Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 2

giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như đảm bảo lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan kiểm hóa…”

Theo định nghĩa giao nhận vận tải do Ủy ban kinh tế, xã hội châu Á Thái Bình Dương ESCAP đưa ra như sau: “Người giao nhận vận tải là đại lý ủy thác thay mặt nhà xuất nhập khẩu thực hiện những nhiệm vụ từ đơn giản như lưu cước, làm thủ tục thuế quan cho đến làm trọn gói các dịch vụ của toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng”.

Theo luật thương mại Việt Nam được Quốc Hội khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 thì: “Người giao nhận là người làm dịch vụ giao nhận, là các thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, các công ty giao nhận hoặc bất kỳ thương nhân nào khác”.

2. Các yếu tố cấu thành dịch vụ giao nhận

2.1. Các yếu tố cấu thành dịch vụ giao nhận

Dịch vụ giao nhận được cấu thành bởi ba yếu tố: hàng hóa, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

+ Yếu tố hàng hóa: là những hàng hóa có nhu cầu cần chuyên chở.

+ Yếu tố cơ sở vật chất: đội tàu biển quốc tế, đội tàu thủy nội địa, các hãng hàng không trong nước và quốc tế, hệ thống cảng biển, hệ thống sân bay, hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống kho bãi…

+ Yếu tố nhân lực: các nhà cung cấp hàng hóa, người gửi hàng, công nhân dịch vụ, tài xế, nhân viên làm thủ tục hải quan, nhân viên xử lý chứng từ văn phòng…

Các bộ phận cấu thành này có quan hệ hữu cơ với nhau để tạo thành một hệ thống khép kín nhằm hoàn chỉnh chu trình giao nhận vận tải. Hoạt động giao nhận diễn ra tại nhiều nơi, có thể qua nhiều nước do đó chịu tác động của luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước của những nước mà hàng hóa đi qua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.2. Phân loại dịch vụ giao nhận

Dựa vào các tiêu chí, tiêu thức khác nhau mà có thể phân chia ngành giao nhận thành nhiều loại:

Người giao nhận và vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế - 2

* Căn cứ vào phạm vi hoạt động

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận tổ chức chuyên chở hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận mà phạm vi chuyên chở hàng hóa chỉ giới hạn trong một quốc gia.

* Căn cứ vào phương thức vận tải

- Giao nhận bằng đường biển

- Giao nhận bằng đường sông

- Giao nhận bằng đường hàng không

- Giao nhận bằng đường bộ

- Giao nhận bằng đường sắt

- Giao nhận hàng hóa kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau

* Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh giao nhận

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi, nhận hàng đến.

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận không chỉ bao gồm việc gửi hàng đi, nhận hàng đến mà còn cả các hoạt động khác như xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận tải, hoạt động kho hàng…

* Căn cứ vào tính chất của giao nhận

- Giao nhận riêng: là hoạt động giao nhận do người xuất nhập khẩu tự tổ chức thực hiện chứ không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận do các tổ chức, công ty chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận tiến hành.

Còn theo Nghị định của Chính phủ số 140/2007/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2007, dịch vụ giao nhận (đã được đổi tên thành dịch vụ logistics theo luật thương mại năm 2005) được phân loại như sau:

* Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:

a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container;

* Các dịch vụ 1ô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:

a) Dịch vụ vận tải hàng hải;

b) Dịch vụ vận tải thuỷ nội địa;

c) Dịch vụ vận tải hàng không;

d) Dịch vụ vận tải đường sắt; đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;

e) Dịch vụ vận tải đường ống;

* Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:

a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;

b) Dịch vụ bưu chính;

c) Dịch vụ thương mại bán buôn;

d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác;

3. Các dịch vụ của người giao nhận

Công việc của người giao nhận trước đây đơn giản hơn rất nhiều so với ngày nay, họ thường chỉ hoạt động như những đại lý (Agent), thực hiện các công việc, nhiệm vụ do nhà sản xuất, nhà xuất nhập khẩu ủy thác như: xếp dỡ, lưu kho, làm các thủ tục giấy tờ, thủ tục hải quan, vận tải nội địa… Tuy nhiên ngày nay phạm vi hoạt động, vai trò của các nhà giao nhận ngày càng được nâng lên cùng với sự phát triển của hoạt động thương mại và vận tải quốc tế.

Ngày nay ngoài các công việc truyền thống như lưu tàu (booking space), khai báo hải quan (customs clearance), các nhà giao nhận còn đưa ra các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ trọn gói toàn bộ quá trình vận chuyển và phân phối hàng. Thông thường người giao nhận thay mặt người gửi hàng hoặc người nhận hàng đứng ra lo liệu quá trình vận chuyển qua các công đoạn khác nhau cho đến khi giao hàng đến tận tay người nhận cuối cùng. Người giao nhận có thể tự mình thực hiện các công việc này hoặc thông qua các đại lý hay thuê dịch vụ của các bên thứ ba khác.

Vì hoạt động giao nhận là việc tổ chức quá trình chuyên chở hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng nên nghiệp vụ này bao gồm nhiều công việc khác nhau, cụ thể là:

+ Chuẩn bị hàng hóa để chuyên chở

+ Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng…

+ Tổ chức xếp dỡ hàng hóa

+ Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa

+ Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước

+ Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng

+ Làm thủ tục Hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch

+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa

+ Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng

+ Thanh toán, thu đổi ngoại tệ

+ Nhận hàng từ chủ hàng, giao cho người chuyên chở và giao cho người giao nhận

+ Thu xếp chuyển tải hàng hóa

+ Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận

+ Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp

+ Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa

+ Lưu kho, bảo quản hàng hóa

+ Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa

+ Thanh toán cước phí, chi phí xếp dỡ, chi phí lưu kho, lưu bãi…

+ Thông báo tình hình đi và đến của các phương tiện vận tải

+ Thông báo tổn thất với người chuyên chở

+ Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường

Hiện nay, người giao nhận cũng cung cấp thêm các dịch vụ đặc biệt khác theo yêu cầu của chủ hàng như: vận chuyển máy móc thiết bị đến các công trình xây dựng lớn, vận chuyển quần áo may sẵn trong các Container đến thẳng cửa hàng, vận chuyển hàng mang đi triển lãm ở nước ngoài… Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận còn cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức, đóng vai trò là các MTO và phát hành cả chứng từ vận tải.

4. Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và dịch vụ Logistics

Định nghĩa về logistics: Cho đến nay đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ Logistics, theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Management - CLM), khái niệm này được hiểu như sau: “Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hóa, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng”.

Logistics luôn là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận hàng hóa như: làm các thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho lưu bãi, phân phát hàng hóa (nguyên liệu hoặc thành phẩm) đến các địa chỉ khác nhau, chuẩn bị cho hàng hóa luôn sẵn sàng trong trạng thái có yêu cầu của khách hàng là đi ngay được (inventory level). Do đó, khi nói tới Logistics bao giờ người ta cũng nói tới một chuỗi hệ thống dịch vụ (logistics system chain).

Chuỗi logistics được chia làm hai tuyến nhỏ:

- Tuyến quản lý vật liệu (Materials Management) bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến các giai đoạn của quá trình sản xuất trong một chuỗi cung ứng.

- Tuyến phân phối sản phẩm vật chất (Physical Distribution) bao gồm hàng loạt các hoạt động liên quan đến dòng vận động của hàng hóa từ điểm sản xuất đến điểm bán hàng và tiêu dùng.

Các hoạt động cơ bản trong chuỗi hoạt động logistics bao gồm: Mua sắm vật tư, lưu kho và dự trữ, vận tải và giao nhận, kho bãi và phân phối, hệ thống thông tin và dịch vụ khách hàng. Trong tất cả các yếu tố cấu thành chuỗi logistics thì vận tải giao nhận là một trong những khâu quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng dịch vụ và chi phí logistics. Vận tải giao nhận tốt sẽ góp phần đảm bảo cung ứng hàng hóa một cách nhanh chóng, kịp thời, ổn định, rút ngắn thời gian giao hàng cho khách, nâng cao trình độ dịch vụ. Không những thế, vận tải giao nhận tốt còn cho phép doanh nghiệp giảm đến mức thấp nhất chi phí, thiệt hại do lưu kho, tồn đọng sản phẩm và nhờ đó giảm chi phí logistics nói chung. Thông thường, chi phí vận tải giao nhận có thể chiếm tới hơn 1/3 tổng chi phí logistics.

Theo luật thương mại mới được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI tại kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, dịch vụ giao nhận được đổi tên thành dịch vụ Logistics và được định nghĩa là: “Hoạt động

thương mại, theo đó, thương nhân, tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô - gi - stíc”. Có thể thấy theo định nghĩa này chỉ cần thực hiện một trong số các công việc kể trên các công ty cũng được hiểu là làm dịch vụ Logistics. Cách hiểu này là không chính xác về dịch vụ logistics, đã vô hình chung coi logistics là một tên gọi khác của hoạt động giao nhận vận tải. Các doanh nghiệp trong ngành giao nhận vận tải và logistics của Việt Nam hầu như mới chỉ dừng lại ở một trong rất nhiều chuỗi dịch vụ Logistics mà phổ biến nhất là hình thức giao nhận, cho thuê kho bãi, vận chuyển nội địa.‌

II. Vai trò của người giao nhận trong hoạt động vận tải và thương mại quốc tế

1. Vai trò của người giao nhận

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế của Việt nam, cùng với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của đất nước, vai trò của người giao nhận cũng ngày càng lớn mạnh theo. Điều này thể hiện qua một số mặt sau:

1.1. Giúp tiết kiệm thời gian, chi phí cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trong quá trình tái sản xuất xã hội, khâu lưu thông hàng hóa cũng như luân chuyển tư liệu sản xuất chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Nhờ sự chuyên môn hóa cao mà các doanh nghiệp sản xuất chỉ cần tiếp xúc với một đầu mối là người giao nhận vẫn có thể đảm bảo được nguồn đầu vào, nơi lưu kho hàng hóa, giao nhận hàng hóa cho đối tác…Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, mà còn giúp họ tập trung vào sản xuất, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được phát triển. Trong giá bán của sản phẩm thì chi phí lưu thông, vận chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn, việc chuyên môn

hóa khâu lưu thông hay nói cách khác sự phát triển của ngành giao nhận giúp giảm giá bán, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, tăng khối lượng hàng trong thương mại, tạo nên quá trình vận chuyển hàng mang tính chuyên môn hóa cao. Như vậy, việc giảm giá bán được một phần là nhờ giảm chi phí lưu thông qua hoạt động giao nhận. Người giao nhận chuyên cung cấp dịch vụ vận tải, do họ đã có sẵn phương tiện vận tải chuyên nghiệp, kinh doanh trên những tuyến đường cố định, nên khách hàng sử dụng dịch vụ này không phải đầu tư phương tiện vận tải đồng thời được hưởng mức cước thấp.

Bên cạnh việc giá bán hàng hóa giảm nhờ giảm chi phí lưu thông, người giao nhận với trình độ nghiệp vụ cũng như cơ sở hạ tầng của mình còn giúp cho hàng hóa được luân chuyển nhanh, an toàn, đảm bảo chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nhờ đó làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Việc phát triển dịch vụ giao nhận giúp các doanh nghiệp không còn phải tự lo các loại giấy tờ, thủ tục, thay vào đó các công việc này được giao cho các nhà giao nhận chuyên nghiệp với những kỹ năng được đào tạo bài bản, cùng hệ thống các mối quan hệ rộng rãi, giúp cho việc thực hiện được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

1.2. Góp phần mở rộng thị trường

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép kết hợp các quá trình sản xuất, lưu kho hàng hoá, tiêu thụ với hoạt động vận tải một cách hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn đồng thời phức tạp hơn. Nó cũng cho phép người vận tải nâng cao chất lượng dịch vụ đối với người gửi hàng. Phát triển các dịch vụ truyền thống ở mức độ càng cao, người vận tải càng có khả năng mở rộng thị trường. Trước đây, hàng hoá thường đi từ nước người bán đến nước người mua thường dưới hình thức hàng lẻ, phải qua tay nhiều người vận tải và nhiều phương thức vận tải khác nhau. Do vậy xác suất xảy ra rủi ro, mất mát đối với hàng hoá thường rất lớn, người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng vận tải riêng biệt với từng người vận tải thực sự, trách nhiệm của mỗi

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/05/2022