Mức Độ Thực Hiện Công Tác Soạn Bài, Chuẩn Bị Bài Trước Khi Lên Lớp Của Gv Lý Luận Chính Trị

Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết GV thực hiện theo đúng quy định của chương trình (xếp thứ 1), linh hoạt trong việc dạy học theo yêu cầu đổi mới giáo dục như đã giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung thực hành, thảo luận, đã quan tâm đến việc tăng cường những nội dung khó, nội dung sinh viên chưa hiểu rõ, đã bước đầu gắn lý luận với thực tiễn, cập nhật các vấn đề chính trị xã hội của địa phương mặc dù chưa thực hiện thường xuyên. Bước đầu, đó là những dấu hiệu tốt cho đổi mới giáo dục bởi nó nhằm phát triển năng lực người học, tăng cường ứng dụng thực hành và luyện tập, phát huy vai trò của SV trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức, tăng khả năng tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên, nội dung giảng dạy hướng đến mục đích đạt kết quả cao trong thi cử được coi trọng hơn việc tăng cường các nội dung có ý nghĩa thực tiễn. Nó thể hiện ở kết quả khảo sát là phần lớn các GV đã giảm tải nội dung không thi để giảm nhẹ kiến thức, tăng cường một số nội dung phục vụ ôn thi, kiểm tra (xếp thứ 2, 3); trong khi đó việc giảm nội dung lý thuyết, tăng nội dung thực hành, thảo luận và cập nhật các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước, của địa phương còn hạn chế (xếp thứ 5 và 6).

Thực trạng công tác soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của GV

Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 2 (Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên Lý luận chính trị đã xác định rõ mục tiêu bài học chiếm tỉ lệ 76% thực hiện tốt (xếp thứ 1).

Thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng và yêu cầu thái độ của bài học được đánh giá tốt tỉ lệ 70% do đội ngũ GV nhà trường thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Cùng với đó, TCM đã tích cực đẩy mạnh hoạt động sinh hoạt chuyên môn của GV, thường xuyên có sự kiểm tra tiến độ và nội dung thực hiện bài dạy, tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá chất lượng giờ dạy Lý luận chính trị. Song trên thực tế các bài soạn, các giờ dạy trên lớp vẫn chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng sinh viên ở mỗi lớp, mỗi ngành đào tạo. Nguyên nhân chính do một số giảng viên chưa thực sự đầu tư, ngại chuẩn bị nhiều giáo án khác nhau trên cùng một bài dạy cho các đối tượng sinh viên khác nhau. Việc xét giờ dạy cho đồng nghiệp đôi khi còn mang tính hình thức do nể nang, sợ va chạm, mất lòng đồng nghiệp.

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện công tác soạn bài, chuẩn bị bài trước khi lên lớp của GV Lý luận chính trị‌

TT

Nội dung

Tốt

BT

Chưa tốt

TB

Xếp

thứ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xác định rõ mục tiêu bài học.

35

76

9

20

2

4

2.72

1


2

Thực hiện chuẩn kiến, thức kỹ năng và yêu cầu thái độ của bài

học.


32


70


12


26


2


4


2.65


2


3

Thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản

môn học.


28


61


16


35


2


4


2.65


2


4

Soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học, phát triển

năng lực người học.


9


20


23


50


14


30


2.30


3


5

Chuẩn bị đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ thuật dạy học cho

giờ giảng.


15


33


21


45


10


22


2.19


4

6

Thiết kế nội dung dạy học phân

hóa đối tượng.

13

28

22

48

11

24

2.04

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học lý luận chính trị ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - 8

Tỉ lệ GV thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản môn học tương đối tốt đạt 61%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chủ trương, định hướng của ngành giáo dục cũng như yêu cầu đổi mới giáo dục trong dạy học Lý luận chính trị hiện nay.

Tuy nhiên, còn một số nội dung trong công tác chuẩn bị soạn bài được đánh giá chưa tốt, hiệu quả đạt được chưa cao. Trong đó công tác soạn giảng theo hướng đổi mới PPDH, tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và chuẩn bị đồ dùng dạy học, các phương tiện kỹ thuật dạy học cho giờ giảng được đánh giá chưa tốt lần lượt là 31% và 22%. Thực tế, phần lớn giảng viên đều ý thức và quan tâm đến việc đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào dạy học. Tuy nhiên, hiệu quả của việc đổi mới PPDH và ứng

dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế. Nguyên nhân là do nhiều GV chưa chủ động trong công tác trên, chỉ thực hiện khi có tiết dự giờ hoặc thi giảng, hình thức còn sơ sài, nội dung thiếu phong phú.

Bên cạnh đó, việc thiết kế nội dung dạy học phân hóa đối tượng tỷ lệ thấp, mức độ tốt chỉ đạt 28%. Trong vài năm gần đây công tác này đã được giảng viên Lý luận chính trị quan tâm nhưng trên thực tế việc thực hiện còn chưa hiệu quả.

Thực trạng thực hiện giờ dạy trên lớp của GV

Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 3 (Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện giờ dạy trên lớp của GV Lý luận chính trị



TT


Nội dung

Tốt

BT

Chưa tốt


TB

Xếp thứ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thực hiện các quy định về thời

gian, nề nếp

39

85

7

15

0

0

2.80

1

2

Thực hiện quy trình một giờ dạy

32

70

8

17

6

13

2.57

2

3

Quản lý hoạt động học tập của

sinh viên

22

48

15

33

9

20

2.28

3

Phần lớn giảng viên đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian, nề nếp dạy học trên lớp (85%), thực hiện đầy đủ và đúng quy trình của một giờ dạy học, từ khâu ổn định lớp học, vào bài mới đến hoạt động củng cố, giao nhiệm vụ về nhà. Tuy nhiên do trình độ và năng lực sư phạm của giảng viên chưa đồng đều nên bên cạnh những giảng viên thực hiện tốt các khâu trên, vẫn còn một bộ phận thực hiện chưa tốt, chưa đúng quy trình của một giờ dạy như chưa giao nhiệm vụ về nhà, thiếu sự sáng tạo, đổi mới trong tiến trình thực hiện bài giảng của mình.

Việc quản lý hoạt động học tập trên lớp của sinh viên trong giờ học Lý luận chính trị được đánh giá ở mức độ thấp nhất so với các yêu cầu khác. Thực tế cho thấy tình trạng sinh viên thực hiện nề nếp học tập chưa tốt, mức độ tập trung kém, hoàn thành các nhiệm vụ trên lớp còn tồn tại khá phổ biến.

Thực trạng thực hiện đổi mới PPDH, HTTC dạy học Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 4 (Phụ lục 1). Kết quả khảo sát cho thấy:

Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện đổi mới PPDH, HTTC dạy học Lý luận chính trị



TT


Nội dung

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

bao giờ


TB

Xếp thứ

SL

%

SL

%

SL

%

I

PP dạy học









1

Thuyết trình

46

100

0

0

0

0

3.00

1

2

Vấn đáp

43

93

3

7

0

0

2.93

2

3

Giải quyết vấn đề

30

65

16

35

0

0

2.65

4

4

Thảo luận

25

54

21

46

0

0

2.54

3

5

Đóng vai

0

0

25

54

21

46

1.54

8

6

Thực hành

5

11

20

43

21

46

1.65

7

7

Dự án

0

0

4

9

42

91

1.09

10

8

Công não

2

4

29

63

15

32

1.71

6

9

Trò chơi

2

4

36

78

8

18

1.80

5

10

Tình huống

0

0

9

20

37

80

1.20

9

11

Trải nghiệm

0

0

0

0

46

100

1.00

11

II

HTTC dạy học









1

Dạy học cả lớp

46

100

0

0

0

0

3.00

1

2

Dạy học phân hóa theo nhóm

0

0

15

33

31

67

1.33

2

3

Dạy học cá nhân

0

0

9

20

37

80

1.20

3

4

Dạy học trong môi trường giả định

0

0

0

0

46

100

1.00

4

5

Dạy học trong môi trường thực tế

0

0

0

0

46

100

1.00

4

Về PPDH:

Các PPDH truyền thống như thuyết trình (100%), vấn đáp (93%), giải quyết vấn đề (65%), thảo luận (54%) được đa số GV thường xuyên áp dụng do đặc thù bộ môn chủ yếu là các vấn đề lý luận khô khan, trừu tượng, khó hiểu.

Một số phương pháp cũng đã được số ít GV quan tâm, thường xuyên sử dụng như PP thực hành (11%), công não (4%), trò chơi (4%). Những PP này rất phù hợp cho phát triển năng lực SV, nhưng một phần do điều kiện nhà trường còn hạn chế, sức ì ở một số GV còn lớn nên chưa được áp dụng thường xuyên.

Một số PP rất ít khi được sử dụng hoặc chưa bao giờ sử dụng như PP dạy học theo dự án, trải nghiệm. Đây là những PPDH khá hiệu quả nhưng cần sự đầu tư lớn của GV, SV nên rất ít GV sử dụng các PP này.

Nhìn chung, việc sử dụng các PP dạy học tích cực hướng đến phát triển năng lực SV vẫn còn hạn chế. Đa số GV chỉ tập trung vào việc dạy học sao cho SV đạt kết quả cao khi kiểm tra, thi kết thúc học phần, chí một số GV đã quan tâm đến việc đổi mới PPDH, phát triển năng lực người học.

Về HTTC dạy học

Kết quả khảo sát cho thấy: GV đều dạy học trong lớp truyền thống và HTTC dạy học cả lớp. Một số GV đã chú ý dạy học phân hóa theo nhóm đối tượng SV. Hình thức dạy học trong môi trường giả định, môi trường thực tế phần lớn GV không áp dụng.

Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Lý luận chính trị

Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 5 (Phụ lục 1). Kết quả thu được như sau:

Về kết quả ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng

Phần lớn GV đã sử dụng tốt các phần mềm như Word (67%), PowerPoint (60%) trong thiết kế bài giảng. Nhưng với E-Learning presenter, chỉ có 2% sử dụng tốt. Các phần mềm hỗ trợ như Violet, Unikey, Convert pdf to word và ngược lại, các phần mềm hỗ trợ cắt sửa video…cũng đã được một số GV sử dụng nhưng mức độ đạt từ TB trở lên chỉ chiếm 32%. Vẫn còn tới 22% GV sử dụng PowerPoint chưa tốt, 48% GV sử dụng E - Learning presenter chưa tốt và 67% Gv sử dụng các phần mềm hỗ trợ chưa tốt.

Về kết quả ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Có 72% số GV thường xuyên sử dụng máy chiếu Projector ở mức trung bình trở lên, có tới 28% còn lại là yếu; số GV sử dụng phần mềm dạy học chưa tốt chiếm tới 32% và khai thác các trang Web yếu là 26%.

Bảng 2.5. Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Lý luận chính trị


TT

Nội dung

Tốt

BT

Chưa tốt

TB

Xếp

thứ

SL

%

SL

%

SL

%

I

Ứng dụng CNTT trong thiết

kế bài giảng









1

Microsoft word

31

67

12

26

3

7

2.61

1

2

Microsoft Power Point

23

50

13

28

10

22

2.28

2

3

E - Learning presenter

1

2

23

50

22

48

1.54

3


4

Các phần mềm hỗ trợ (Violet, Unikey, Convert pdf to word và ngược lại, các phần mềm hỗ trợ

cắt sửa video…)


2


4


13


28


31


67


1.37


4

II

Ứng dụng CNTT trong thực

hiện bài giảng









1

Dùng máy chiếu

6

13

27

59

13

28

1.85

1

2

Dùng phần mềm dạy học

5

11

26

57

15

32

1.78

2

3

Khai thác các trang web

5

11

29

63

12

26

1.85

1

III

Ứng dụng CNTT trong KTĐG









1

Phần mềm quản lý đào tạo

Unimark

7

15

35

76

4

9

2.07

2

2

Tạo đề thi

25

54

19

41

2

4

2.50

1

3

Tạo bài tập dạng trắc nghiệm

8

17

12

26

26

57

1.61

3

Về kết quả ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng

Phần lớn GV đã sử dụng tốt các phần mềm như Word (67%), PowerPoint (60%) trong thiết kế bài giảng. Nhưng với E-Learning presenter, chỉ có 2% sử dụng tốt. Các phần mềm hỗ trợ như Violet, Unikey, Convert pdf to word và ngược lại, các phần mềm hỗ trợ cắt sửa video…cũng đã được một số GV sử dụng nhưng mức độ đạt từ TB trở lên chỉ chiếm 32%. Vẫn còn tới 22% GV sử dụng PowerPoint chưa tốt, 48% GV sử dụng E – Learning presenter chưa tốt và 67% Gv sử dụng các phần mềm hỗ trợ chưa tốt.

Về kết quả ứng dụng CNTT trong thực hiện bài giảng

Có 72% số GV thường xuyên sử dụng máy chiếu Projector ở mức trung bình trở lên, có tới 28% còn lại là yếu; số GV sử dụng phần mềm dạy học chưa tốt chiếm tới 32% và khai thác các trang Web yếu là 26%.

Về kết quả ứng dụng CNTT trong KTĐG SV

Trường CĐSP Điện Biên sử dụng phần mềm quản lý đào tạo Unimark trong KTĐG kết quả học tập của sinh viên. 100% GV phải sử dụng phần mềm này. Tuy sử dụng thường xuyên nhưng tỷ lệ sử dụng tốt chỉ chiếm 15%, trung bình chiếm 76% và còn 9% sử dụng chưa tốt. Tỷ lệ GV ứng dụng CNTT tốt trong việc tạo đề thi khá cao, nguyên nhân chủ yếu là do đề thi cơ bản mới dừng lại ở hình thức tự luận đơn giản. Tỷ lệ GV ứng dụng CNTT để tạo bài tập dạng trắc nghiệm đạt kết quả chưa tốt chiếm tới 57%.

2.3.1.2. Thực trạng hoạt động học Lý luận chính trị của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

Về động cơ, thái độ học tập

Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 1, 2 (Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Có 17% SV rất thích và thích học các môn Lý luận chính trị, tuy nhiên có tới 39% SV không thích học bộ môn này.

Có 26% Sv cho rằng việc học tập Lý luận chính trị là quan trọng và rất quan trọng đối với chất lượng dạy học của nhà trường. Nhưng cũng có tới 44% SV cho rằng việc học tập bộ môn này không quan trọng.

Như vậy có một bộ phận không nhỏ SV chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của học tập Lý luận chính trị trong nhà trường, do đó có nhận thức chưa đúng đắn và chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn.

Về thực hiện nề nếp học tập trên lớp

Nội dung này được thể hiện trong câu hỏi 3 (Phụ lục 2). Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng thực hiện nề nếp học tập trên lớp của SV



TT


Nội dung

Thường

xuyên

Thỉnh

thoảng

Chưa

bao giờ


TB

Xếp thứ

SL

%

SL

%

SL

%

1

Thực hiện nghiêm túc giờ giấc học

tập

153

70

58

27

7

3

2.67

1


2

Có đầy đủ sách vở, tài liệu và

dụng cụ học tập cần thiết (theo yêu cầu của môn học)


109


50


85


39


24


11


2.39


2

3

Ghi chép bài đầy đủ khi đến lớp.

85

39

96

44

37

17

2.22

3

4

Tích cực tham gia phát biểu xây

dựng bài.

23

11

109

50

86

40

1.71

6

5

Tích cực tham gia học tập nhóm

khi GV yêu cầu.

26

12

122

56

70

32

1.80

5

6

Tích cực thực hiện các nhiệm vụ

học tập khác ở trên lớp.

24

11

137

63

57

26

1.84

4

Kết quả trên cho thấy phần lớn SV đã nghiêm túc thực hiện giờ giấc học tập (70%, xếp thứ 1), tuy nhiên cũng còn một tỷ lệ nhỏ SV chưa bao giờ thực hiện nghiêm túc giờ giấc học tập (3%). Con số này cũng tương ứng với thực tế tỷ lệ SV không đủ điều kiện dự thi kết thúc học phần do không tham gia đủ 80% thời lượng học tập trên lớp ở các môn Lý luận chính trị. Tỷ lệ SV thường xuyên chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu và dụng cụ học tập cần thiết (theo yêu cầu của môn học) xếp thứ 2 với 50% thường xuyên chuẩn bị đầy đủ, 11% chưa bao giờ chuẩn bị đầy đủ sách vở, tài liệu và dụng cụ học tập cần thiết. Tỷ lệ SV thường xuyên ghi chép bài đầy đủ đạt 39%. Số SV thường xuyên tích cực học tập nhóm, tích cực thực hiện các nhiệm vụ khác rất thấp, chỉ đạt lần lượt là 12% và 11%, trong khi đó số SV chưa thường xuyên tích cực học tập trên lớp chiếm tới 32% và 26%. Thấp nhất là tỷ lệ SV tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, có tới 40% số Sv được điều tra chưa bao giờ thực hiện hoạt động này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/06/2023