đầu tư sinh lợi, tăng trưởng quỹ. Tuy nhiên nguyên tắc đầu tư phải đảm bảo, bảo tồn và phát triển vốn, thanh toán được chắc chắn như mọi hạng mục đầu tư khác. Vì phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ các mức trợ cấp khi phát sinh trường hợp bảo hiểm, cho nên việc đầu tư của quỹ BHXH phải được nhà nước xét duyệt một cách chặt chẽ, phải đầu tư vào các hạng mục đầu tư của Nhà nước, có ích đối với xã hội và nền kinh tế quốc dân. Thường Nhà nước khuyến khích đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, cơ sở sử dụng nhiều lao động, mở ra nhiều việc làm mới.
Như vậy, việc mở rộng, phát triển đối tượng tham gia BHXH có ý nghĩa kinh tế vì nó làm tăng trưởng nguồn quỹ, giảm thiểu rủi ro, tăng khả năng chi trả và tạo sự an toàn cho quỹ.
Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, vấn đề mở rộng đối tượng tham gia BHXH càng có tầm quan trọng đặc biệt xuất phát từ việc quỹ BHXH mới được hình thành (năm 1995). Số tồn tích chưa nhiều trong khi đối tượng thụ hưởng BHXH gia tăng nhanh chóng. Việc mở rộng nguồn thu thông qua việc phát triển đối tượng tham gia BHXH vì vậy có tầm quan trọng đặc biệt.
1.2.2. Bảo hiểm xã hội xét dưới góc độ chính trị - xã hội
Tính xã hội của BHXH thể hiện ở việc những người trong tuổi lao động, có khả năng và nhu cầu về việc làm đều có quyền tham gia và hưởng BHXH. Việc người lao động đóng BHXH có tầm quan trọng về tâm lý, nó nhắc nhở ý thức trách nhiệm và bảo vệ nhân phẩm của người lao động, xác lập quyền của người lao động được hưởng trợ cấp BHXH.
Người sử dụng lao động cũng như Nhà nước phải có trách nhiệm BHXH cho người lao động qua việc đóng góp vào quỹ BHXH. Sự đóng góp này chính là nhằm san sẻ bớt gánh nặng cho người lao động, nhân danh tình đoàn kết xã hội.
Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay, đặc biệt trong công cuộc đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chăm sóc ngày càng tốt hơn đời sống của nhân dân nói chung và người lao động làm công ăn lương nói riêng.
Một nội dung quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động là việc thực hiện các chính sách BHXH. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách nhằm từng bước mở rộng cả về đối tượng và quyền lợi của người lao động về BHXH.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - 2
- Vị Trí, Vai Trò Của Bảo Hiểm Xã Hội Trong Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
- Mối Quan Hệ Bảo Hiểm Xã Hội Với Loại Hình Bảo Hiểm Khác Và Các Chính Sách Xã Hội
- Kinh Nghiệm Bảo Hiểm Xã Hội Của Một Số Tỉnh
- Vài Nét Về Tình Hình Kinh Tế - Xã Hội Và Bảo Hiểm Xã Hội Ở Tỉnh Ninh Bình
- Thực Trạng Về Bảo Hiểm Xã Hội Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Bình
Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.
Trước năm 1995, BHXH chủ yếu được thực hiện cho người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước nhưng từ khi có Nghị định 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ, đối tượng BHXH đã mở rộng đến mọi người lao động làm công ăn lương trong các cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh cá thể... trong mọi thành phần kinh tế.
Việc thực hiện BHXH đến mọi người lao động trong các thành phần kinh tế góp phần xoá bỏ tư tưởng bao cấp trước đây. Nhất là tâm lý chỉ muốn làm việc trong khu vực nhà nước, là người của Nhà nước được vào biên chế ... Tạo ra sự bình đẳng, cân bằng hơn về giá cả sức lao động trên thị trường. Tạo ra sự phân bổ hợp lý nguồn lực lao động giữa các khu vực, các ngành, vùng kinh tế trong cả nước để tăng trưởng và phát triển.
Từ đó cho thấy, việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH không chỉ có ý nghĩa trong việc tăng trưởng nguồn thu, cải thiện nguồn tài chính cho BHXH còn là thực hiện một chính sách xã hội lớn của quốc gia trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động.
1.2.3. Bảo hiểm xã hội xét dưới góc độ hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam gia nhập WTO chính là sự gắn kết nền kinh tế nước ta với nền
kinh tế thế giới, từng bước đưa nền kinh tế nước ta trở thành bộ phận của nền
kinh tế thế giới và thị trường nước ta trở thành bộ phận cấu thành của thị trường thế giới.
Việc gia nhập WTO đã mở ra một cơ hội rộng lớn cho sự tác động trực tiếp, toàn diện vào các thị trường hàng hoá, thị trường tiền tệ và thị trường sức lao động... trong nước. Sự tác động này sẽ tạo ra một động lực mới, một không gian mới cho sự cạnh và phát triển.
Dưới góc độ phân tích những tác động trực tiếp của việc gia nhập WTO đến thị trường sức lao động ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp của nó đến hoạt động BHXH. Sở dĩ bắt đầu từ thị trường sức lao động vì BHXH là sự bảo đảm của yếu tố lao động trong quá trình sản xuất. Hoạt động BHXH là hoạt động điều tiết thu nhập lao động nhằm ổn định đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình của họ trước những rủi ro mang tính xã hội. Sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cũng đồng nghĩa với việc nước ta tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, sự phân công lao động này không phải là sự phân công lao động thuần túy theo nghĩa của sự hợp tác kinh tế quốc tế giữa các quốc gia nhằm đảm bảo một cách cân đối và có kế hoạch mà là sự phân công thực hiện trên cơ sở của sự cạnh tranh quốc tế. Quốc gia nào biết phát huy thế mạnh của mình về nguồn tài nguyên, về lao động và công nghệ để tạo ra những hàng hoá có nhu cầu thích ứng với thị trường, với giá cả và chất lượng tối ưu thì quốc gia đó sẽ có lợi thế về phân công lao động quốc tế. Như vậy, chúng ta phải biết chủ động và tạo ra các thế chủ động trong việc sử dụng nguồn lao động trong nước thông qua một chương trình phát triển nguồn nhân lực kể cả trước mắt và lâu dài mà trong đó chiến lược về cơ cấu ngành nghề và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động là trọng tâm.
Sự thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ kéo theo tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế tương ứng và phân bổ lại lao động và
dân cư. Nguồn lao động từ nông nghiệp sẽ nhanh chóng được thu hút vào các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự hình thành các khu công nghiệp và các điểm dân cư sẽ làm giảm dần lưu lượng dân cư lưu trú ở nông thôn và tăng thêm dân cư thành thị. Thực tế cho thấy, ngay trong năm 2007, dòng vốn đầu tư từ nước ngoài chảy vào Việt Nam đã lên tới trên 20,3 tỷ USD, tăng cao so với các năm trước đây.
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và sự chủ động đầu tư trong nước là cơ sở để cải thiện bền vững tình trạng “cung cầu” hiện rất đang căng thẳng trên thị trường sức lao động ở nước ta. Nhiều chỗ làm việc mới được tạo ra, nguồn lao động được đào tạo và nâng cao kịp thời theo yêu cầu sử dụng về kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Đồng thời với tính cạnh tranh “nghiệt ngã” trên thị trường hàng hóa thì tác động của nó cũng làm cho thị trường sức lao động nước ta hoàn thiện hơn và “tính thuần tuý” của thị trường sẽ được thực hiện đầy đủ hơn. Trong nhiều năm qua, dưới góc độ nhìn nhận của các chuyên gia nước ngoài thì thị trường sức lao động ở nước ta chưa phát triển cao hay có thể hiểu là thị trường lao động từng phần. Điều đó thể hiện ở quy mô thị trường lao động còn hạn hẹp, mới có 20% lực lượng lao động tham gia vào thị trường lao động. Khi các doanh nghiệp với các loại hình tổ chức quản lý khác nhau cùng tham gia vào thị trường lao động sẽ kéo theo sự cạnh tranh lẫn nhau trong việc sử dụng lao động. Tính linh hoạt trên thị trường sức lao động sẽ tăng cao. Người lao động sẽ chủ động hơn trong việc lựa chọn chỗ làm việc và cũng phải thích ứng về chuyên môn với yêu cầu của công việc. Vị thế của các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế tư nhân được bình đẳng hơn và do vậy tạo nên tâm lý yên tâm cho mọi người lao động khi họ làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau. Khi đó tiền lương sẽ mềm dẻo hơn trên thị trường lao động, tiền lương sẽ thể hiện giá cả của sức lao động, là sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao
động và nó thực sự là công cụ để điều tiết trên thị trường lao động. Sự cạnh tranh trên thị trường lao động ở nước ta có tín hiệu đáng mừng cho người lao động vì theo xu thế chung tiền lương sẽ được tăng lên do phải thống nhất tiền lương tối thiểu giữa các doanh nghiệp.
Theo xu hướng đó, người lao động sẽ có nhiều cơ hội hơn đề lựa chọn chỗ làm việc phù hợp với mức lương cao hơn. Tương tự như vậy, nhiều doanh nghiệp phải có chính sách tiền lương hấp dẫn để giữ người lao động làm việc lâu dài cho doanh nghiệp của mình. Kinh nghiệm ở nhiều nước công nghiệp phát triển cho thấy, nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu nổi tiếng thì bên cạnh chế độ tiền lương họ còn có các chính sách xã hội khác của doanh nghiệp. Theo chính sách này những người làm việc lâu năm sẽ được khuyến khích thêm về tiền lương, về trợ cấp khi về hưu ngoài chính sách hưu trí của Nhà nước, về con cái của họ sẽ được doanh nghiệp cử đi đào tạo và tiếp nhận vào làm việc. Có nhiều doanh nghiệp còn có chính sách tiền lương ưu đãi đối với người có tài năng...
Tuy nhiên, cũng phải đề cập đến những mặt trái của thị trường sức lao động trong quá trình hội nhập. Do quá trình cạnh tranh, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị thu hẹp sản xuất, thậm chí có doanh nghiệp bị phá sản , một bộ phận lao động sẽ bị thất nghiệp. Điều đáng nói là đối với những người lao động ở độ tuổi trên, dưới 50, nhất là đối với lao động nữ sẽ rất khó có cơ hội để tìm kiếm chỗ làm việc mới, trong khi đó việc đào tạo lại một nghề nghiệp mới cũng không phải thực hiện dễ dàng trong thời gian ngắn.
Như vậy, có thể khái quát những tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường lao động như sau: Chuyển đổi cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn lao động theo hướng hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ, giảm lao động nông nghiệp: Thúc đẩy sự phát triển thị trường sức lao động trong phạm vi cả nước: Tăng tính linh hoạt
trên thị trường sức lao động, xu hướng lao động ở khu vực các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh và thường xuyên chuyển dịch: Xóa bỏ dần sự bất bình đẳng về tiền lương và thu nhập giữa các khu vực kinh tế, giữa các doanh nghiệp khác nhau và giữa các vùng khác nhau trong cả nước: Tạo thêm nhiều việc làm mới, gắn kết giữa đào tạo nghề với sử dụng lao động, tăng thu nhập của một bộ phận lao động.
Đồng thời, những tác động tiêu cực của quá trình này cũng xuất hiện. Hội nhập khiến cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt sẽ dẫn đến nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản, một bộ phận lao động bị thất nghiệp, sức ép về việc làm ngày càng lớn; cường độ lao động gia tăng; tranh chấp lao động ngày càng phức tạp; gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; điều kiện sống của một bộ phận lao động sẽ khó khăn hơn, nhất là vấn đề nhà ở. Hậu quả của vấn đề lao động nghỉ việc, mất việc làm từ các lĩnh vực, các ngành có sức cạnh tranh kém, các doanh nghiệp, các lĩnh vực được Nhà nước bảo hộ trước đây và người lao động không đáp ứng nhu cầu công nghệ mới sẽ diễn ra khá mạnh trong thời kỳ đầu hội nhập là bài toán đặt ra đối với sự trợ giúp của cộng đồng xã hội. Thị trường sức lao động và quan hệ lao động phát triển, số người tham gia vào thị trường lao động tăng lên, tiền lương và thu nhập bình quân chung của người lao động được nâng cao chính là điều kiện để mở rộng và tăng cường hệ thống BHXH .
Như vậy, hoạt động của BHXH sẽ chịu sự tác động gián tiếp của quá trình gia nhập WTO nhưng nó phải thích ứng chung với các quy chuẩn về chế độ BHXH của các nước trong điều kiện cho phép của kinh tế xã hội ở nước ta. ở đây cần phân biệt rõ hơn về BHXH với bảo hiểm cá nhân, loại hình bảo hiểm thương mại thuộc lĩnh vực ngành dịch vụ và cũng là một trong những nội dung được thương lượng căng thẳng nhất trên bàn đàm phán gia nhập
WTO. ở nhiều nước phát triển thì hoạt động bảo hiểm cá nhân thuộc lĩnh vực
kinh doanh khá hấp dẫn và luôn là sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp.
Người ta cũng đã nhìn thấy tác động cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm khi gia nhập WTO sẽ một mặt nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí dịch vụ, năng lực thị trường được mở rộng, công nghệ quản lý mới được chuyển giao… Nhưng mặt khác, sẽ tạo ra khả năng gây bất ổn về thị trường tài chính, mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước... Như vậy, hoạt động bảo hiểm thương mại sẽ chịu tác động trực tiếp của sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước, nhất là phải đương đầu với các doanh nghiệp nước ngoài mạnh về vốn và công nghệ quản lý. Trái lại, BHXH là một bộ phận của chính sách xã hội, nó sẽ chịu tác động gián tiếp thông qua mối quan hệ tương tác về kinh tế xã hội của một quốc gia cũng như vai trò tích cực trong việc điều tiết xã hội của Nhà nước đó.
Nói chung, ở mọi quốc gia sự ổn định xã hội cũng luôn được đặt ra tương ứng với mục tiêu phát triển kinh tế, chỉ có sự khác biệt về phương pháp thực hiện mà thôi. ở nước ta, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa luôn là kim chỉ nam cho các chính sách ổn định xã hội. Ngược lại, sự ổn định xã hội sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Lịch sử phát triển của BHXH cho thấy quá trình công nghiệp hoá vào thế kỷ 18 đã làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển mạng lưới BHXH ở một số nước trên thế giới. Theo đó, BHXH được hiểu là sự bảo đảm của xã hội cho yếu tố lao động của quá trình sản xuất, là sự bảo đảm cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá mà trong đó đời sống của người lao động và gia đình họ sẽ không bị xâm hại khi họ gặp phải các rủi ro như: mất việc làm, ốm đau, tai nạn hoặc già yếu.
Việc gia nhập WTO là điều kiện kinh tế cần thiết thúc đẩy nhanh chóng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta và cũng đòi hỏi sự mở rộng mạng lưới BHXH đến mọi người lao động. Qua kinh nghiệm hơn 20 năm của
công cuộc đổi mới ở nước ta cho thấy, sự phát triển kinh tế bền vững phải dựa trên nền tảng của sự công bằng và bình đẳng xã hội. Nhà nước sẽ giữ vai trò điều tiết thu nhập hợp lý giữa các nhóm lao động và dân cư có thu nhập khác nhau bằng các công cụ quản lý khác nhau.
Đến nay, Nhà nước đã thực sự trở thành trung tâm của các hoạt động điều tiết xã hội, điều tiết, phân phối lại giữa những người lao động có mức thu nhập cao, thấp khác nhau, điều tiết giữa các nhóm dân cư có điều kiện sống, điều kiện sức khoẻ giữa các vùng miền khác nhau nhằm giữ gìn mức sống cho một bộ phận dân cư “yếu thế” hơn trong xã hội (những người bị hạn chế về sức khoẻ, hạn chế về năng lực nghề nghiệp, gia đình đông con . . .) góp phần tạo ra sự ổn định và bình đẳng trong xã hội. Do vậy, cùng với các công cụ điều tiết khác như: chính sách thuế, chính sách an sinh xã hội, thì BHXH đang trở thành một công cụ đắc lực của Nhà nước ta trong việc điều tiết cân bằng xã hội vì nó liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực cấp thiết của đời sống xã hội và được nhiều tầng lớp dân cư hưởng ứng. Như vậy, nói đến định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta chính là khẳng định vị trí và vai trò của hoạt động BHXH trong hệ thống chính sách xã hội và sự thích ứng kịp thời của nó với các chính sách kinh tế hiện hành.
Trên cơ sở đó, luật BHXH ban hành ngày 12/7/2006 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2007, riêng đối với BHXH tự nguyện từ 1/1/2008 và bảo hiểm thất nghiệp sẽ triển khai từ 1/1/2009 sẽ là hành lang pháp lý cho triển khai mạnh mẽ chính sách BHXH ở nước ta.
Trong nhiều năm qua, kể từ khi thực hiện cải cách BHXH từ năm 1995, chính sách BHXH của nước ta cũng không ngừng đổi mới cho phù hợp với nhu cầu tham gia BHXH của người lao động, phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nói chung, và điều đáng lưu ý là các chính sách BHXH mới đã có nhiều điểm tương đồng trong sự hội nhập với hệ thống BHXH của các