơ tằm là một mặt hàng rất được ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Sử dụng lụa tơ tằm để may trang phục, đồ trang trí, ga đệm đang trở thành một xu hướng thời trang trên toàn thế giới . Lụa tơ tằm không chỉ phù hợp để may những trang phục truyền thống như áo dài của Việt Nam hay Kimono của Nhật Bản…mà còn thích hợp để may đồ Tây như áo vetse, váy dạ hội và các trang phục hiện đại khác. Lụa tơ tằm có được những ích lợi trên chính là vì những ưu điểm của vải lụa tơ tằm. Lụa tơ tằm là một loại vải được làm từ chất liệu sợi tự nhiên do đó mát về mùa hè nhưng lại ấm về mùa đông, có tác dụng thấm mồ hôi rất tốt,
lại thoáng, vì vậy rất tốt cho sức khoẻ . Nếu là người đến từ xứ nóng như Singapore hay Nhật Bản thì có thể chọn loại vải lụa mỏng; còn nếu là người đến từ xứ lạnh như Pháp, Mỹ thì có thể chọn mua những loại lụa dày phù hợp với khí hậu nước mình. Không chỉ có vậy, lụa tơ tằm còn là một mặt hàng rất có giá trị thời trang do vải mềm, nhẹ, lại có độ bóng mịn, có màu sắc tự nhiên làm tăng thêm nét nữ tính, vẻ duyên dáng, sang trọng và thanh lịch của người phụ nữ .
Nguyên nhân thứ hai khiến mặt hàng tơ lụa rất có giá trị kinh tế với Việt Nam đó là nhờ những ưu đãi về tự nhiên và những thế mạnh về con người.
- Về sự ưu đãi của thiên nhiên: Nước ta có một nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm rất phù hợp với việc trồng dâu, nuôi tằm. Đặc biệt, so với Trung Quốc hay một số nước Trung Á, điều kiện trồng dâu nuôi tằm của Việt Nam tốt hơn rất nhiều. ở các nước này, nông dân chỉ trồng dâu nuôi tằm được 5 tháng/năm, còn lại phải nghỉ đông do thời tiết khắc nghiệt. Trong khi ở Việt Nam, có thể trồng dâu nuôi tằm quanh năm, đất đai lại phù hợp cho cây dâu phát triển, nhất là ở Lâm Đồng [5]. Như vậy, rõ ràng Việt Nam rất có lợi thế về thiên nhiên để phát triển ngành tơ lụa truyền thống này.
- Về yếu tố con người: Nghề tơ lụa từ lâu đã trở thành một nghề truyền thống của nhân dân ta. Theo tài liệu ghi lại thì nghề tơ lụa đã ra đời ở nước ta cách đây 3000 năm. Chính nhờ yếu tố truyền thống đó đã giúp chúng ta có được một bề dày kinh nghiệm trong việc trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Với một đội ngũ lao động hùng hậu và những người nghệ nhân tài hoa, chúng ta sẽ có thể tạo ra những thước lụa mềm mại, óng ả, độc đáo của riêng Việt Nam, đủ sức để cạnh tranh trên thị trường tơ lụa thế giới.
2.2. Về mặt Xã hội
Với những giá trị như đã đề cập ở trên, nghề tơ lụa sẽ góp phần tạo thêm công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp, cải thiện đời sống cho người nông dân làng nghề, từ đó góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam. Điển hình như ở Vạn Phúc nghề lụa đã tạo việc làm cho gần 2.000
lao động chính kéo theo gần 3.000 lao động phụ. Không những thế, nghề dệt lụa còn giải quyết đầu ra cho những người trồng dâu nuôi tằm, tạo thêm công ăn việc làm cho phụ nữ và người già. Mức thu nhập trung bình của người dân ở Nha Xá là 300.000 đồng/người/tháng [25.1]; còn ở Vạn Phúc là trên dưới 1 triệu đồng/người/tháng [39.6]. Chính nhờ con dâu, cây tằm mà con em Nha Xá được học hành đến nơi đến chốn.
Như vậy, phát triển nghề dâu tằm là thực sự cần thiết ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vì cùng với việc phát triển mặt hàng này, chúng ta không những cải thiện được cuộc sống của người dân trồng dâu, nuôi tằm mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước. Hơn nữa, đầu tư cho dâu tằm thấp, cần ít ngoại tệ nhưng thu hồi vốn nhanh và tạo ra sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
3. Quy trình sản xuất và cơ cấu mặt hàng.
3.1. Quy trình sản xuất.
Để sản xuất ra một tấm lụa đẹp, người thợ dệt phải trải qua nhiều giai đoạn phức tạp. Quy trình dệt một tấm lụa được bắt đầu từ khâu trồng dâu, nuôi tằm, đến ươm tơ, xe tơ, làm hồ, nhuộm và dệt. Sau đây là quy trình sản xuất cụ thể để có được một tấm vải lụa:
( Tham khảo phụ lục 2 về quy trình dệt lụa ở làng Vạn Phúc)
Ươm tơ
Lấy sợi
Nấu kén
Tơ thô-dệt đũi
Dệt
Làm hồ
Nấu tơ
Xe tơ
Tơ nõn-dệt lụa
Sấy kén
Kén tằm
Dệt
Xe tơ
Nhuộm vải
Dệt
Nhuộm sợi
Sơ đồ : Quy trình sản xuất các loại vải từ tơ tằm
Nhuộm vải
Dệt
3.2. Chủng loại mặt hàng lụa tơ tằm.
Mặt hàng vải thủ công Việt Nam có tới hàng trăm loại khác nhau được dệt từ tơ tằm, gọi chung là hàng tơ lụa. Đó là các loại lụa là, gấm vóc, vân, the, lĩnh, băng, quế, đoạn, sa, đũi, kỳ cầu, taffeta. Mỗi loại có một nét đẹp và duyên dáng riêng, góp phần phục vụ sự đa dạng trong tính cách của mỗi con người.
Lụa: Lụa gồm có các loại lụa trơn, lụa hoa, là mặt hàng dệt theo kiểu đan vân đoạn nhưng mặt lụa rất mịn màng, óng ả. Vẫn là loại lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn, còn hoa chìm thì phải soi lên ánh sáng mới thấy được. Đây là loại lụa nổi tiếng chỉ có làng Vạn Phúc mới dệt được. Hoa văn cũng có rất nhiều loại, chẳng hạn như lụa Vạn Phúc rất nổi tiếng với những mẫu hoa văn cung đình Huế, hoa văn thổ cẩm truyền thống, chim lạc, trống đồng Đông Sơn, Triệu thọ, Long phượng mây bay, Tứ quý, chữ Triện... Hiện nay sản phẩm lụa tơ tằm cũng có rất nhiều màu như xanh lá cây, xanh nõn chuối, đỏ đun, đỏ tươi, vàng da cam, hồng, bạc, ghi..., phù hợp với mọi lứa tuổi.
Gấm: Gấm là loại hàng dệt dày (nền dày) có màu sắc khác nhau. Gấm có nhiều loại như gấm lam, gấm hồng cánh chấu, gấm đỏ, gấm vàng. Hoa trên gấm thường có màu tươi rực rỡ, dệt cài nổi tựa như thêu chỉ màu rất khéo trên nền sa tanh. Một tấm gấm có nhiều màu, phổ biến là 5 hay 7 màu gọi là gấm ngũ hay gấm thất thế. Đây là loại hàng quý nhất, khó làm nhất trong tất cả các mặt hàng tơ lụa. Người ta coi gấm là bà chúa của các mặt hàng dệt tơ lụa. Phải có tay nghề cao, kỹ thuật điêu luyện tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ mới có thể dệt được gấm.
The, sa, xuyến, băng, quế: Đây là các loại sản phẩm có chung đặc điểm là dệt thủng, nghĩa là trên mặt tấm the, sa, xuyến hay băng, quế đều có những lỗ thủng nhỏ rất đẹp nhưng cách bố cục sợi dọc, sợi ngang không giống nhau. Lỗ dệt thủng giữa các loại này khác nhau về kích thước và độ thưa, dày. Kỹ
thuật dệt này vừa tạo ra các loại hàng dệt khác nhau, vừa tăng thêm thẩm mỹ của từng mặt hàng tơ lụa.
Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh: Đây là các loại hàng dệt dày, số lượng sợi dọc của hàng này nhiều hơn lụa. Mỗi tấm lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh có số sợi dọc khoảng 8.000 sợi. Trong khi đó, mỗi tấm lụa chỉ có khoảng 3.000 sợi dọc. [27.2]
Đũi: Để dệt đũi người thợ dệt phải dùng sợi tơ thô (hay còn gọi là sợi tơ thủ công) còn lại cuối cùng của con kén sau khi đã lấy phần tơ nõn để dệt. Những sợi tơ này sau khi se sẽ được dệt theo kiểu lóng mốt hay vân điểm. Do dệt bằng sợi thô nên hàng đũi thường dày hơn hàng lụa và có bề mặt thô ráp, hơi sần.
Taffeta: Taffeta có công nghệ dệt giống lụa trơn nhưng điểm khác giữa dệt taffeta và dệt lụa đó là khi dệt taffeta, người thợ phải sử dụng nhiều sợi tơ tốt chập lại và xe nhiều lần cho sợi tơ to theo yêu cầu dày, mỏng của mặt hàng. Một điểm đáng lưu ý nữa đối với hàng taffeta là nhất thiết phải nhuộm sợi tơ xe trước khi dệt.
4. Tình hình sản xuất.
Mặt hàng lụa tơ tằm ở nước ta được sản xuất ở rất nhiều nơi với những tên tuổi làng nghề truyền thống nổi tiếng như Vạn Phúc - hiện nay đang được người tiêu dùng biết đến dưới thương hiệu “Lụa Hà Đông”, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Bảo Lộc, Tân Châu. Trong những năm trở lại đây trên thị trường nội địa còn nổi lên một số thương hiệu của các công ty như Công ty cổ phần tơ tằm Á Châu (ASC) - tiền thân là công ty TNHH sản xuất gia công hàng xuất khẩu thương mại Hiệp Sang, Công ty TNHH Châu Á (AQSilk), Công ty cổ phần dệt lụa Việt Nam (Vinasilk), Toàn Thịnh, Công ty cổ phần tơ lụa và dịch vụ nông nghiệp Đà Nẵng (Danasi). Trong đó ASC đã sản xuất theo dây chuyền khép kín từ khâu nguyên liệu. Sản phẩm của ASC đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000.
Về diện tích trồng dâu, nuôi tằm, cả nước hiện nay có 25 nghìn ha trồng dâu nuôi tằm, lấy kén, sản xuất tơ, hàng năm chế biến khoảng 1.800 tấn tơ các loại. Tuy nhiên ngành cũng phải đối mặt với những khó khăn do chính việc trồng dâu nuôi tằm tràn lan của các địa phương gây ra. Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm đã lan ra hầu hết 61 tỉnh thành trong cả nước, giải quyết việc làm cho gần 40 vạn lao động, trong đó hầu hết là những lao động nông thôn làm ăn cá thể. Do nhận thấy nghề trồng dâu nuôi tằm có lợi nhuận cao nên các hộ dân đã phát triển một cách ồ ạt. Diện tích trồng dâu nuôi tằm và số lượng máy xe tơ tăng đột biến mà không tính đến sức tiêu thụ của thị trường đã gây nên tình trạng khủng hoảng thừa. Chẳng hạn, ở Vĩnh Phúc, theo kế hoạch của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, đến năm 2005 mới có 1.500 ha dâu. Thế nhưng, tại thời điểm năm 2002 diện tích trồng dâu của tỉnh này đã lên tới
3.400 ha. Theo nhận định cuả Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Phúc, do diện tích nuôi kén tăng nhanh nên tình trạng thừa kén tằm là điều không thể tránh khỏi. Đây chỉ là một minh chứng cho sự phát triển tự phát không có quy hoạch của ngành dâu tằm tơ Việt Nam hiện nay. Ngoài Vĩnh Phúc, các địa phương khác như Thiệu Hoá (Thanh Hoá), Yên Lạc (Thái Bình) cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Về nguyên liệu tơ có tơ cấp thấp và tơ cấp cao. Trong đó, tơ cấp cao được đưa vào xe, dệt còn tơ cấp thấp , một phần được đưa làm sợi ngang và tiêu thụ. Thế nhưng hiện nay chúng ta đang phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để se tơ và dệt lụa với số lượng lên đến 200 tấn/năm. Như vậy nếu cộng với nguồn tơ không cấp (chất lượng thấp), nhập khẩu chính thức hoặc trôi nổi ở Hà Nội và một số tỉnh phía Nam có nguồn gốc từ Uzbekistan thì mỗi năm có ít nhất 500 tấn tơ nước ngoài đã vào Việt Nam. Đây lại là một nghịch lý nữa trong vấn đề cho ngành dệt. Bởi nghề trồng dâu nuôi tằm từ xưa đến nay vẫn là một nghề truyền thống của dân tộc ta. Nó không chỉ cung cấp nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng cao cấp như lụa, tơ tằm, đũi, mà còn đem lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Nghịch lý này là do kén tằm trong nước sản xuất phẩm cấp quá thấp, chỉ không tới 30% có thể sản xuất được tơ tiêu chuẩn cấp A, còn hơn 70% còn lại chỉ có thể làm tơ thường, không thể xếp cấp hạng