Chương trình môn Công nghệ: Đây là vấn đề đã được Bộ GD&ĐT nghiên cứu và quyết định nên rất phù hợp với khả năng, năng lực học sinh theo từng cấp học, lớp học. Đương nhiên chương trình môn Công nghệ sẽ hoàn toàn phù hợp với việc dạy học theo TCNL. Từ đó phát huy được năng lực của từng đối tượng học sinh, với 64% sự lựa chọn ảnh hưởng nhiều và có điểm trung bình 2.36.
Như vậy, các yếu tố ảnh hưởng cần quan tâm để có biện pháp tác động ở các trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình là: Nhận thức, năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên dạy môn Công nghệ chiếm 90.9%; Nhận thức và năng lực của CBQL chiếm 78.8%; Ý thức, thái độ học tập môn Công nghệ của học sinh 78.8%; Điều kiện CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ chiếm 60.7%; Chương trình môn Công nghệ 45.5%.
Tham khảo ý kiến của thày Dương Xuân B, Hiệu trưởng trường THPT Điềm Thụy việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QLDH nói chung và QLDH môn công nghệ theo TCNL nói riêng yếu tố nhận thức và năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên dạy môn Công nghệ là kênh quan trọng quyết định chất lượng quá trình dạy học. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn các yếu tố góp phần không nhỏ chất lượng dạy học của giáo viên đó là sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của CBQL, ý thức thái độ học tập của học sinh, đặc biệt là CSVC phải đủ để phục vụ cho quá trình dạy học theo TCNL của giáo viên.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng
2.6.1. Kết quả đạt được
Hiệu trưởng ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình đã tổ chức triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên có liên quan đến dạy học theo TCNL.
Hiệu trưởng đã chỉ đạo Hiệu phó phụ trách chuyên môn, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chuyên môn cho toàn trường và cho từng môn học kịp thời. Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành nhà trường thể hiện được các nội dung đổi mới dạy học theo TCNL.
Thông qua việc khảo sát thực trạng về dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL cho thấy hầu hết CBQL và giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về dạy học theo TCNL. Trong hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL giáo viên đã thực hiện rất tốt từ mục tiêu, nội dung chương trình môn học; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; sử dụng các phương tiện, kỹ thuật hiện đại
trong dạy học; đặc biệt là đổi mới cách kiểm tra, đánh giá học sinh theo tiếp cận và phát huy năng lực. Trong quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL người CBQL đã phát huy tốt vai trò người quản lý từ khâu lập kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học trong nhà trường.
Trong điều hành hoạt động nhà trường, các hiệu trưởng vận dụng linh hoạt các văn bản chỉ đạo của cấp trên và đã đảm bảo được nguyên tắc kỉ cương, năng động sáng tạo, đã quản lý toàn diện nhà trường, biết đi sâu vào nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong từng năm học.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Các Phương Pháp Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Sử Dụng Phương Tiện Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Tổ Chức Thực Hiện Hoạt Động Dạy Học Môn Công Nghệ Theo Tiếp Cận Năng Lực Ở Trường Trung Học Phổ Thông Huyện Phú Bình - Tỉnh Thái
- Chỉ Đạo Giáo Viên Hướng Dẫn Học Sinh Phương Pháp Tự Học, Khuyến Khích Học Sinh Nghiên Cứu, Ứng Dụng Khoa Học Công Nghệ Vào Thực Tiễn
- Khảo Nghiệm Tính Cấp Thiết Và Mức Độ Khả Thi Của Các Biện Pháp Quản Lý Đã Đề Xuất
- Brent Davies, Linda Ellison & Christopher Bowring - Carr, School Leadership In The 21St Century; Developing A Strategic Approach, London New York Routledgefalmer 2005 - 87.
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
2.6.2. Tồn tại, hạn chế
Việc xác định mục tiêu vẫn theo quan điểm định hướng nội dung. Về thực hiện nội dung chương trình dạy học thì chỉ dừng lại ở việc cắt bỏ nội dung giảm tải và điều chuyển một số nội dung kiến thức cho đảm bảo thời lượng lên lớp. Chưa phối hợp các bộ môn dạy trùng một số nội dung kiến thức để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn (chưa xây dựng được chương trình môn học hiệu quả). Việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực chưa thường xuyên nên hiệu quả chưa cao. Hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh chưa linh hoạt và đa dạng nhằm vào cả quá trình học tập mà còn thực hiện theo kiểm tra định kì theo phân phối chương trình. Tồn tại tình trạng thiếu các phòng thực hành môn Công nghệ, thiết bị thực hành cũ, hỏng và việc sử dụng các mô hình, sơ đồ, tranh ảnh, dụng cụ thực hành chưa thực sự hiệu quả.
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Một bộ phận giáo viên đứng lớp không có chuyên môn sâu về dạy môn công nghệ (kiêm nhiệm), chưa có kinh nghiệm dạy học theo TCNL.
Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và bồi dưỡng phương pháp học tập cho học sinh chưa được chú trọng đúng mức.
Môn học Công nghệ không tham gia thi THPTQG và Đại học nên ngay cả CBQL, một số giáo viên coi môn học là môn “phụ” nên việc quan tâm của CBQL đến môn học còn chưa đầy đủ; một số giáo viên dạy kiêm nhiệm còn chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học; học sinh còn mang nặng tư tưởng môn học không quan trọng (nhất là học sinh khối 12 - là môn học không thi THPT Quốc gia, không thi Đại học, Cao đẳng) nên còn chưa thực sự đầu tư trong việc học.
Kết luận chương 2
Qua tìm hiểu và khảo sát 33 CBQL và giáo viên giảng dạy môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên về quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL rút ra kết luận:
Thực trạng dạy học môn Công nghệ theo TCNL tại các trường được đánh giá ở mức trung bình - khá. Với việc xác định mục tiêu dạy học vẫn theo dạy học định hướng nội dung; về thực hiện nội dung chương trình ở mức tốt nhưng chỉ dừng lại ở việc cắt bỏ nội dung giảm tải và điều chuyển một số nội dung kiến thức cho đảm bảo thời lượng lên lớp mà chưa sử dụng nội dung kiến thức như chất liệu để tiếp cận và phát triển năng lực cho học sinh. Chưa khai thác, sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Về hình thức tổ chức dạy học thì chưa thoát ly được nhiều so với các hình thức truyền thống. Việc kiểm tra, đánh giá học sinh chưa thực sự phát huy được năng lực người học. Tuy nhiên, với nỗ lực và tâm huyết của CBQL các nhà trường và sự đồng lòng của giáo viên, học sinh đồng thời điều kiện CSVC đủ đáp ứng được yêu dạy học theo TCNL ở các trường nên kết quả dạy học môn Công nghệ ở nhóm cao so với các môn học trong nhà trường.
Hiệu trưởng ở trường THPT đã vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp quản lý đã đạt được kết quả như sau: Quản lý việc lập kế hoạch của giáo viên khi dạy học môn Công nghệ theo TCNL; quản lý việc triển khai thực hiện dạy học môn Công nghệ theo TCNL; quản lý việc chỉ đạo dạy học môn Công nghệ theo TCNL; quản lý việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học môn công nghệ theo TCNL đều đạt loại khá.
Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tác động đến quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình theo thứ bậc là: Nhận thức, năng lực dạy học theo TCNL của giáo viên Công nghệ chiếm 90.9%; Nhận thức, năng lực của CBQL chiếm 78.8%; Ý thức thái độ học môn Công nghệ của học sinh chiếm 78.8%; Điều kiện CSVC phục vụ dạy học môn Công nghệ chiếm 60.7%; Chương trình môn Công nghệ chiếm 45.5%.
Kết quả khảo sát thực trạng quản lý dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên là căn cứ quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng sau này.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Với nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng vào việc quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên theo hướng TCNL, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện hiện kế hoạch, chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá đều hướng đến TCNL chung và năng lực Công nghệ cho học sinh. Các biện pháp đề xuất đều phải căn cứ mục tiêu giáo dục học sinh THPT nói chung, mục tiêu TCNL Công nghệ cho học sinh phù hợp với những điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương, của xã hội hiện tại.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Tính đồng bộ xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Trong đó CBQL nhà trường tập trung vào việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, triển khai, chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên, học sinh cùng các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà trường.
Yêu cầu đảm bảo thực hiện đồng bộ các biện pháp, phải đặt nó trong mối quan hệ thống nhất biện chứng, không thể tách rời một yếu tố nào trong hoạt động quản lý. Chỉ khi thực hiện đồng bộ các biện pháp mới phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Xuất phát từ cơ sở lý luận dạy học, quản lý hoạt động dạy học và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên ở góc độ TCNL cùng với việc trưng cầu ý kiến của CBQL, tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn, đội ngũ giáo viên Công nghệ ở các trường. Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường THPT huyện Phú Bình theo TCNL.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc này muốn thực hiện được hiệu quả đòi hỏi các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Công nghệ ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên theo TCNL khi đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chức trong mỗi nhà trường.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các biện pháp đề xuất nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng để cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học môn học này ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên. Do đó, đòi hỏi việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phải mang lại hiệu quả tối ưu trong hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường, ở từng thời điểm nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và xu thế phát triển chung của địa phương và đất nước hiện nay.
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học
Các biện pháp đề xuất phải hướng tới mục đích tiếp cận năng lực của người học. Để làm được điều đó thì CBQL, giáo viên phải có các biện pháp phù hợp nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học. Đối tượng học sinh cũng phải tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức dưới mọi góc độ, mọi hình thức từ đó ngoài việc hiểu, biết,… còn vận dụng vào đời sống.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn công nghệ theo tiếp cận năng lực ở trường trung học phổ thông huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về dạy học theo tiếp cận năng lực nói chung và dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực nói riêng
Nhận thức là kim chỉ nam cho mọi hành động, nhận thức được thể hiện qua hành động, để có hành động đúng trước hết nhận thức phải đúng đắn. Do vậy, để HĐDH theo TCNL nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng đạt hiệu quả đòi hỏi mỗi CBQL, giáo viên, học sinh phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn về dạy học theo TCNL trong hoạt động quản lý, hoạt động dạy và hoạt động học môn Công nghệ ở trường THPT.
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
Giúp cán bộ, giáo viên, học sinh hiểu về bản chất của dạy học theo TCNL nói chung và dạy học Công nghệ theo TCNL nói riêng, nắm về quy trình tổ chức, chỉ đạo, triển khai, thực hiện quá trình dạy và học Công nghệ theo TCNL và cách thức tổ chức tiến hành dạy học Công nghệ theo TCNL.
Giúp cán bộ, giáo viên, học sinh tin tưởng vào vai trò, ý nghĩa của dạy học Công nghệ theo TCNL, ý thức được vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình từ đó có động lực và quyết tâm cao trong việc nâng cao trình độ, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, khả năng học tập nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy và học môn Công nghệ đạt hiệu quả.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Thông qua việc giới thiệu, phổ biến, học tập, quán triệt các nội dung để CBQL, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh hiểu được sự cần thiết và tính tất yếu phải tổ chức dạy học theo TCNL nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Điều đầu tiên CBQL phải là người thay đổi nhận thức về vai trò của dạy học theo TCNL và đặc biệt là vai trò của môn công nghệ trong trường phổ thông.
Tiếp theo CBQL tổ chức học tập, quán triệt chủ chương, chính sách, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định, hướng dẫn của Ngành trong các buổi họp cơ quan, buổi chào cờ, họp phụ huynh cho toàn thể CBGV-NV, học sinh, cha mẹ học sinh hoặc thông tin trên các kênh như gửi mail, Website, bảng tin, phát thanh... để nâng cao nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh… về tầm quan trọng của việc dạy học theo TCNL, đặc biệt trong thời đại 4.0 thì việc dạy học môn Công nghệ theo TCNL là rất cần thiết.
Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản chỉ thị về PPDH các môn học và tình hình dạy học thực tế của nhà trường để CBQL xây dựng kế hoạch thực hiện mục tiêu của hoạt động dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ một cách thiết thực.
Thông qua hội thảo, tập huấn giúp giáo viên nhận thức rõ bản chất của dạy môn Công nghệ theo TCNL, quy trình tổ chức dạy học và yêu cầu đối với giáo viên về thiết kế bài học, tổ chức bài lên lớp và đánh giá kết quả dạy học môn công nghệ theo TCNL.
Tạo môi trường để giáo viên học tập, trao đổi về cách thức tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo TCNL.
Thông qua sinh hoạt chuyên môn, thăm lớp dự giờ giúp giáo viên có nhận thức đúng về dạy học Công nghệ theo TCNL, từ đó biết cách thiết kế, tổ chức dạy học hiệu quả.
Thông qua kênh giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn tăng cường nhận thức cho học sinh về dạy học môn công nghệ theo TCNL có ý nghĩa như thế nào, giúp các em nhận thức được năng lực của bản thân từ đó có phương pháp học tập tích cực, chủ động nhằm phát huy năng lực của mình.
CBQL phải tăng cường biện pháp động viên, tạo động lực nhằm đạt được hiệu quả công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh. Tạo dựng niềm tin để tác động đến tư tưởng, tình cảm của mọi người để họ có thêm động lực mới, thực hiện thành công mục tiêu dạy học môn công nghệ theo TCNL.
Xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cho giáo viên Công nghệ để mỗi giáo viên tự nhận thức được trách nhiệm phải tự học tập, nghiên cứu để nâng cao năng lực dạy học Công nghệ theo TCNL, kích thích động cơ và tinh thần tự học, tự hoàn thiện năng lực của mỗi giáo viên.
CBQL phải có biện pháp để mọi người có thể thay đổi nhận thức một cách chủ động, tích cực thì mới có thể tạo ra những hành động thiết thực. Cần chú ý đến việc bồi dưỡng cho giáo viên Công nghệ một cách đồng bộ và sâu sắc, nhằm mang lại hiệu quả cao cho công tác quản lý hoạt động dạy học môn Công nghệ theo TCNL ở trường THPT huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Để thay đổi được nhận thức của người khác trước tiên phải thay đổi nhận thức của chính bản thân mình. Do đó, đòi hỏi mỗi CBQL phải có nhận thức, nghiên cứu, và học tập một cách nghiêm túc về chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, yêu cầu đổi mới của ngành đối với HĐDH môn Công nghệ. Như vậy, CBQL mới có thể có đủ năng lực để quản lý và nâng cao nhận thức của giáo viên đối với việc HĐDH môn Công nghệ theo TCNL.
Mỗi giáo viên Công nghệ cần có ý thức động cơ đúng đắn khi tham gia bồi dưỡng, thảo luận, hội thảo, thăm lớp dự giờ để có cách nhìn đúng về dạy học môn Công nghệ theo TCNL.
Mỗi học sinh phải có ý thức và động cơ học tập đúng đắn, nghiêm túc. Nhận thức được vai trò của việc học tập môn công nghệ theo TCNL từ đó có phương pháp
học tập tích cực nhằm phát huy năng lực của bản thân.
Làm cho mỗi phụ huynh học sinh cũng ý thức được tầm quan trọng của dạy học theo TCNL và hiểu được các em được gì khi học môn công nghệ, nhất là khi học môn công nghệ theo TCNL.
3.2.2. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học môn Công nghệ theo tiếp cận năng lực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình dạy học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ giáo viên và học sinh là 2 lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch dạy học, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Giáo viên phải biết đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; học sinh phải biết tham gia vào quá trình học một cách chủ động sáng tạo. Nhận thức được ý nghĩa của việc dạy và việc học theo TCNL thì giáo viên cần được trang bị những năng lực cơ bản; giúp học sinh biết mình có năng lực nào để phát huy, từ đó mới nâng cao được hiệu quả dạy học theo TCNL nói chung và dạy học môn Công nghệ theo TCNL nói riêng đáp ứng được chuẩn đầu ra của quá trình dạy học.
3.2.2.2 Nội dung biện pháp
Tổ chức cho giáo viên Công nghệ học tập, nghiên cứu, thảo luận chuyên đềvề đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để giáo viên có cơ hội để trao đổi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm với nhau để hoạt động dạy học môn học theo TCNL đạt hiệu quả cao. Trong từng tiết học giáo viên biết sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp nhằm khai thác, phát huy tính chủ động, sáng tạo tham gia bài học của từng học sinh. Thông qua quá trình dạy học nói chung thì học sinh cần đạt được 5 phẩm chất và 10 năng lực chung, cốt lõi; đối với môn Công nghệ ngoài năng lực chung thì cần đạt được 5 năng lực riêng cốt lõi riêng biệt.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Chỉ đạo đổi mới tính chất và nội dung hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, chuyển từ dạy truyền thống một chiều, học thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo tiếp thu kiến thức của học sinh, chú trọng hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên.
Chỉ đạo đổi mới hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học